Bơi lội tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Các cuộc thi bơi lội tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro dự kiến ​​sẽ diễn ra từ ngày 6 tới 13 tháng 8 tại sân vận động Thể thao dưới nước Olympic. Cuộc thi bơi lội đường dài trên biển sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng 8 tại Forte de Copacabana.[1] Địa điểm tranh tài trên biển là chủ đề quan tâm cho các vận động viên từ khi các nhà khoa học tìm thấy vi khuẩn ở vùng biển ngoài khơi của Forte de Copacabana và siêu vi khuẩn kháng thuốc ngoài bờ các bãi biển của Rio de Janeiro trong các nghiên cứu vào năm 2014 và 2016 do quá trình xả hàng ngày các chất thải bệnh viện và nước thải tiêu dừng trong nhà thẳng ra các con sông và biển. 10% của các mẫu thử nghiệm nước Copacabana chứa một loại siêu vi khuẩn kháng thuốc.[2][3]

Lịch thi đấu

H Vòng ngoài ½ Bán kết CK Chung kết
Nam[4]
Ngày → Thứ 7 ngày 6 CN ngày 7 Thứ 2 ngày 8 Thứ 3 ngày 9 Thứ 4 ngày 10 Thứ 5 ngày 11 Thứ 6 ngày 12 Thứ 7 ngày 13 Thứ 3 ngày 16
Nội dung ↓ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ
50 m tự do nam H ½ CK
100 m tự do nam H ½ CK
200 m tự do nam H ½ CK
400 m tự do nam H CK
1500 m tự do nam H F
100 m ngửa nam H ½ CK
200 m ngửa nam H ½ CK
100 m ếch nam H ½ CK
200 m ếch nam H ½ CK
100 m bướm nam H ½ CK
200 m bướm nam H ½ CK
200 m hỗn hợp cá nhân nam H ½ CK
400 m hỗn hợp cá nhân nam H CK
4×100 m tiếp sức tự do nam H CK
4×200 m tiếp sức tự do nam H CK
4×100 m tiếp sức hỗn hợp nam H F
10 km ngoài trời F
Nữ[4]
Ngày → Thứ 7 ngày 6 CN ngày 7 Thứ 2 ngày 8 Thứ 3 ngày 9 Thứ 4 ngày 10 Thứ 5 ngày 11 Thứ 6 ngày 12 Thứ 7 ngày 13 Thứ 2 ngày 15
Nội dung ↓ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ C Đ
50 m tự do nữ H ½ CK
100 m tự do nữ H ½ CK
200 m tự do nữ H ½ CK
400 m tự do nữ H CK
800 m tự do nữ H CK
100 m ngửa H ½ CK
200 m ngửa nữ H ½ CK
100 m ếch nữ H ½ CK
200 m ếch nữ H ½ CK
100 m bướm nữ H ½ CK
200 m bướm nữ H ½ CK
200 m hỗn hợp cá nhân nữ H ½ CK
400 m hỗn hợp cá nhân nữ H CK
4×100 m tiếp sức tự do nữ H CK
4×200 m tiếp sức tự do nữ H CK
4×100 m tiếp sức hỗn hợp nữ H F
10 km ngoài trời F
A = Đợt bơi chiều, N = Đợt bơi tối


Các nội dung

Tương tự như thể thức năm 2012, bơi lội có tổng cộng 34 nội dung (17 cho nam và 17 cho nữ), bao gồm cả hai nội dung 10 km marathon ngoài trời. Các sự kiện sau đây sẽ được tổ chức:

  • Tự do: 50, 100, 200, 400, 800 (phụ nữ), và 1500 (nam);
  • Ngửa: 100 và 200;
  • Ếch: 100 và 200;
  • Bướm: 100 và 200;
  • Hỗn hợp cá nhân: 200 và 400;
  • Hỗn hợp đồng đội: 4 × 100 tiếp sức, 4 × 200 tiếp sức;
  • Marathon: 10 km

