Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
조선민주주의인민공화국 국무위원장
Biểu trưng chủ tịch Ủy ban Quốc vụ
Cờ chủ tịch Ủy ban Quốc vụ
Đương nhiệm
Kim Jong-un

từ ngày 29 tháng 6 năm 2016
Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Kính ngữĐồng chí đáng kính (đối nội)
Ngài (ngoại giao)
LoạiNguyên thủ quốc gia
Dinh thựBiệt thự Ryongsong
Trụ sởBình Nhưỡng
Đề cử bởiHội đồng Nhân dân Tối cao
Bổ nhiệm bởiHội đồng Nhân dân Tối cao
Nhiệm kỳNăm năm
Tuân theoHiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Tiền thânChủ tịch Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên
Người đầu tiên nhậm chứcKim Nhật Thành (chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng)
Kim Jong-un (chủ tịch Uỷ ban Quốc vụ)
Cấp phóPhó Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Chosŏn'gŭl
조선민주주의인민공화국 국무위원장
Hancha
Romaja quốc ngữJoseon minjujuui inmin gonghwaguk gukmu wiwonjang
McCune–ReischauerChosŏn minjujuŭi inmin'gonghwaguk kukmu wiwŏnjang

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[1] (tiếng Triều Tiên조선민주주의인민공화국 국무위원장) là lãnh đạo tối cao, nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiêntổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Chủ tịch Uỷ ban Quốc vụ là người đứng đầu Ủy ban Quốc vụ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ lãnh đạo công tác của Nhà nước, bổ nhiệm các chức danh nhà nước quan trọng, cử đại diện ngoại giao, ký điều ước quốc tế, ban bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, lệnh động viên, chỉ đạo quốc phòng trong thời chiến và chỉ huy lực lượng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ do Hội đồng Nhân dân Tối cao bầu ra. Chức vụ này do Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên kiêm nhiệm với tư cách là lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Nhiệm kỳ của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ theo nhiệm kỳ của Hội đồng Nhân dân Tối cao.

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ đương nhiệm là Kim Jong-un, nhậm chức vào ngày 29 tháng 6 năm 2016 và được tái cử nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 11 tháng 4 năm 2019.

Lịch sử

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng

Tiền thân của chức vụ chủ tịch Ủy ban Quốc vụ là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Ủy ban Nhân dân Trung ương (중앙인민위원회 국방위원회 위원장), được thành lập vào ngày 28 tháng 12 năm 1972. Vào thời điểm đó, Ủy ban Quốc phòng là một ủy ban trực thuộc Ủy ban Nhân dân Trung ương, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên từ năm 1972 đến năm 1998.

Hiến pháp năm 1972 quy định chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, đồng thời là tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên.[2] Kim Nhật Thành giữ chức chủ tịch nước kiêm chủ tịch Ủy ban Quốc phòng từ ngày 28 tháng 12 năm 1972 đến ngày 9 tháng 4 năm 1993.

Ngày 9 tháng 4 năm 1992, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp thành lập Ủy ban Quốc phòng như một cơ quan riêng biệt với Ủy ban Nhân dân Trung ương, đổi tên chức vụ thành chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (국방위원회 위원장) và quy định chủ tịch Ủy ban Quốc phòng là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo quân sự cao nhất của Triều Tiên.

Sửa đổi hiến pháp năm 1992 bỏ quy định chủ tịch nước phải là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên, cho phép Kim Jong-il, người được chỉ định kế nhiệm Kim Nhật Thành, được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc phòng vào ngày 9 tháng 4 năm 1993. Trước đó, Kim Jong-il được bầu làm phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng vào ngày 24 tháng 5 năm 1990 và trở thành tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào ngày 24 tháng 12 năm 1991.

Sau khi Kim Nhật Thành qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 1994, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp vào ngày 5 tháng 9 năm 1998, suy tôn Kim Nhật Thành là chủ tịch vĩnh viễn của Triều Tiên, bãi bỏ chức vụ chủ tịch nước và tăng cường quyền hạn của chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.

Tuy hiến pháp sửa đổi năm 1998 biến chủ tịch Ủy ban Quốc phòng trở thành chức vụ cao nhất của Triều Tiên, nhưng chức vụ này không phải là nguyên thủ quốc gia; chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao tiếp tục nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên từ năm 1998 đến năm 2019.

Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp tăng cường quyền hạn của chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, quy định chủ tịch là lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, có quyền lãnh đạo công tác của Nhà nước, ký điều ước quốc tế, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quốc phòng quan trọng, ban hành lệnh đặc xá, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh và ban hành lệnh động viên.

