90482 Orcus
Orcus và vệ tinh Vanth của nó được Kính viễn vọng không gian Hubble chụp vào năm 2006 | |
Khám phá [1][2] | |
---|---|
Khám phá bởi | Michael Brown Chad Trujillo David Rabinowitz |
Ngày phát hiện | 17 tháng 2 năm 2004 |
Tên định danh | |
(90482) Orcus | |
Phiên âm | /ˈɔːrkəs/[7] |
Đặt tên theo | Orcus (thần thoại La Mã)[3] |
Tên định danh thay thế | 2004 DW |
TNO [1] · plutino [4][5] hành tinh lùn [6] | |
Tính từ | Orcean /ˈɔːrsiən/[8] |
Đặc trưng quỹ đạo [1] | |
Kỷ nguyên 31 tháng 5 năm 2020 (JD 2.459.000,5) | |
Tham số bất định 2 | |
Cung quan sát | 68,16 năm (24.894 ngày) |
Ngày precovery sớm nhất | 8 tháng 11 năm 1951 |
Điểm viễn nhật | 48,067 AU (7,1907 Tm) |
Điểm cận nhật | 30,281 AU (4,5300 Tm) |
39,174 AU (5,8603 Tm) | |
Độ lệch tâm | 0,227 01 |
245,19 năm (89.557 ngày) | |
181,735° | |
Chuyển động trung bình | 0° 0m 14.472s / ngày |
Độ nghiêng quỹ đạo | 20,592° |
268,799° | |
≈ 9 tháng 1 năm 2143 [9] ±4 ngày | |
72,310° | |
Vệ tinh đã biết | Vanth |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 910+50 −40 km [10] 917±25 km [11] |
Khối lượng | (6,348±0,019)×1020 kg (hệ) [6] |
Mật độ trung bình | 1,53+0,15 −0,13 g/cm3 [11] |
≈ 204.74 m/s2 | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | ≈ 13.66 km/s |
Suất phản chiếu hình học | 0,231+0,018 −0,011 [11] |
Nhiệt độ | < 44 K[12] |
Kiểu phổ | (trung tính)[12] B–V= 0,68 [13] V–R= 0,37[13] |
19,1 (xung đối)[14] | |
2,31±0,03 (tích phân),[11] 2,41±0,05 [15] | |
Orcus /ˈɔːrkəs/ (định danh hành tinh vi hình: 90482 Orcus, có mã hiệu 2004 DW) là một hành tinh lùn bên ngoài Sao Hải Vương với một vệ tinh lớn Vanth.[6] Nó có đường kính 910 km. Bề mặt của Orcus tương đối sáng với suất phản chiếu đạt 23%, có màu trung tính và nhiều nước. Nó được Michael Brown thuộc nhóm Caltech, Chad Trujillo của Đài thiên văn Gemini và David Rabinowitz ở trường Đại học Yale cùng phát hiện ra. Bức ảnh dùng để phát hiện ra Orcus được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2004.[16]
Lịch sử
Khám phá
Orcus được phát hiện vào ngày 17 tháng 2 năm 2004, bởi nhà thiên văn học người Mỹ Michael Brown thuộc Caltech, Chad Trujillo của Đài thiên văn Gemini và David Rabinowitz thuộc trường Đại học Yale. Lật lại các bức ảnh chụp trước đây do Đài thiên văn Palomar chụp vào đầu ngày 8 tháng 11 năm 1951, sau đó thu được từ Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số, các nhà thiên văn học cũng đã tìm ra dấu vết của Orcus.[2]
Tên
Theo hướng dẫn của Liên hiệp thiên văn thế giới về cách đặt tên, những thiên thể tương tự về kích thước và quỹ đạo với sao Diêm Vương (Pluto) được đặt theo tên những vị thần của thế giới bên kia. Vì thế, những người phát hiện đề xuất đặt tên cho thiên thể mới này theo tên của Orcus, thần chết trong Thần thoại La Mã. Cái tên này được chính thức công nhận vào ngày 22 tháng 11 năm 2004.[16]
Quỹ đạo
Orcus là một plutino (các thiên thể tương tự với Sao Diêm Vương) lớn.[2] Orcus có cộng hưởng quỹ đạo 2:3 với Sao Hải Vương, có chu kỳ quỹ đạo là 245 năm với quỹ đạo tương tự Sao Diêm Vương,[1][4], nhưng định hướng khác nhau. Mặc dù có những thời điểm, quỹ đạo của Orcus tiệm cận với quỹ đạo của Sao Hải Vương, nhưng khoảng cách của Orcus với Sao Hải Vương vẫn là rất lớn. Trong ít ra là 14.000 năm nữa, Orcus sẽ vẫn ở khoảng cách lớn hơn 18 AU (khoảng 2,7 tỉ km) so với Sao Hải Vương.
Đặc điểm vật lý
Màu sắc và quang phổ
Những quan sát bằng tia hồng ngoại được thực hiện bởi đài quan sát Nam Âu cho thấy bề mặt của Orcus gồm có băng nước và các hợp chất carbon. Cùng với những quan sát quang phổ từ đài thiên văn Gemini, có thể bề mặt của Orcus được bao phủ bởi từ 15% đến 30 % là băng nước, nhưng không quá 50%. So sánh với các thiên thể khác trong hệ Mặt trời, Orcus có ít băng hơn Charon, và tương đương với Triton. Băng methan có ít hơn 30%. Trong tương lai, người ta có thể phát hiện ra các thành phần khác trên bề mặt của Orcus.
Các thiên thể trong vành đai Kuiper có màu sắc rất khác biệt. Orcus có màu nhạt hơn so với màu đỏ của Ixion.