Các đoàn

  •  Albania (2)
  •  Algérie (1)
  •  Andorra (2)
  •  Angola (2)
  •  Antigua và Barbuda (2)
  •  Argentina (5)
  •  Armenia (2)
  •  Aruba (2)
  •  Úc (39)
  •  Áo (6)
  •  Azerbaijan (2)
  •  Bahamas (3)
  •  Bahrain (1)
  •  Bangladesh (2)
  •  Barbados (2)
  •  Bỉ (10)
  •  Bénin (2)
  •  Belarus (8)
  •  Bermuda (2)
  •  Bolivia (2)
  •  Bosna và Hercegovina (2)
  •  Botswana (2)
  •  Brasil (36)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Anh (1)
  •  Bulgaria (3)
  •  Burkina Faso (2)
  •  Burundi (2)
  •  Campuchia (2)
  •  Canada (30)
  •  Quần đảo Cayman (2)
  •  Trung Phi (2)
  •  Chile (2)
  •  Trung Quốc (45)
  •  Colombia (4)
  •  Comoros (2)
  •  Cộng hòa Congo (2)
  •  Quần đảo Cook (2)
  •  Costa Rica (1)
  •  Croatia (2)
  •  Cuba (1)
  •  Síp (2)
  •  Cộng hòa Séc (8)
  •  Đan Mạch (15)
  •  Djibouti (1)
  •  Cộng hòa Dominica (2)
  •  Ecuador (3)
  •  Ai Cập (7)
  •  El Salvador (2)
  •  Estonia (2)
  •  Ethiopia (2)
  •  Fiji (2)
  •  Phần Lan (8)
  •  Pháp (30)
  •  Gabon (1)
  •  Gambia (1)
  •  Gruzia (2)
  •  Đức (29)
  •  Anh Quốc (28)
  •  Ghana (2)
  •  Hy Lạp (15)
  •  Grenada (2)
  •  Guam (2)
  •  Guinée (2)
  •  Guatemala (2)
  •  Guyana (2)
  •  Haiti (2)
  •  Honduras (2)
  •  Hồng Kông (7)
  •  Hungary (35)
  •  Iraq (1)
  •  Iceland (3)
  •  Ấn Độ (2)
  •  Indonesia (2)
  •  Iran (1)
  •  Ireland (3)
  •  Israel (7)
  •  Ý (38)
  •  Bờ Biển Ngà (2)
  •  Jamaica (2)
  •  Nhật Bản (36)
  •  Jordan (2)
  •  Kazakhstan (3)
  •  Kenya (2)
  •  Kosovo (2)
  •  Kuwait (2)
  •  Kyrgyzstan (2)
  •  Lào (2)
  •  Latvia (2)
  •  Liban (2)
  •  Libya (2)
  •  Liechtenstein (2)
  •  Litva (6)
  •  Luxembourg (3)
  •  Macedonia (1)
  •  Madagascar (2)
  •  Malaysia (3)
  •  Malawi (2)
  •  Maldives (2)
  •  Mali (2)
  •  Malta (2)
  •  Quần đảo Marshall (2)
  •  Mauritius (2)
  •  México (3)
  •  Micronesia (2)
  •  Moldova (2)
  •  Mông Cổ (2)
  •  Montenegro (2)
  •  Maroc (2)
  •  Mozambique (2)
  •  Myanmar (1)
  •  Hà Lan (17)
  •  Nepal (2)
  •  New Zealand (9)
  •  Nicaragua (2)
  •  Niger (2)
  •  Nigeria (2)
  •  Na Uy (2)
  •  Palau (2)
  •  Palestine (2)
  •  Pakistan (2)
  •  Panama (2)
  •  Papua New Guinea (1)
  •  Paraguay (2)
  •  Peru (2)
  •  Philippines (2)
  •  Ba Lan (20)
  •  Bồ Đào Nha (5)
  •  Qatar (2)
  •  Đội tuyển Olympic người tị nạn (2)
  •  România (6)
  •  Puerto Rico (2)
  •  Nga (36)
  •  Rwanda (2)
  •  Saint Lucia (1)
  •  Saint Vincent và Grenadines (2)
  •  Samoa (2)
  •  Sénégal (2)
  •  Serbia (6)
  •  Seychelles (2)
  •  Sierra Leone (2)
  •  Singapore (3)
  •  Slovakia (3)
  •  Slovenia (10)
  •  Nam Phi (13)
  •  Hàn Quốc (8)
  •  Tây Ban Nha (24)
  •  Sri Lanka (2)
  •  Thụy Điển (11)
  •  Thụy Sĩ (8)
  •  Sudan (2)
  •  Suriname (2)
  •  Syria (2)
  •  Đài Bắc Trung Hoa (2)
  •  Tajikistan (2)
  •  Tanzania (2)
  •  Thái Lan (2)
  •  Togo (2)
  •  Tonga (2)
  •  Trinidad và Tobago (2)
  •  Tunisia (2)
  •  Thổ Nhĩ Kỳ (4)
  •  Turkmenistan (2)
  •  Uganda (2)
  •  Ukraina (7)
  •  UAE (2)
  •  Hoa Kỳ (47)
  •  Uruguay (2)
  •  Uzbekistan (2)
  •  Venezuela (6)
  •  Việt Nam (2)
  •  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (2)
  •  Yemen (2)
  •  Zambia (2)
  •  Zimbabwe (2)

