Chiến tranh Iran-Iraq

Chiến tranh Iran-Iraq
Một phần của Chiến tranh lạnh
Địa điểm
Iran, Iraq, Vịnh Ba Tư, biên giới Iran-Iraq
Kết quả

Bế tắc

  • Iraq thất bại về chiến lược
  • Iran thất bại về chiến thuật
  • Hai phe đều tuyên bố chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Liên hợp quốc-yêu cầu ngừng bắn; duy trì trạng thái trước chiến tranh; LHQ quy tội cho Iraq. Iran giành được sông Shatt al-Arab.
Tham chiến

Iran Iran

Iraq Iraq

Chỉ huy và lãnh đạo
Iran Ruhollah Khomeini
Iran Akbar Hashemi Rafsanjani
Iran Ali Shamkhani
Iran Mostafa Chamran 
Iraq Saddam Hussein
Iraq Ali Hassan al-Majid
Lực lượng
305.000 lính
500.000 dân quân Pasdaran và Basij
900 xe tăng
1.000 xe bọc thép
3.000 pháo
470 máy bay
750 trực thăng[1]
190.000 lính
5.000 xe tăng
4.000 xe bọc thép
7.330 pháo
500+ máy bay,
100+ trực thăng[2]
Thương vong và tổn thất
Khoảng 500.000+ lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương Khoảng 375.000+ lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương

Chiến tranh Iran – Iraq, hay còn được biết đến với những tên gọi Chiến tranh xâm lược của Iraq (جنگ تحمیلی, Jang-e-tahmīlī), Cuộc phòng thủ thần thánh (دفاع مقدس, Defa-e-moghaddas) và Chiến tranh Cách mạng IranIran, và Qādisiyyah của Saddām's (قادسيّة صدّام, Qādisiyyat Saddām) ở Iraq, là một cuộc chiến tranh giữa lực lượng vũ trang hai nước IraqIran kéo dài từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 8 năm 1988. Nó thường được gọi là Chiến tranh Vùng Vịnh cho tới khi xảy ra cuộc xung đột Iraq – Kuwait (19901991), và từ đó mang tên Chiến tranh Vùng Vịnh lần I. Cuộc xung đột Iraq – Kuwait, tuy trước đây thường được biết đến dưới tên Chiến tranh Vùng Vịnh lần II, sau này lại được gọi đơn giản là Chiến tranh Vùng Vịnh. Nhiều người còn xem cuộc chiến này là Chiến tranh Quy ước dài nhất thế kỷ XX do có một cuốn sách do nhà sử học Dilip Hiro viết có cùng tựa như vậy, tuy nhiên điều này vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các sử gia. Nó cũng thường được các nước phương Tây xem là một trong Những cuộc chiến bị bỏ quên của thế kỷ XX.

Chiến tranh bắt đầu khi Iraq đem quân xâm lược Iran vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 sau một giai đoạn dài tranh chấp biên giới. Mặc dù Iraq tấn công mà không có lời cảnh cáo chính thức, họ đã không thể giành thắng lợi và sớm bị quân đội Iran đẩy lùi. Bỏ qua những lời kêu gọi ngừng bắn từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, sự thù địch vẫn tiếp diễn đến ngày 20 tháng 8 năm 1988; nhóm tù binh chiến tranh cuối cùng đã được trao đổi vào năm 2003. Cuộc chiến đã làm thay đổi tình hình chính trị ở khu vực và thậm chí là toàn cầu.

Cuộc chiến cũng gây được sự chú ý do nó tương tự như Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những chiến thuật như đắp hào, sử dụng tháp súng máy, sử dụng lưỡi lê, tấn công biển người và việc sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học của Iraq (như khí mù tạc) để chống lại quân đội và dân thường Iran cũng như lực lượng người Kurd của Iraq. Cùng thời gian này, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố (không chỉ đích danh Iraq) rằng: "Các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh", tuyên bố còn nói thêm: "Cộng đồng quốc tế vẫn còn im lặng trước việc Iraq dùng vũ khí giết người hàng loạt để giết người Iran và người Kurd ở Iraq".

Bối cảnh

Tên gọi cuộc chiến

Cuộc chiến vẫn thường được biết đến dưới cái tên Chiến tranh Vùng Vịnh hay Chiến tranh Vùng Vịnh Péc Xích cho đến khi Xung đột Iraq và Kuwait (Chiến dịch Bão táp sa mạc tháng 1 đến tháng 2 năm 1991), từ đó về sau gọi là Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Cuộc xung đột Iraq – Kuwait, được biết đến với cái tên gốc là Cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai, về sau được gọi đơn giản là Chiến tranh Vùng Vịnh. Chiến tranh giải phóng Iraq 2003 được gọi là Chiến tranh Vùng Vịnh lần hai.[cần dẫn nguồn]

Tổng thống Iraq Saddam Hussein ban đầu gọi cuộc xung đột này là "Chiến tranh gió lốc".[3]

