Định lý Stolz–Cesàro

Trong toán học, định lý Stolz–Cesàro là một tiêu chuẩn để chứng minh tính hội tụ của một dãy số. Định lý này được đặt tên theo nhà toán học Otto Stolz và Ernesto Cesàro, người đầu tiên phát biểu và chứng minh định lý này.

Định lý Stolz–Cesàro có thể được coi là mở rộng của trung bình Cesàro, hoặc là phiên bản dãy số của quy tắc l'Hôpital.

Phát biểu

Cho (an)(bn) là hai dãy số thực. Định lý được phát biểu trong hai trường hợp

Trường hợp ∙/∞

Giả sử (bn) là dãy đơn điệu nghiêm ngặt và phân kỳ (tức nó tăng nghiêm ngặt và tiến đến +∞, hoặc giảm nghiêm ngặt và tiến đến −∞). Nếu giới hạn sau tồn tại:

thì:

Trường hợp 0/0

Giả sử (an)(bn) đều tiến tới 0, đồng thời (bn) là dãy đơn điệu nghiêm ngặt. Nếu

thì

[1]

Lịch sử

Trường hợp ∞/∞ được phát biểu và chứng minh ở trang 173—175 trong quyển sách năm 1885 của Stolz và ở trang 54 trong bài viết năm 1888 của Cesàro.

Định lý cũng xuất hiện trong quyển sách giải tích của Pólya và Szegő (1925), và là bài toán 70 trong sách.

Dạng tổng quát

Định lý Stolz–Cesàro trong trường hợp tổng quát được phát biểu sử dụng khái niệm giới hạn trên và giới hạn dưới của dãy số.[2]

Nếu (an)(bn) là các dãy số thực sao cho (bn) đơn điệu nghiêm ngặt và không bị chặn thì:

Để ý rằng nếu

thì giới hạn trên và dưới của cũng bằng nhau, tức giới hạn

cũng tồn tại và bằng L.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ https://www.springer.com/gp/book/9788132221470 see pages 59-60
  2. ^ “l'Hôpital's rule and Stolz-Cesàro theorem at imomath.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020.

Bài viết này có sử dụng tài liệu từ định lý Stolz-Cesaro tại PlanetMath, với giấy phép sử dụng Creative Commons Attribution/Share-Alike License.