Các vận động viên bơi Việt Nam

  • Nguyễn Thị Ánh Viên (3 chuẩn A)
    • 400m hỗn hợp cá nhân, hạng nhất loạt bơi thứ 3, thứ 9 chung cuộc vòng loại.
    • 400m tự do, hạng tám loạt bơi thứ 2, thứ 26 chung cuộc vòng loại.
    • 200m hỗn hợp cá nhân, hạng bảy loạt bơi thứ 3, thứ 33 chung cuộc vòng loại.
  • Hoàng Quý Phước (2 chuẩn B, suất đặc cách của Nguyễn Thị Ánh Viên)
    • 200m tự do nam, hạng bảy loạt bơi thứ 2, thứ 41 chung cuộc vòng loại.

Tổng hợp huy chương

Bảng huy chương

Chú giải

      Chủ nhà

1  Hoa Kỳ 16 8 9 33
2  Úc 3 4 3 10
3  Hungary 3 2 2 7
4  Nhật Bản 2 2 3 7
5  Hà Lan 2 0 0 2
6  Anh Quốc 1 5 0 6
7  Trung Quốc 1 2 3 6
8  Canada 1 1 4 6
9  Ý 1 1 2 4
10  Thụy Điển 1 1 1 3
11  Đan Mạch 1 0 1 2
 Tây Ban Nha 1 0 1 2
13  Kazakhstan 1 0 0 1
 Singapore 1 0 0 1
15  Nam Phi 0 3 0 3
16  Nga 0 2 2 4
17  Pháp 0 2 1 3
18  Bỉ 0 1 0 1
 Hy Lạp 0 1 0 1
20  Belarus 0 0 1 1
 Brasil 0 0 1 1
Tổng 36 35 34 105