Nguồn gốc

Thời kỳ hậu thuộc địa

Một trong các yếu tố dẫn đến sự thù địch giữa hai quốc gia này xuất phát từ sự tranh chấp quyền sở hữu vùng nước Shatt al-Arab (người Iran gọi là Arvand Rud) ở đầu Vịnh Ba Tư, một con sông quan trọng cho công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ của cả hai nước. Năm 1937, IranIraq đã ký một hiệp ước giải quyết xung đột kéo dài này, trong đó tham chiếu đến thời chiến tranh Ottoman – Ba Tư từ thế kỷ XVIXVII để xác định quyền quản lý Shatt al-Arab.[4] Cũng trong năm đó, IranIraq tham gia vào Hiệp ước Saadabad, mối quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trong vài thập niên tiếp theo.[4] Đến năm 1955, hai quốc gia lại tham gia vào Hiệp ước Bagdad.[4] Hiệp ước năm 1937 công nhận biên giới giữa Iran với Iraq là dọc theo mức nước ròng phía bờ đông của Shatt al-Arab ngoại trừ tại Abadan và Khorramshahr, nơi đường biên chạy dọc theo thalweg (đường nước lớn) dẫn đến việc Iraq quản lý hầu hết con sông này; miễn là tất cả tàu sử dụng Shatt al-Arab treo cờ Iraq và có hoa tiêu người Iraq và bắt buộc Iran phải trả phí cho Iraq khi tàu của họ sử dụng Shatt al-Arab.[5]

Cuộc lật đổ Dòng họ Hashemite ở Iraq năm 1958 chuyển quyền lực sang một chính quyền mới với tinh thần dân tộc cực đoan hơn, đã lập tức rút khỏi Hiệp ước Bagdad. Ngày 18 tháng 12 năm 1959, nhà lãnh đạo mới của Iraq Abdul Karim Qassim, tuyên bố: "Chúng tôi không muốn nhắc đến lịch sử các bộ lạc Ả Rập sinh sống ở Al-Ahwaz và Mohammareh [tức Khorramshahr]. Những người Ottoman đã trao Mohammareh, là lãnh thổ của Iraq, cho Iran". Sự bất mãn của chính quyền Iraq với việc Iran sở hữu tỉnh giàu dầu mỏ Khūzestān (mà người Iraq gọi là Arabistan), nơi có đông người dân nói tiếng Ả Rập, không chỉ dừng lại ở các tuyên bố; Iraq bắt đầu ủng hộ các phong trào ly khai ở Khuzestan, và thậm chí đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên hội nghị của Liên đoàn Ả Rập, nhưng không thành công. Iraq miễn cưỡng hoàn thành các hiệp định đã có với Iran – đặc biệt sau cái chết của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser năm 1970 và sự lớn mạnh của Đảng Ba'ath dẫn tới cuộc lật đổ quân sự năm 1968, Iraq đã tự cho mình là "lãnh đạo thế giới Ả Rập". Cùng thời gian đó, cuối thập niên 1960, sức mạnh quân sự của Iran, với mức chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi, cũng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn trong khu vực Cận Đông.[4] Tháng 4 năm 1969, Iran hủy bỏ Hiệp ước 1937 về Shatt al-Arab, và như vậy không trả thuế cho Iraq khi tàu bè của họ sử dụng Shatt al-Arab nữa.[6] Iraq đe dọa chiến tranh vì hành động này của Iran, nhưng vào ngày 24 tháng 4 năm 1969, một chiếc tàu chở dầu Iran được tàu chiến hộ tống đi xuôi dòng Shatt al-Arab, Iraq khi đó đang yếu thế hơn về quân sự đã không có bất cứ hành động nào.[5] Việc Iran phá bỏ Hiệp ước 1937 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ gia tăng căng thẳng giữa IraqIran kéo dài cho tới tận Hiệp định Algiers năm 1975.[5] Năm 1969, Phó Thủ tướng Iraq tuyên bố: "Tranh chấp của Iraq với Iran có liên quan đến vấn đề Arabistan (Khuzestan) là một phần lãnh thổ của Iraq bị sáp nhập vào Iran dưới thời ngoại bang còn thống trị". Không lâu sau, các đài phát thanh Iraq phát riêng dành cho[cần dẫn nguồn] "Arabistan", khuyến khích dân Ả Rập ở Iran, thậm chí cả người Balūchīs nổi dậy chống lại chính phủ của Vua Iran. Những đài truyền hình ở Basra thậm chí còn mô tả tỉnh Khuzestan của Iran như là một phần tỉnh mới của Iraq gọi là Nasiriyyah, đổi tên tất cả thành phố của Iran bằng tên Ả Rập.