Sau khi được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc phòng vào năm 1993, Kim Jong-il được tái cử vào tháng 9 năm 1998, tháng 9 năm 2003 và tháng 4 năm 2009 và giữ chức vụ cho đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 2011.

Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng

Sau khi Kim Nhật Thành qua đời, chức vụ chủ tịch Ủy ban Quốc phòng bị bỏ trống từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.

Ngày 13 tháng 4 năm 2012, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp, suy tôn Kim Jong-ilchủ tịch vĩnh viễn Ủy ban Quốc phòng (영원한 국방위원회 위원장), bãi bỏ chức vụ này và thành lập chức vụ chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng (국방위원회 제1위원장).

Kim Jong-un được bầu làm chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng vào ngày 13 tháng 4 năm 2012 và được tái cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 4 năm 2014.

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ

Ngày 29 tháng 6 năm 2016, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp thành lập Ủy ban Quốc vụ thay thế Ủy ban Quốc phòng và thiết lập chức vụ chủ tịch Ủy ban Quốc vụ.

Kim Jong-un được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc vụ vào ngày 29 tháng 6 năm 2016 và được tái cử nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 11 tháng 4 năm 2019.[3][4]

Năm 2019, Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua sửa đổi hiến pháp quy định chủ tịch Ủy ban Quốc vụ là nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên và trao cho chủ tịch Ủy ban Quốc vụ quyền công bố pháp lệnh của Hội đồng Nhân dân Tối cao, nghị định, quyết định của Ủy ban Quốc vụ và bổ nhiệm đại diện ngoại giao của Triều Tiên ở nước ngoài.[5]

Bầu cử

Hiến pháp quy định chủ tịch Ủy ban Quốc vụ do Hội đồng Nhân dân Tối cao bầu ra theo “sự đồng thuận của toàn thể nhân dân Triều Tiên”.[6]

Việc bầu chủ tịch Ủy ban Quốc vụ được tiến hành tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tối cao. Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên quyết định danh sách đề cử ứng cử viên chủ tịch Ủy ban Quốc vụ. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao trình danh sách đề cử để Hội đồng Nhân dân Tối cao bầu chủ tịch Ủy ban Quốc vụ. Trên thực tế, tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch Ủy ban Quốc vụ.

Nhiệm kỳ của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ theo nhiệm kỳ của Hội đồng Nhân dân Tối cao. Hiên pháp không giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ. Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ không được kiêm nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân Tối cao.[6] Hội đồng Nhân dân Tối cao có quyền bãi nhiệm chủ tịch Ủy ban Quốc vụ.[7]

Hiến pháp không quy định những tiêu chuẩn khác đối với chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nên công dân Triều Tiên đủ 17 tuổi trở lên có quyền ứng cử chủ tịch Ủy ban Quốc vụ.[8]

Nhiệm vụ và quyền hạn

Đối nội

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ là lãnh đạo tối cao của của Triều Tiên và lãnh đạo công tác của Nhà nước.[9][10] Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ là người đứng đầu Ủy ban Quốc vụ, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.[10] Ủy ban Quốc vụ thảo luận và quyết định các chính sách quan trọng của Nhà nước giám sát việc thi hành lệnh của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ, nghị định, quyết định, chỉ thị của Ủy ban Quốc vụ và bãi bỏ quyết định, chỉ thị của các cơ quan nhà nước trái với lệnh của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ hoặc nghị định, quyết định, chỉ thị của Ủy ban Quốc vụ.[11]

Bổ nhiệm

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ có quyền đề nghị Hội đồng Nhân dân tối cao bầu, miễn nhiệm phó chủ tịch thứ nhất, phó chủ tịch và các thành viên Ủy ban Quốc vụ. Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ cũng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh nhà nước quan trọng nhưng hiến pháp không xác định những chức danh nhà nước quan trọng này là ai.

Lập pháp

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ và Ủy ban Quốc vụ có quyền yêu cầu Hội đồng Nhân dân Tối cao bàn các vấn đề mà chủ tịch xét thấy cần thiết.[12] Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ công bố pháp lệnh của Hội đồng Nhân dân Tối cao, nghị định, quyết định, chỉ thị của Ủy ban Quốc vụ và ban hành lệnh.[13] Lệnh của chủ tịch Ủy ban quốc vụ cao hơn luật do Hội đồng Nhân dân Tối cao thông qua. Ủy ban Quốc vụ giám sát việc thi hành lệnh của chủ tịch Ủy ban Quốc vụ.