Nam

Nội dung Vàng Bạc Đồng
50 m tự do
chi tiết
Anthony Ervin
 Hoa Kỳ
21.40 Florent Manaudou
 Pháp
21.41 Nathan Adrian
 Hoa Kỳ
21.49
100 m tự do
chi tiết
Kyle Chalmers
 Úc
47.58 WJR Pieter Timmers
 Bỉ
47.80 NR Nathan Adrian
 Hoa Kỳ
47.85
200 m tự do
chi tiết
Tôn Dương
 Trung Quốc
1:44.65 Chad le Clos
 Nam Phi
1:45.20 AF Conor Dwyer
 Hoa Kỳ
1:45.23
400 m tự do
chi tiết
Mack Horton
 Úc
3:41.55 Tôn Dương
 Trung Quốc
3:41.68 Gabriele Detti
 Ý
3:43.69
1500 m tự do
chi tiết
Gregorio Paltrinieri
 Ý
14:34.57 Connor Jaeger
 Hoa Kỳ
14:39.48 NR Gabriele Detti
 Ý
14:40.86
100 m ngửa
chi tiết
Ryan Murphy
 Hoa Kỳ
51.97 OR Từ Gia Dư
 Trung Quốc
52.31 David Plummer
 Hoa Kỳ
52.40
200 m ngửa
chi tiết
Ryan Murphy
 Hoa Kỳ
1:53.62 Mitch Larkin
 Úc
1:53.96 Evgeny Rylov
 Nga
1:53.97
100 m ếch
chi tiết
Adam Peaty
 Anh Quốc
57.13 WR Cameron van der Burgh
 Nam Phi
58.69 Cody Miller
 Hoa Kỳ
58.87 AM
200 m ếch
chi tiết
Dmitriy Balandin
 Kazakhstan
2.07.46 NR Josh Prenot
 Hoa Kỳ
2.07.53 Anton Chupkov
 Nga
2.07.70 NR
100 m bướm
chi tiết
Joseph Schooling
 Singapore
50.39 OR, AR Michael Phelps
 Hoa Kỳ
Chad le Clos
 Nam Phi
László Cseh
 Hungary
51.14
51.14
51.14
Không trao thưởng
đồng huy chương bạc.
200 m bướm
chi tiết
Michael Phelps
 Hoa Kỳ
1:53.36 Sakai Masato
 Nhật Bản
1:53.40 Tamás Kenderesi
 Hungary
1:53.62
200 m hỗn hợp cá nhân
chi tiết
Michael Phelps
 Hoa Kỳ
1:54.66 Hagino Kosuke
 Nhật Bản
1:56.61 Uông Thuận
 Trung Quốc
1:57.05
400 m hỗn hợp cá nhân
chi tiết
Hagino Kosuke
 Nhật Bản
4:06.05 Chase Kalisz
 Hoa Kỳ
4:06.75 Seto Daiya
 Nhật Bản
4:09.71
4×100 m tiếp sức tự do
chi tiết
 Hoa Kỳ (USA)
Caeleb Dressel (48.10)
Michael Phelps (47.12)
Ryan Held (47.73)
Nathan Adrian (46.97)
Jimmy Feigen[a]
Blake Pieroni[a]
Anthony Ervin[a]
3:09.92  Pháp (FRA)
Mehdy Metella (48.08)
Fabien Gilot (48.20)
Florent Manaudou (47.14)
Jérémy Stravius (47.11)
Clément Mignon[a]
William Meynard[a]
3:10.53  Úc (AUS)
James Roberts (48.88)
Kyle Chalmers (47.38)
James Magnussen (48.11)
Cameron McEvoy (47.00)
Matthew Abood[a]
3:11.37
4×200 m tiếp sức tự do
chi tiết
 Hoa Kỳ (USA)
Conor Dwyer (1:45.23)
Townley Haas (1:44.14)
Ryan Lochte (1:46.03)
Michael Phelps (1:45.26)
Clark Smith[a]
Jack Conger[a]
Gunnar Bentz[a]
7:00.66  Anh Quốc (GBR)
Stephen Milne (1:46.97)
Duncan Scott (1:45.05)
Daniel Wallace (1:46.26)
James Guy (1:44.85)
Robbie Renwick[a]
7:03.13 NR  Nhật Bản (JPN)
Hagino Kosuke (1:45.34)
Ehara Naito (1:46.11)
Kobori Yuki (1:45.71)
Matsuda Takeshi (1:46.34)
7:03.50
4×100 m tiếp sức hỗn hợp
chi tiết
 Hoa Kỳ (USA)
Ryan Murphy (51.85 WR)
Cody Miller (59.03)
Michael Phelps (50.33)
Nathan Adrian (46.74)
David Plummer[a]
Kevin Cordes[a]
Tom Shields[a]
Caeleb Dressel[a]
3:27.95 OR  Anh Quốc (GBR)
Chris Walker-Hebborn (53.68)
Adam Peaty (56.59)
James Guy (51.35)
Duncan Scott (47.62)
3:29.24 NR  Úc (AUS)
Mitch Larkin (53.19)
Jake Packard (58.84)
David Morgan (51.18)
Kyle Chalmers (46.72)
Cameron McEvoy[a]
3:29.93
10 km ngoài trời
chi tiết
Ferry Weertman
 Hà Lan
1:52:59.8 Spiros Gianniotis
 Hy Lạp
1:52:59.8 Marc-Antoine Olivier
 Pháp
1:53:02.0

AF Kỷ lục châu Phi | AM Kỷ lục châu Mỹ | AS Kỷ lục châu Á | ER Kỷ lục châu Âu | OC Kỷ lục châu Đại Dương | OR Kỷ lục Olympic | WJR Kỷ lục trẻ thế giới | WR Kỷ lục thế giới
NR Kỷ lục quốc gia (Bất kỳ kỷ lục thế giới nhất thiết cũng là một kỷ lục Olympic, khu vực và quốc gia. Kỷ lục khu vực (đối với các vùng lục địa) cũng là kỷ lục quốc gia.)

a Các vận động viên chỉ thi đấu vòng loại và nhận huy chương.