Năm 1971, Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi tuyên bố chủ quyền trên các đảo Abu Musa, Tunb Lớn và Nhỏ thuộc Vịnh Ba Tư, sau khi người Anh rút đi.[7] Iraq khi đó tịch thu toàn bộ tài sản của 70.000 người Iraq gốc Iran và trục xuất họ đi khỏi nơi sinh sống, sau khi đã phàn nàn vấn đề này lên Liên đoàn Ả RậpLiên Hợp Quốc nhưng không thành công. Nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn những người bị trục xuất thực ra là người Iraq gốc Shia, và không hề có ràng buộc gì về mặt huyết thống với Iran, và đại đa số họ nói tiếng Ả Rập, chứ không phải tiếng Ba Tư.[8] Để trả đũa cho tuyên bố chủ quyền của Iraq đối với Khuzestan, Iran bảo trợ cho quân phiến loạn người Kurd vào đầu thập niên 1970, cung cấp căn cứ cho người Kurd ở Iraq và cung cấp vũ khí cho các nhóm này.[5] Bên cạnh việc Iraq liên tục xúi giục chủ nghĩa ly khaiKhuzestan và tỉnh Blochistan thuộc Iran, cả hai nước đều khuyến khích các phong trào ly khai của những người Kurd theo chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước. Mùa đông năm 1974-75, Iran và Iraq suýt chiến tranh do Iran hỗ trợ người Kurd.[5] Tuy vậy, do Iran mạnh hơn về quân sự và đông hơn về dân số, nên người Iraq không gây chiến và lựa chọn thỏa hiệp với Tehran để kết thúc sự phản loạn của người Kurd.[5] Trong Hiệp định Algiers 1975, Iraq đã nhượng lãnh thổ của mình – gồm cả vùng nước – để được bình thường hóa quan hệ.[5] Để trả lại việc Iraq công nhận biên giới trên Shatt al-Arab chạy dọc theo toàn bộ thalweg, Iran ngưng hỗ trợ cho du kích người Kurd.[5] Thỏa thuận Algiers được nhiều người Iraq xem là nỗi nhục quốc thể.[5]

Mối quan hệ giữa Chính phủ Iran và Iraq có tiến triển vào năm 1978, khi các điệp viên người Iran tại Iraq khám phá ra một vụ đảo chính của phe thân Liên Xô. Khi được thông báo về kế hoạch này, Saddam Hussein, khi đó đang là Phó Tổng thống, đã ra lệnh hành hình hàng tá sĩ quan quân đội, và để trả ơn, ông ra lệnh trục xuất Ruhollah Khomeini, nhà lãnh đạo thần quyền lưu vong chống lại Quốc vương, khỏi Iraq.

Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran

Tư tưởng đoàn kết Hồi giáo dưới một nhà nước thống nhất, cuộc cách mạng Hồi giáo theo dòng Shia do Ayatollah Khomeini lãnh đạo với sự ra đời của Cộng hòa Hồi giáo Iran; cùng với tư tưởng quốc gia Ả Rập của chính quyền Saddam Hussein là trung tâm của xung đột.

Saddam Hussein rất muốn đưa Iraq lên tầm một cường quốc khu vực. Do đó, xâm lược được Iran sẽ tăng tiềm năng dự trữ dầu của Iraq giúp nước này thống trị khu vực vịnh Persian.

Nhiều lần Saddam đã ám chỉ đến cuộc chinh phạt Hồi giáo vào Iran (sự chinh phạt của người Hồi giáo vào Ba Tư năm 644). Ví dụ, ngày 2 tháng 4 năm 1980, nửa năm trước khi phát động chiến tranh, khi đến thăm Đại học al-Mustansiriyyah ở Bagdad, Saddam đã nói đến thất bại của Ba Tư ở thế kỷ thứ VII trong Trận al-Qādisiyyah, ông nói:

Nhân danh các bạn, những người anh em, và thay mặt cho người Iraq và A-rập ở khắp nơi. Chúng ta gửi tới bọn Ba Tư hèn nhát và thấp bé,những kẻ muốn trả thù Al-Qadisiyah rằng tinh thần Al-Qadisiyah cũng như máu và niềm tự hào của người dân Al-Qadisiyah mang theo trên ngọn giáo lớn hơn tham vọng của chúng."[9]

Về phần mình, Ayatollah Ruhollah Khomeini tin rằng những người Hồi giáo, đặc biệt là người theo dòng ShiaIraq, Ả Rập Xê ÚtKuwait, những người mà ông cho là đang bị đàn áp, có thể và nên noi gương người Iran nổi dậy lật đổ chính phủ và cùng lập ra một quốc gia Hồi giáo thống nhất.[10] Khomeini và những nhà cách mạng Hồi giáo Iran khác coi chủ nghĩa thế tục của Saddam, chế độ dân tộc chủ nghĩa A-rập của Đảng Ba'ath như là "phi Hồi giáo" và là "con rối của quỷ Satan"[11], ông kêu gọi người Iraq hãy lật đổ chế độ Saddam Hussein. Cùng thời gian này diễn ra quá trình thanh trừng các sĩ quan quân đội gay gắt (một số án tử hình được quyết định bởi Sadegh Khalkhali, người nắm chức vụ thi hành luật Hồi giáo sharia thời hậu cách mạng). Việc thiếu phụ tùng thay thế cho số vũ khí do Mỹ sản xuất đã làm yếu quân đội một thời hùng mạnh của Iran. Quân đội Iran được trang bị kém dù cho có lực lượng dân binh trung thành và tận tụy. Iran cũng phòng thủ rất mỏng ở khu vực sông Shatt al-Arab.

