Calci pyrophosphat
Calci pyrophosphat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Calcium diphosphate |
Tên khác | Diphosphoric acid, calcium salt (1:2); Dicalcium diphosphate; Dicalcium pyrophosphate |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
MeSH | |
ChEBI | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Ca2O7P2 |
Khối lượng mol | 254.053 g/mol |
Bề ngoài | Bột trắng |
Khối lượng riêng | 3.09 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 1.353 °C (1.626 K; 2.467 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tan trong HCl, axit nitric |
Chiết suất (nD) | 1.585 |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Calci pyrophosphat là một hợp chất hóa học vô cơ, là một muối calci không hòa tan chứa anion pyrophosphat, với công thức hóa học được quy định là Ca2P2O7. Hợp chất này tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, và một số dạng đã được báo cáo: dạng khan, dạng ngậm nước dihydrat với công thức Ca2P2O7·2H2O và dạng thức tetrahydrat với công hức Ca2P2O7·4H2O. Sự kết tinh của tinh thể calci pyrophosphat dạng dihydrat trong sụn khớp gây ra đau khớp nghiêm trọng (bệnh gút giả) và có các triệu chứng tương tự như bệnh gút.[1] Ca2P2O7 thường được sử dụng như một chất mài mòn nhẹ trong kem đánh răng.[2]
Điều chế
Tinh thể dạng tetrahydrat có thể được điều chế bằng cách phản ứng giữa natri pyrophosphat, Na4P2O7 với Calci nitrat, Ca(NO3)2, có pH và nhiệt độ được kiểm soát cẩn thận, qua phương trình:[3]
- Na4P2O7(aq) +2 Ca(NO3)2(aq) → Ca2P2O7·4 H2O + 2 Na2NO3
Các dạng dihydrat, đôi khi được gọi là CPPD, có thể được hình thành bởi phản ứng của axit pyrophotphoric với calci chloride:[2]
- CaCl2 + H4P2O7(aq) → Ca2P2O7·2 H2O + HCl.
Dạng khan của hợp chất này có thể được điều chế bằng cách nung dicalci phosphat:[2]
- 2 CaHPO4 → Ca2P2O7 + H2O
Ở 240-500 °C, một dạng hợp chất vô định hình được hình thành, nung nóng đến 750 °C hình thành β-Ca2P2O7, nung nóng đến 1140-1350 °C tạo thành α-Ca2P2O7.
Tham khảo
- ^ “Calcium Pyrophosphate Deposition Disease”. Medscape.
- ^ a b c Ropp, R.C. (2013). “Chapter 4 - Group 15 (N, P, As, Sb and Bi) Alkaline Earth Compounds”. Encyclopedia of the Alkaline Earth Compounds. 1. Elsevier. doi:10.1016/B978-0-444-59550-8.00004-1. ISBN 978-0-444-59550-8.Bản mẫu:Subscription or libraries
- ^ Christoffersen, Margaret R.; Balic-Zunic, Tonci; Pehrson, Søren; Christoffersen, Jørgen (tháng 5 năm 2000). “Growth and precipitation of a monoclinic calcium pyrophosphate tetrahydrate indicating auto-inhibition at pH7”. Journal of Crystal Growth. 212 (3–4): 500–506. doi:10.1016/S0022-0248(00)00231-1. ISSN 0022-0248. Bản mẫu:Subscription or libraries