Kích thước và độ rọi
Lỗi: phải đưa tên hình vào dòng đầu tiên |
Độ rọi tuyệt đối của Orcus là 2,3, nhỏ hơn một chút so với một thiên thể thuộc vành đai Kuiper khác là 50000 Quaoar. Những quan sát của kính viễn vọng không gian Spitzer bằng tia hồng ngoại cho thấy Orcus có đường kính từ 874 km đến 1.020,4 km. Độ phản xạ của Orcus khá cao, cỡ 0,2.
Vệ tinh
Phát hiện về vệ tinh của Orcus được đưa ra ngày 22 tháng 2 năm 2007. Quỹ đạo của vệ tinh này chưa được xác định.
Vệ tinh được phát hiện cách Orcus 0,25 arcsec (góc giữa 2 thiên thể nhìn từ người quan sát tại Trái Đất). Sự chênh lệnh độ rọi là vào khoảng 2,7. Nếu như vệ tinh này có cùng độ phản xạ như Orcus thì đường kính của nó ở vào cỡ 220 km, tương đối lớn nếu so với chính Orcus. Brown tin rằng, với cấu trúc nhiều băng như của Orcus thì rất khó để vệ tinh là một mảnh vỡ của Orcus. Rất có thể vệ tinh này ban đầu cũng là một thiên thể trong vành đai Kuiper đã bị lực hấp dẫn của Orcus "tóm" làm vệ tinh.
Tham khảo
- ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: 90482 Orcus (2004 DW)” (2020-01-04 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c “90482 Orcus (2004 DW)”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
- ^ Schmadel, Lutz D. (2006). “(90482) Orcus [39.5, 0.22, 20.5]”. Dictionary of Minor Planet Names – (90482) Orcus, Addendum to Fifth Edition: 2003–2005. Springer Berlin Heidelberg. tr. 236. doi:10.1007/978-3-540-34361-5_2818. ISBN 978-3-540-34361-5.
- ^ a b Buie, Marc W. (22 tháng 12 năm 2007). “Orbit Fit and Astrometric record for 90482”. SwRI (Space Science Department). Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2008.
- ^ “MPEC 2009-E53 :Distant Minor Planets (2009 MAR. 30.0 TT)”. Minor Planet Center. 11 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b c Grundy, Will M.; Noll, Keith S.; Roe, Henry G.; Buie, Marc W.; Porter, Simon B.; Parker, Alex H.; Nesvorný, David; Levison, Harold F.; Benecchi, Susan D.; Stephens, Denise C.; Trujillo, Chad A. (2019). “Mutual Orbit Orientations of Transneptunian Binaries” (PDF). Icarus. 334: 62–78. Bibcode:2019Icar..334...62G. doi:10.1016/j.icarus.2019.03.035. ISSN 0019-1035. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Orcus”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
- ^ Angley (1847) De Clifford, the philosopher
- ^ JPL Horizons Observer Location: @sun (perihelion occurs when deldot changes from negative to positive)
- ^ Brown, Michael E.; Butler, Bryan J. (22 tháng 1 năm 2018). “Medium-sized satellites of large Kuiper belt objects”. The Astronomical Journal. 156 (4): 164. arXiv:1801.07221. doi:10.3847/1538-3881/aad9f2.
- ^ a b c d Fornasier, S.; Lellouch, E.; Müller, P., T.; và đồng nghiệp (2013). “TNOs are Cool: A survey of the trans-Neptunian region. VIII. Combined Herschel PACS and SPIRE observations of 9 bright targets at 70–500 µm”. Astronomy & Astrophysics. 555: A92. arXiv:1305.0449v2. Bibcode:2013A&A...555A..15F. doi:10.1051/0004-6361/201321329.
- ^ a b Barucci, M. A.; Merlin; Guilbert; Bergh; Doressoundiram; và đồng nghiệp (2008). “Surface composition and temperature of the TNO Orcus”. Astronomy and Astrophysics. 479 (1): L13–L16. Bibcode:2008A&A...479L..13B. doi:10.1051/0004-6361:20079079.
- ^ a b de Bergh, C.; A. Delsanti; G. P. Tozzi; E. Dotto; A. Doressoundiram; M. A. Barucci (2005). “The Surface of the Transneptunian Object 9048 Orcus”. Astronomy & Astrophysics. 437 (3): 1115–1120. Bibcode:2005A&A...437.1115D. doi:10.1051/0004-6361:20042533.
- ^ “HORIZONS Web-Interface”. JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
- ^ Brown, M.E.; Ragozzine, D.; Stansberry, J.; Fraser, W.C. (2010). “The size, density, and formation of the Orcus-Vanth system in the Kuiper belt”. The Astronomical Journal. 139 (6): 2700–2705. arXiv:0910.4784. Bibcode:2010AJ....139.2700B. doi:10.1088/0004-6256/139/6/2700.
- ^ a b “MPC/MPO/MPS Archive”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Distant Planetoid”. solarsystem.nasa.gov. NASA. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
Liên kết ngoài
- MPEC 2004-D09 announcing the discovery but attributing it to Raymond J. Bambery, Steven H. Pravdo, Michael D. Hicks, Kenneth J. Lawrence, Daniel MacDonald, Eleanor Helin and Robert Thicksten / NEAT
- MPEC 2004-D13 correcting MPEC 2004-D09
- Chad Trujillo's page on 2004 DW
- Orcus of the Outer Solar System, Astronomy Picture of the Day, 25 March 2009
- New world found far beyond Pluto, David Whitehouse, BBC News, 3 March 2004
- A New Kuiper Belt Giant, Stuart Goldman, Sky & Telescope, 24 February 2004