Iraq phát động cuộc chiến mà cứ tin tưởng người SunniIran sẽ ủng hộ và gia nhập phe mình. Iraq đã đánh giá sai lầm sức mạnh của tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Iran dù cho có khác biệt về mặt lịch sử giữa các bộ lạc và họ cũng đánh giá sai khả năng kiểm soát báo chí của chính quyền Iran. Do đó chỉ có một số ít người A-rập ở Khuzestan và người Sunni ở Iran hợp tác với quân Iraq.[cần dẫn nguồn]

Năm 1980, vài tháng trước khi chiến tranh bắt đầu, Đại sứ quán Iran ở Luân Đôn bị một nhóm khủng bố do Iraq hậu thuẫn tấn công. Sự kiện này được biết đến với cái tên Iranian Embassy Siege (cuộc bao vây đại sứ quán Iran).[12]

Báo cáo của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ngày 9 tháng 12 năm 1991 (S/23273) thẳng thắn nhận xét: "Hành động gây hấn của Iraq với Iran trong việc phát động chiến tranh và phá vỡ hòa bình và an ninh quốc tế".[13]

Biên niên kỷ cuộc chiến

Lý do Iraq gây chiến và mục tiêu của cuộc chiến

Cái cớ gây chiến của Iraq là vụ ám sát hụt Ngoại trưởng nước này Tariq Aziz ở miền Nam Iraq. Saddam Hussein cáo buộc "các điệp viên Iran" là thủ phạm.

Sông Shatt al-Arab nằm trên biên giới Iran–Iraq

Từ tháng 3 năm 1980, quan hệ giữa hai nước đi xuống nghiêm trọng, Iran đơn phương giáng cấp quan hệ ngoại giao xuống mức đại biện, rút đại sứ về nước và yêu cầu phía Iraq có hành động tương ứng. Căng thẳng dâng cao vào tháng 4 khi xảy ra vụ ám sát phó thủ tướng Iraq Tariq Aziz và 3 ngày sau là vụ đánh bom nhằm vào đoàn tang lễ trên đường đến nghĩa trang mai táng những sinh viên thiệt mạng trong vụ tấn công trước đó. Iraq đổ lỗi cho Iran đứng sau các vụ việc trên và tháng 9 thì nước này bắt đầu tấn công.[14]

Ngày 17 tháng 9, trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Saddam Hussein nói: "Những hành động thường xuyên và rõ ràng của Iran vi phạm chủ quyền của Iraq... đã khiến cho Hiệp định Algiers 1975 không còn giá trị... Dòng sông này (sông Shatt al-Arab)...phải được trả lại cái tên A-rập mà nó đã mang suốt chiều dài lịch sử và (Iraq)phải được trả lại toàn bộ các quyền chủ quyền đối với dòng sông.",[15]

Các mục tiêu của Iraq khi xâm lược Iran:

  1. Kiểm soát hoàn toàn sông Shatt al-Arab
  2. Chiếm các đảo gồm: Abu Musa và 2 đảo mang tên Greater and Lesser Tunbs thay cho UAE.
  3. Sáp nhập vùng Khuzestan vào Iraq.
  4. Lật đổ chính quyền cách mạng Hồi giáo ở Iran[cần dẫn nguồn]
  5. Ngăn chặn sự lan tràn của Cách mạng Hồi giáo trong khu vực.

Tháng 9 năm 1980: Iraq tấn công

Chiến tranh Iran – Iraq - 22 tháng 9 1980Tehran

Ngày 22 tháng 9 năm 1980 Iraq mở cuộc tấn công toàn diện vào Iran. Vào ngày này, không quân Iraq oanh kích vào 10 sân bay trong nội địa Iran nhưng không đạt được mục tiêu vô hiệu hóa không quân Iran ngay trên mặt đất.[16] Ngày hôm sau, Iraq bắt đầu mở cuộc tấn công trên bộ, với ba mũi tiến công cùng lúc trên một mặt trận dài 644 km.[16] Theo Saddam Hussein mục đích của cuộc chiến là nhằm làm suy yếu phong trào của Khomeini và ngăn cản việc "xuất khẩu cách mạng Hồi giáo sang Iraq và các quốc gia Vùng Vịnh Péc-xích khác"[14] Trong số 6 sư đoàn Iraq tham chiến, có 4 sư đoàn tấn công tỉnh Khuzestan, nằm ở rìa phía nam của biên giới 2 nước, chia cắt vùng sông Shatt al-Arab khỏi phần còn lại của Iran và thiết lập một vùng an toàn trên bộ.[16] Hai sư đoàn còn lại tấn công vào khu vực bắc và trung phần của biên giới nhằm ngăn chặn quân Iran phản công vào lãnh thổ Iraq.[17] Hai trong số 4 sư đoàn Iraq hoạt động ở gần vùng biên giới phía Nam (1 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn thiết giáp) bắt đầu bao vây chiến lược hai thị trấn quan trọng là Abadan và Khorramshahr.[16] Hai sư đoàn thiết giáp còn lại bảo vệ khu vực tứ giác Khorramshahr-Ahvaz-Susangerd-Musian nhằm tiếp tục bao vây.[16] Ở mặt trận trung tâm, quân Iraq chiếm Mehran, thọc sâu vào vùng đồi núi thuộc rặng núi Zagros. Và để ngăn chặn khả năng quân Iran dùng con đường đánh Iraq truyền thống trước đây là Tehran–Baghdad, quân Iraq đóng ở một số vị trí nằm trước vùng Qasr-e-Shirin.[17] Ở mặt trận phía Bắc, quân Iraq cố gắng thiết lập phòng tuyến Suleimaniya để bảo vệ tổ hợp lọc dầu Kirkuk.[17]