Nữ

Event Vàng Bạc Đồng
50 m tự do
chi tiết
Pernille Blume
 Đan Mạch
24.07 NR Simone Manuel
 Hoa Kỳ
24.09 Aliaksandra Herasimenia
 Belarus
24.11 NR
100 m tự do
chi tiết
Simone Manuel
 Hoa Kỳ
Penny Oleksiak
 Canada
52.70 OR, AM
52.70 OR, WJR, AN
Không trao giải
đồng huy chương vàng.
Sarah Sjöström
 Thụy Điển
52.99
200 m tự do
chi tiết
Katie Ledecky
 Hoa Kỳ
1:53.73 Sarah Sjöström
 Thụy Điển
1:54.08 NR Emma McKeon
 Úc
1:54.92
400 m tự do
chi tiết
Katie Ledecky
 Hoa Kỳ
3:56.46 WR Jazmin Carlin
 Anh Quốc
4:01.23 Leah Smith
 Hoa Kỳ
4:01.92
800 m tự do
chi tiết
Katie Ledecky
 Hoa Kỳ
8:04.79 WR Jazmin Carlin
 Anh Quốc
8:16.17 Boglárka Kapás
 Hungary
8:16.37 NR
100 m ngửa
chi tiết
Katinka Hosszú
 Hungary
58.45 Kathleen Baker
 Hoa Kỳ
58.75 Kylie Masse
 Canada
Phó Viên Tuệ
 Trung Quốc
58.76 NR
58.76 NR
200 m ngửa
chi tiết
Maya DiRado
 Hoa Kỳ
2:05.99 Katinka Hosszú
 Hungary
2:06.05 Hilary Caldwell
 Canada
2:07.54
100 m ếch
chi tiết
Lilly King
 Hoa Kỳ
1:04.93 OR Yuliya Yefimova
 Nga
1:05.50 Katie Meili
 Hoa Kỳ
1:05.69
200 m ếch
chi tiết
Kaneto Rie
 Nhật Bản
2:20.30 Yuliya Yefimova
 Nga
2:21.97 Sử Tinh Lâm
 Trung Quốc
2:22.28
100 m bướm
chi tiết
Sarah Sjöström
 Thụy Điển
55.48 WR Penny Oleksiak
 Canada
56.46 WJR, NR Dana Vollmer
 Hoa Kỳ
56.63
200 m bướm
chi tiết
Mireia Belmonte García
 Tây Ban Nha
2.04.85 Madeline Groves
 Úc
2.04.88 Hoshi Natsumi
 Nhật Bản
2.05.20
200 m hỗn hợp cá nhân
chi tiết
Katinka Hosszú
 Hungary
2:06.58 OR Siobhan-Marie O'Connor
 Anh Quốc
2:06.88 NR Maya DiRado
 Hoa Kỳ
2:08.79
400 m hỗn hợp cá nhân
chi tiết
Katinka Hosszú
 Hungary
4:26.36 WR Maya DiRado
 Hoa Kỳ
4:31.15 Mireia Belmonte García
 Tây Ban Nha
4:32.39
4×100 m tiếp sức tự do
chi tiết
 Úc (AUS)
Emma McKeon (53.41)
Brittany Elmslie (53.12)
Bronte Campbell (52.15)
Cate Campbell (51.97)
Madison Wilson[b]
3:30.65 WR  Hoa Kỳ (USA)
Simone Manuel (53.36)
Abbey Weitzeil (52.56)
Dana Vollmer (53.18)
Katie Ledecky (52.79)
Amanda Weir[b]
Lia Neal[b]
Allison Schmitt[b]
3:31.89 AM  Canada (CAN)
Sandrine Mainville (53.86)
Chantal Van Landeghem (53.12)
Taylor Ruck (53.19)
Penny Oleksiak (52.72)
Michelle Williams[b]
3:32.89 NR
4×200 m tiếp sức tự do
chi tiết
 Hoa Kỳ (USA)
Allison Schmitt (1:56.21)
Leah Smith (1:56.69)
Maya DiRado (1:56.39)
Katie Ledecky (1:53.74)
Missy Franklin[b]
Melanie Margalis[b]
Cierra Runge[b]
7:43.03  Úc (AUS)
Leah Neale (1:57.95)
Emma McKeon (1:54.64)
Bronte Barratt (1:55.81)
Tamsin Cook (1:56.47)
Jessica Ashwood[b]
7:44.87  Canada (CAN)
Katerine Savard (1:57.91)
Taylor Ruck (1:56.18)
Brittany MacLean (1:56.36)
Penny Oleksiak (1:54.94)
Kennedy Goss[b]
Emily Overholt[b]
7:45.39 NR
4×100 m tiếp sức hỗn hợp
chi tiết
 Hoa Kỳ (USA)
Kathleen Baker (59.00)
Lilly King (1:05.70)
Dana Vollmer (56.00)
Simone Manuel (52.43)
Olivia Smoliga[b]
Katie Meili[b]
Kelsi Worrell[b]
Abbey Weitzeil[b]
3:53.13  Úc (AUS)
Emily Seebohm (58.83)
Taylor McKeown (1:07.05)
Emma McKeon (56.95)
Cate Campbell (52.17)
Madison Wilson[b]
Madeline Groves[b]
Brittany Elmslie[b]
3:55.00  Đan Mạch (DEN)
Mie Nielsen (58.75)
Rikke Møller Pedersen (1:06.62)
Jeanette Ottesen (56.43)
Pernille Blume (53.21)
3:55.01 ER
10 km ngoài trời
chi tiết
Sharon van Rouwendaal
 Hà Lan
1:56:32.1 Rachele Bruni
 Ý
1:56:49.5 Poliana Okimoto
 Brasil
1:56:51.4