Đối ngoại

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ thay mặt Triều Tiên về đối ngoại, có quyền ký điều ước quốc tế, cử, triệu hồi đại diện ngoại giao của Triều Tiên ở nước ngoài, tiếp nhận đại sứ của nước ngoài và nhận quốc thư của đại sứ của nước ngoài.[14] Tuy nhiên, theo thông lệ, chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao tiếp nhận đại sứ của nước ngoài.[15]

Tổng tư lệnh

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ là tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên.[16] Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ thực hiện "quyền chỉ huy thống nhất" đối với lực lượng hạt nhân của Triều Tiên.[17] Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, ban hành lệnh động viên và thành lập một ủy ban quốc phòng trong thời chiến.

Quyền hạn khác

Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ quyết định ban hành lệnh đặc xá.

Danh sách chủ tịch Ủy ban Quốc vụ

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Ủy ban Nhân dân Trung ương

중앙인민위원회 국방위원회 위원장

No. Hình Họ tên

(Năm sinh – Năm mất)

Nhiệm kỳ Đảng Hội đồng Nhân dân Tối cao
Nhậm chức Mãn nhiệm Thời gian đương nhiệm
1 Kim Nhật Thành

김일성

(1912–1994)

28 tháng 12
1972
9 tháng 4
1992
19 năm, 103 ngày Đảng Lao động Triều Tiên Khoá V
Khoá VI
Khoá VII
Khoá VIII
Khoá IX
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng

국방위원회 위원장

(1) Kim Nhật Thành

김일성

(1912–1994)

9 tháng 4
1992
9 tháng 4
1993
1 năm, 0 ngày Đảng Lao động Triều Tiên Khoá IX
2 Kim Jong-il

김정일

(1941–2011)

[18][19][20]

9 tháng 4
1993
17 tháng 12
2011
18 năm, 252 ngày
Khoá X
Khoá XI
Khoá XII
Khuyết

(17 tháng 12 năm 2011 – 13 tháng 4 năm 2012)

Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng

국방위원회 제1위원장

3 Kim Jong-un

김정은

(sinh năm 1983)

[21][22]

13 tháng 4
2012
29 tháng 6
2016
4 năm, 77 ngày Đảng Lao động Triều Tiên Khoá XII
Khoá XIII
Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ

국무위원장

(3) Kim Jong-un

김정은

(sinh năm 1983)

[23][24]

29 tháng 6
2016
Đương nhiệm 8 năm, 248 ngày Đảng Lao động Triều Tiên Khoá XIV
Khoá XIV

Dòng thời gian

Kim Jong-unKim Jong-ilKim Nhật Thành

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Điều 100-106, Mục 2 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  2. ^ Kim Il Sung Works 27 January-December 1972. Pyongyang: Foreign Languages Publishing House. 1986. tr. 544.
  3. ^ “Kim Jong Un Elected as Chairman of DPRK State Affairs Commission”. Korean Central News Agency. 30 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020. Alt URL
  4. ^ “Supreme Leader Kim Jong Un Elected as Chairman of DPRK State Affairs Commission”. Korean Central News Agency. 12 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020. Alt URL
  5. ^ “North Korea changes constitution to solidify Kim Jong Un's rule”. CNBC (bằng tiếng Anh). 30 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ a b Điều 101 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  7. ^ Điều 91 of the Constitution of Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  8. ^ Điều 66 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  9. ^ Điều 100 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  10. ^ a b Điều 104 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  11. ^ Điều 110 of the Constitution of Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  12. ^ Điều 95 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  13. ^ Điều 105 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  14. ^ Hotham, Oliver (9 tháng 8 năm 2019). “Reflecting Kim Jong Un's changing role, North Korea shakes up diplomatic protocol”. NK News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ Điều 117 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  16. ^ Điều 103 of the Constitution of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (2019)
  17. ^ “Rodong Sinmun”. www.rodong.rep.kp. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ “Kim Jong Il elected Chairman of DPRK National Defence Commission”. KCNA Watch. 5 tháng 9 năm 1998.
  19. ^ “Kim Jong Il Reelected Chairman of DPRK National Defence Commission”. KCNA Watch. 3 tháng 9 năm 2003.
  20. ^ “Kim Jong Il Elected Chairman of NDC of DPRK”. KCNA Watch. 9 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ “Kim Jong Un Elected First Chairman of NDC of DPRK”. KCNA Watch. 13 tháng 4 năm 2012.
  22. ^ “Kim Jong Un Elected First Chairman of NDC of DPRK”. KCNA Watch. 9 tháng 4 năm 2014.
  23. ^ “Kim Jong Un Elected as Chairman of DPRK State Affairs Commission”. KCNA Watch. 30 tháng 6 năm 2016.
  24. ^ “Supreme Leader Kim Jong Un Elected as Chairman of DPRK State Affairs Commission”. KCNA Watch. 12 tháng 4 năm 2019.