Do quân chính quy Iran và lực lượng vệ binh cách mạng Iran (Pasdaran) hoạt động độc lập nên quân Iraq không hề phải chạm trán với sự kháng cự có phối hợp nào.[17] Ngày 24 tháng 9, Hải quân Iran tấn công Basra phá hủy hai kho dầu gần thành phố cảng Fao của Iraq. Điều này đã là giảm khả năng xuất khẩu dầu của Iraq.[18] Tháng 9, không quân Iran bắt đầu không kích các mục tiêu quan trọng chiến lược của Iraq bao gồm: các cơ sở lọc dầu, đập nước, các nhà máy hóa dầu và lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad.[18] Tính đến ngày 1 tháng 10 thành phố Baghdad đã phải gánh chịu 8 trận không kích.[18] Để trả đũa, máy bay Iraq oanh tạc các mục tiêu của phía Iran.[18] Lực lượng vệ binh cách mạng Iran chiến đấu "hăng hái và ngoan cường"[19] và là lực lượng chủ lực trong chiến đấu.[20] Ngày 24 tháng 10, Khorramshahr bị chiếm[19]. Đến tháng 11, Saddam ra lệnh tấn công Dezful và Ahvaz,[18] nhưng quân Iraq không chiếm được hai thành phố này.[18]

Iraq huy động 21 sư đoàn cho cuộc tấn công này trong khi phía Iran kháng cự với 13 sư đoàn quân chính quy và 1 lữ đoàn. Trong số các sư đoàn nói trên chỉ có 7 sư đoàn triển khai tới biên giới.

Cuộc "tiến công chớp nhoáng" này diễn ra khi quân đội Iran vẫn còn thiếu tổ chức, diễn ra trên một mặt trận rộng lớn kéo từ trục Mehran–Khorramabad miền trung Iran đến tận Ahvaz, vùng đất giàu tài nguyên dầu mỏ thuộc tỉnh Khuzestan.

Cuộc tấn công của Iraq lâm vào bế tắc

Đến khoảng tháng 3 năm 1981 Iraq bế tắc trong tiến công. Những lần không kích của Iraq hồi đầu cuộc chiến chỉ thành công trong việc phá hủy một phần cơ sở hạ tầng sân bay của Iran chứ không vô hiệu hóa được lực lượng không quân nước này. Không quân Iraq chỉ có thể oanh kích vào nội địa Iran với một số ít máy bay MiG-23BN, Tu-22Su-20, điều này hầu như không hiệu quả với một đất nước rộng lớn như Iran. Không quân Iran phản kích với hàng loạt máy bay chiến đấu F-4 tấn công vào các mục tiêu của Iraq, ít ngày sau không quân Iran đã áp đảo Iraq. Điều này cho phép họ tiến hành không kích các mục tiêu trên bộ bằng máy bay ném bom và trực thăng vũ trang.

Nhân dân Iran thay vì nghe lời phe cựu hoàng lưu vong chống lại chính quyền Hồi giáo, nay họ tập hợp dưới lá cờ dân tộc để kháng chiến. Đến tháng 11, ước tính có đến 200.000 quân được bổ sung cho chiến trường, đa phần là lính tình nguyện.[21] Quân Iraq nhanh chóng nhận ra rằng tiềm lực quân sự Iran không phải là "gần như trống không" như họ nghĩ.

Gần 1 năm kể từ khi Iraq lâm vào bế tắc tháng 3 năm 1981, không có nhiều thay đổi trên chiến trường. Nhưng đến giữa tháng 3 năm 1982 quân Iran phản công đẩy quân Iraq phải rút lui. Đến tháng 6 năm 1982, Iran tái chiếm các vùng đất đã bị mất lúc đầu cuộc chiến. Trận có ý nghĩa đặc biệt trong chiến dịch phản công ở tỉnh Khuzestan là trận giải phóng thành phố Khorramshahr vào ngày 24 tháng 5 năm 1982.

Iraq rút quân nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn

Binh lính Iraq bị bắt làm tù binh tại Khorramshahr

Saddam quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Iran để đóng dọc biên giới hai nước.[17] Theo giáo sư về Trung Đông và Địa Trung Hải học Efraim Karsh, Saddam quyết định như vậy vì binh lính Iraq lúc này đã quá mất nhuệ khí để có thể tiếp tục chiếm đóng Iran. Hơn nữa, Iran có thể dùng phòng tuyến bên trong lãnh thổ Iraq gần biên giới để tiếp tục kháng cự.[17] Lấy cái cớ là việc Israel xâm lược Liban (ngày 6 tháng 6 năm 1982) Iraq tuyên bố rút quân và đề nghị Iran ngừng bắn, hai nước sẽ cử quân sang giúp người Palestine chiến đấu ở Liban. Tuy nhiên đề nghị này đã bị phía Iran khước từ.[17] Cuộc rút quân bắt đầu vào ngày 20 tháng 6 và kết thúc hoàn toàn vào ngày 30 tháng 6.[17] Giáo sư Karsh miêu tả quyết định rút quân của Saddam là "một trong những hành động mang tính chiến lược sáng suốt nhất của ông ta trong suốt cuộc chiến".[17]