AF Kỷ lục châu Phi | AM Kỷ lục châu Mỹ | AS Kỷ lục châu Á | ER Kỷ lục châu Âu | OC Kỷ lục châu Đại Dương | OR Kỷ lục Olympic | WJR Kỷ lục trẻ thế giới | WR Kỷ lục thế giới
NR Kỷ lục quốc gia (Bất kỳ kỷ lục thế giới nhất thiết cũng là một kỷ lục Olympic, khu vực và quốc gia. Kỷ lục khu vực (đối với các vùng lục địa) cũng là kỷ lục quốc gia.)

b Các vận động viên chỉ thi đấu vòng loại và nhận huy chương.

Sự cố

  • Trang mạng của Hiệp hội Bơi lội của Úc nghi ngờ bị tấn công DDoS sau khi Mack Horton (huy chương vàng 400m tự do) chỉ trích Sun Yang (Tôn Dương, huy chương bạc 400m tự do) là đã dùng thuốc cấm.[5] Kitty Chiller, người lãnh đạo phái đoàn Thế vận hội Úc cho là Horton có quyền phát biểu ý kiến và nói những gì làm phật lòng anh ta. Báo Global Times Trung Quốc sau đó đã đăng bài chưởi Úc là nằm ở bìa của nền Văn minh và nhắc tới quá khứ đây là nhà tù hải ngoại của Anh Quốc. Tôn Dương 2 năm trước đã bị cấm thi 3 tháng vì đã dùng thuốc cấm.[6][7]
  • Tranh cãi tương tự xảy ra khi Yuliya Efimova sau khi thắng vòng bán kết 1, giơ ngón tay chỉ mình là số 1, Lilly King đang chuẩn bị vòng bán kết 2, nhìn trong TV cũng chế nhạo giơ ngón tay lại. Khi được hỏi, cô cho biết: "Bạn đưa ngón tay 'No1' và bạn bị bắt quả tang dùng thuốc cấm... Tôi không ủng hộ".[8] Tại cuộc phỏng vấn báo chí, King, khi đạt huy chương vàng 100m ếch, tuyên bố: "Đây là một chiến thằng của thể thao trong sạch, nó cho thấy là bạn có thể thăng mặc dù bạn thi đấu trong sạch trong suốt cả cuộc đời.". Efimova về hạng nhì ngồi ở cuối bàn thay vì bên cạnh King. Efimova, 3 năm trước đã bị cấm 16 tháng vì dùng thuốc cấm và đầu năm 2016 lại bị cấm lần nữa sau khi thử nghiệm dương tính là đã dùng meldonium, loại thuốc mà Maria Sharapova đã dùng và bị cấm thi đấu tennis 2 năm. Nhưng giữa tháng 7, Hiệp hội Bơi lội Quốc tế (FINA) đã chấp thuận đơn phản đối của cô về lệnh cấm này.[9] Efimova trở thành mục tiêu của một cuộc phản đối. Không có bữa đua nào mà cô không bị huýt sáo phản đối, không có cuộc phỏng vấn nào mà không hỏi về quyền cô được tham dự tại Rio. Cuộc phản đối không chỉ được thực hiện đối với những VĐV lạm dụng thuốc, nó cũng là một cuộc phản đối chống lại một hệ thống, mà không lợi dụng cơ hội, để đưa ra những quy luật và hình phạt rõ ràng để giữ cho thể thao được trong sạch.[10]