Một kế hoạch được A-rập Xê-út bảo trợ nhằm kết thúc chiến tranh được phía Iraq đồng ý. Kế hoạch bao gồm: $70 tỉ USD bồi thường chiến phí do các quốc gia A-rập ở vịnh Péc-Xích trả thay cho Iraq và việc triệt thoái hoàn toàn quân Iraq khỏi Iran - những người chỉ trích chính sách của chính phủ Iran gọi đây là một "món hời khổng lồ cho Iran."[22] Iran khước từ kế hoạch này, đưa ra yêu sách phải thay thế chính quyền Saddam Hussein, hồi hương 100.000 người Hồi giáo dòng Shi'ites bị trục xuất khỏi Iraq trước chiến tranh và $150 tỉ USD tiền bồi thường chiến phí. [cần dẫn nguồn]

Ngày 21 tháng 6, Khomeini nêu ra quan điểm Iran nên xâm lược Iraq trong thời gian ngắn. Ngày 22 tháng 6, tổng tư lệnh quân đội Iran Shirazi tuyên bố "tiếp tục đánh cho đến khi lật đổ chế độ Saddam Hussein để chúng ta có thể cầu nguyện ở Karbala và Jerusalem".[17] Tuyên bố này mang ý nghĩa tương tự như nhận xét của nhà lãnh đạo Iran Khomeini về vấn đề đình chiến với Iraq: "Không có điều kiện nào ngoài việc chế độ ở Baghdad phải sụp đổ và được thay thế bằng một nền Cộng hòa Hồi giáo."[23]

Cuộc tấn công của Iran, cuộc phòng thủ kịch liệt của Iraq

Dưới khẩu hiệu "Chiến tranh, Chiến tranh tới khi Chiến thắng" và "Con đường tới Jerusalem đi qua Karbala",[24] Iran tiến quân. Một chiến thuật được sử dụng trong cuộc tấn công này đã được biết đến trên toàn thế giới là sự khuyến khích hành động dũng cảm của các chiến binh tình nguyện basij trẻ của Iran những người tìm cách trở thành người tử vì đạo bằng những cuộc tấn công biển người vào các vị trí của Iraq. Những người tình nguyện được khích lệ trước các trận đánh bằng những câu chuyện về Ashura, Trận Karbala, và vinh quang cực đỉnh của kẻ tử vì đạo, và thỉnh thoảng bởi một diễn viên (thường là một binh sĩ lớn tuổi hơn), đóng vai Imam Hossein trên mình một con ngựa trắng, phi dọc theo các chiến tuyến, tạo cho các chiến binh chưa có kinh nghiệm viễn cảnh của "người anh hùng sẽ lao mình vào trận chiến định mệnh trước khi gặp vị Thánh của mình." [25]

Ngày 13 tháng y, các đơn vị Iran vượt biên giới tiến về Basra, thành phố quan trọng thứ hai của Iraq. Tuy nhiên, kẻ thù mà họ phải đối mặt đã giăng ra một lực lượng phòng thủ lớn. Không giống như những lực lượng phòng thủ chuẩn bị vội vàng mà người Iraq từng đưa ra trước Iran trong cuộc chiếm đóng các lãnh thổ bị chinh phục năm 1980–1981, các lực lượng phòng vệ biên giới đã được phát triển rất tốt ngay trước cuộc chiến, và người Iraq đã có thể sử dụng một mạng lưới lô cốt và trận địa pháo dày đặc. Saddam cũng đã tăng gấp đôi quân số Iraq từ 500.000 binh sĩ năm 1981 (26 sư đoàn và 3 lữ đoàn độc lập) lên tới 1.050.000 người (55 sư đoàn và 9 lữ đoàn) năm 1985.[cần dẫn nguồn]

Những nỗ lực của Saddam đã mang lại kết quả. Iran đã sử dụng các chiến dịch phối hợp với kết quả tốt khi tấn công quân đội Iraq trong lãnh thổ của họ, và đã tung ra các cuộc tấn công biển người mang tính biểu tượng với sự hỗ trợ mạnh của pháo binh, máy bay và xe tăng. Tuy nhiên, thiếu hụt đạn dược đồng nghĩa với việc người Iran tung ra các cuộc tấn công biển người mà không có sự hỗ trợ của các nhánh quân đội khác. Ưu thế vượt trội của lực lượng phòng thủ Iraq khiến hàng chục nghìn binh sĩ Iran thiệt mạng trong hầu hết các chiến dịch sau năm 1982, và lực lượng phòng thủ Iraq vẫn giữ được hầu hết các vị trí.

Trong cuộc tấn công Basra, hay Chiến dịch Ramadan, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng.

1983–1985: Các cuộc tấn công khác của Iran không thể phá vỡ thế bế tắc chiến lược

Lãnh thổ xa nhất giành được

[26] Sau thất bại của những cuộc tấn công mùa hè năm 1982, Iran tin rằng một cố gắng lớn dọc theo toàn bộ chiều dài mặt trận sẽ mang lại thắng lợi họ đang mong đợi. Ưu thế quân số của Iran sẽ tạo ra một bước đột phá nếu họ tấn công trên mọi khu vực của mặt trận và cùng thời điểm, nhưng họ vẫn thiếu sự tổ chức cho cuộc tấn công kiểu đó. Iran nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Libya, và Trung Quốc. Người Iraq có nhà viện trợ hơn như Liên Xô, các quốc gia NATO, Pháp, Anh Quốc, Brasil, Nam Tư, Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Ả Rập Xê Út, và Hoa Kỳ.

Trong năm 1983, Iran tung ra năm cuộc tấn công lớn dọc theo mặt trận. Không cuộc tấn công nào mang lại kết quả lớn. Lập trường của Khomeini về một cuộc ngừng bắn vẫn không thay đổi.

Tháng 2 năm 1984, Saddam ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công không quân và tên lửa vào mười một thành phố ông đã lựa chọn. Cuộc ném bom ngừng lại ngày 22 tháng 2 năm 1984. Iran nhanh chóng trả đũa vào các trung tâm đô thị của đối phương, và những cuộc tấn công qua lại đã được gọi là "cuộc chiến tranh giữa các thành phố" lần thứ nhất. Trong suốt thời gian cuộc chiến, có năm cuộc chiến tranh như vậy.

Các cuộc tấn công vào các thành phố Iran không tiêu diệt được quyết tâm chiến đấu của chính phủ Iran. Ngày 15 tháng 2, người Iran tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào khu vực trung tâm chiến trường nơi Quân đoàn số 2 của Iraq đã được triển khai. 250.000 lính Iran đối mặt với 250.000 quân Iraq.

Từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 5, và từ 22 tới 24 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 6, Iran nỗ lực chiếm thị trấn chiến lược Kut al-Amara và cắt đường cao tốc nối Baghdad với Basra. Việc chiếm đóng con đường này khiến quân đội Iraq gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp hậu cần và phối hợp sự phòng vệ, nhưng các lực lượng Iran chỉ vào được cách con đường cao tốc 15 dặm (24 km).

Tuy nhiên, Chiến dịch Khaibar mang lại thắng lợi lớn hơn nhiều. Với một số cuộc tấn công hướng về thành phố Basra quan trọng của Iraq, chiến dịch bắt đầu ngày 24 tháng 2 và kéo dài tới ngày 19 tháng 3. Lực lượng phòng vệ Iraq, luôn ở trong tình trạng chiến đấu từ ngày 15 tháng 2, dường như gần tan vỡ hoàn toàn. Người Iraq đã thành công trong việc ổn định mặt trận nhưng chỉ sau khi quân Iran đã chiếm được một phần đảo Majnun. Dù có sự phản công mạnh mẽ của Iraq cộng với việc sử dụng hơi cay và khí độc thần kinh sarin, quân Iran vẫn giữ được vùng đã chiếm đóng và tiếp tục giữ hầu hết chúng cho tới cuối cuộc chiến.[21]

Tháng 1 năm 1985 – Tháng 2 năm 1986: Những cuộc tấn công sớm thất bại của Iran và Iraq

Với các lực lượng vũ trang của mình được cung cấp tài chính từ Ả Rập Xê Út, Kuwait và các quốc gia Vùng Vịnh khác, và những nguồn cung vũ khí dồi dào từ Liên Xô, Trung Quốc và Pháp (cùng với các nước khác), Saddam bắt đầu tiến công ngày 28 tháng 1 năm 1985, lần đầu tiên kể từ đầu năm 1980. Tuy nhiên, cuộc tấn công này không mang lại thắng lợi nào, và quân Iran trả đũa với cuộc tấn công của họ về phía Basra, mã hiệu Chiến dịch Badr, ngày 11 tháng 3 năm 1985. Imam Khomeini hối thúc người Iran khi phát biểu, "Chúng ta tin rằng Saddam muốn biến đạo Hồi thành một sự báng bổ và thuyết đa thần.... nếu Hoa Kỳ giành chiến thắng... và trao chiến thắng cho Saddam, Hồi giáo sẽ nhận một cú đấm như vậy khiến nó không thể ngẩng đầu lên trong một thời gian dài... Vấn đề là sự báng bổ tới Hồi giáo, và không phải là giữa Iran và Iraq." [27]

Tới thời điểm này, sự thất bại của những cuộc tấn công biển người không có hỗ trợ trong năm 1984 có nghĩa là Iran đang tìm cách phát triển một mối quan hệ làm việc tốt hơn giữa quân đội và Pasdaran. Chính phủ Iran cũng tìm cách biến các đơn vị Pasdaran thành các lực lượng chiến đấu quy ước hơn. Cuộc tấn công đã thành công trong việc chiếm một phần của con đường cao tốc Baghdad-Basra từng không đạt được trong Chiến dịch Bình minh 5 và Chiến dịch Bình minh 6. Saddam trả đũa trước tình hình khẩn cấp chiến lược này bằng những cuộc tấn công khí độc vào các vị trí của Iran dọc theo đường cao tốc và tung ra cuộc 'chiến tranh giữa các thành phố' lần hai với những chiến dịch không kích và bắn tên lửa hàng loạt vào hai mươi thị trấn của Iran, gồm cả Tehran.