  • Ryan Lochte, 12 huy chương thế vận hội, và 3 VĐV bơi lội Mỹ khác Gunnar Bentz, Jack Conger und Jimmy Feigen khai là họ bị cướp giả dạng làm cảnh sát lấy mất tiền của.[11]. Cảnh sát Brasil nghi ngờ việc này và đã tạm giam Gunnar Bentz và Jack Conger, lúc đó đang ngồi trên máy bay sắp bay về Mỹ. Sau 3 tiếng đồng hồ, họ thú nhận là đã bịa chuyện. Chuyện lộ ra là nhờ một máy quay phim kiểm soát đã quay cảnh cả bốn người trở về làng Olympia lành lặn lúc 7 giờ sáng vẫn còn điện thoại di độngđồng hồ. Trên thực tế họ đã say xỉn, tiểu bậy trên tường một trạm xăng và đá vào một cửa nhà xí, và đã phải trả tiền bồi thường khi một nhân viên an ninh móc súng dọa. Chuyện này có bằng chứng từ một video của cây xăng, theo cảnh sát.[12]

Tham khảo

  1. ^ “Rio 2016: Daily competition schedule” (PDF). Rio 2016 Organization. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ “Exclusive: Studies find 'super bacteria' in Rio's Olympic venues, top beaches”. Reuters. 11 tháng 6 năm 2016. The first of the two new studies [...] showed the presence of the microbes at five of Rio's showcase beaches, including the ocean-front Copacabana, where open-water and triathlon swimming will take place.
  3. ^ “Scientists reportedly find super bacteria in several Rio Olympic venues”. Fox News. 11 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ a b “Swimming At The 2016 Olympic Games – The Complete Schedule”. SwimSwam. Truy cập 30 tháng 12, 2015.
  5. ^ Swimming Australia website 'under cyber attack' after Mack Horton-Sun Yang feud, smh, 12.8.2016
  6. ^ Swimming Australia’s website comes under suspected cyber attack, theguardian, 12.8.2016
  7. ^ 'No apology': Fury in China after Australian calls swimmer a drug cheat, cnn, 9.8.2016
  8. ^ US Olympic medal hope Lilly King wags finger at 'drug cheat' Yuliya Efimova, theguardian, 7.8.2016
  9. ^ It’s a mess as defiant Lilly King tops sullied rival Yulia Efimova, latimes, 8.8.2016
  10. ^ Kalter Krieg im Schwimmbecken, zeit, 10.8.2016
  11. ^ Olympische Spiele in Rio: Bewaffnete rauben US-Schwimmstar Ryan Lochte aus, spiegel, 14.8.2016
  12. ^ Ryan Lochte und Kollegen: US-Verband entschuldigt sich für seine Schwimmer, spiegel, 19.8.2016

Liên kết ngoài