Cuộc chiến tàu chở dầu và Hoa Kỳ hỗ trợ Iraq

Cuộc chiến tàu chở dầu bắt đầu khi Iraq tấn công các tàu chở dầu của Iran và các kho chứa dầu tại đảo Kharg năm 1984. Iran trả đũa bằng cách tấn công các con tàu chở theo dầu của Iraq từ Kuwait và sau đó là bất kỳ tàu chở dầu nào của các quốc gia Ả Rập ủng hộ Iraq. Các cuộc tấn công bằng đường không và tàu nhỏ không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế các quốc gia Vùng Vịnh và Iran chuyển cảng của mình tới Đảo Larak tại Eo Hormuz.[28]

Năm 1982 với những thắng lợi trên chiến trường của Iran, Hoa Kỳ mở rộng ủng hộ Iraq, cung cấp thông tin tình báo, viện trợ kinh tế, bình thường hoá quan hệ với chính phủ (đã ngừng lại trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967), và cung cấp các thiết bị và phương tiện "lưỡng dụng". Các thiết bị lưỡng dụng là các thiết bị như xe tải nặng, xe cứu thương bọc thép và thiết bị viễn thông cũng như công nghệ công nghiệp có thể áp dụng vào quân sự.[29] Tổng thống Ronald Reagan quyết định rằng Hoa Kỳ "không thể để Iraq thua trận trước Iran", và rằng Hoa Kỳ "sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để Iraq không bị thua trận trước Iran."[30] Tổng thống Reagan đã chính thức hoá chính sách này bằng cách đưa ra Chỉ thị Quyết định An ninh Quốc gia ("NSDD") về hiệu ứng này tháng 6 năm 1982.

Những cuộc tấn công vào tàu bè

Lloyd's of London, một thị trường bảo hiểm của Anh, ước tính rằng cuộc Chiến tranh tàu chở dầu đã làm hư hại 546 tàu chở hàng thương mại và làm thiệt mạng khoảng 430 thủy thủ. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các cuộc tấn công của Iran vào các tàu hàng của Kuwait, vào ngày 1 tháng 11 năm 1986, Kuwait chính thức kêu gọi các cường quốc nước ngoài bảo vệ các con tàu của mình. Liên Xô đồng ý bảo vệ các tàu chở dầu từ năm 1987, và Hoa Kỳ đề xuất bảo vệ cho các tàu chở dầu treo cờ Mỹ ngày 7 tháng 3 năm 1987 (Chiến dịch Earnest Will và Chiến dịch Prime Chance).[31] Theo luật pháp quốc tế, một cuộc tấn công vào những con tàu như vậy sẽ bị coi là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ, cho phép Hải quân Hoa Kỳ phản ứng. Sự hỗ trợ này sẽ bảo vệ các tàu trung lập đi về phía các cảng Iraq, đảm bảo một cách hiệu quả tiềm lực của Iraq cho cuộc chiến lâu dài.[cần dẫn nguồn]

Cuộc tấn công của Iran vào tàu chiến Mỹ

Ngày 17 tháng 5 năm 1987, một chiếc máy bay tấn công Mirage F1 của Iran đã bắn hai quả tên lửa Exocet vào chiếc USS Stark (FFG 31), một tàu khu trục lớp Perry. Quả tên lửa đầu tiên lao vào mạn trái tàu và không nổ, dù nó gây nên đám cháy từ vật liệu đẩy của nó; quả thứ hai lao tới ngay sau đó và hầu như đúng vào vị trí quả thứ nhất và xuyên vào phòng thủy thủ, nổ tung. Sức nổ đã làm thiệt mạng 37 thủy thủ và làm 21 người bị thương. Đây vẫn là cuộc tấn công thành công duy nhất của tên lửa chống tàu vào tàu chiến Mỹ.[32][33]

Hoạt động quân sự của Hoa Kỳ với Iran

Tuy nhiên, sự chú ý của Mỹ tập trung trên việc cô lập Iran cũng như tự do hàng hải, chỉ trích việc Iran khai thác các vùng biển quốc tế, và tài trợ cho Nghị quyết 598 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, được thông qua ngày 20 tháng 7, theo đó họ đã chạm trán nhỏ vài lần với các lực lượng Iran. Trong Chiến dịch Nimble Archer tháng 10 năm 1987, Hoa Kỳ tấn công các giàn khoan dầu của Iran để trả đũa vụ tấn công của Iran vào tàu chở dầu Kuwait treo cờ Mỹ Sea Isle City.[31]

Ngày 14 tháng 4 năm 1988, tàu khu trục USS Samuel B. Roberts bị thủy lôi Iran gây thiệt hại nặng nề, với 10 người bị thương nhưng không có thiệt mạng. Các lực lượng Hoa Kỳ trả đũa với Chiến dịch Praying Mantis ngày 18 tháng 4, lần tham chiến lớn nhất của các tàu nổi thuộc Hải quân Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến II. Hai giàn khoan dầu của Iran, hai tàu và sáu tàu chiến Iran bị phá huỷ. Một máy bay trực thăng của Mỹ cũng lao xuống đất.[31]

Hoa Kỳ bắn rơi máy bay chở khách

Trong quá trình những cuộc hộ tống đó của Hải quân Hoa Kỳ, tàu tuần tiễu USS Vincennes đã bắn hạ Chuyến bay 655 của Iran làm thiệt mạng toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn ngày 3 tháng 7 năm 1988. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chiếc máy bay chở khách đã bị nhầm với một chiếc F-14 Tomcat của Iran, và chiếc Vincennes đang hoạt động ở vùng biển quốc tế ở thời điểm đó và lo ngại rằng nó đang bị tấn công, điều sau này có vẻ không chính xác.[32][34] Tuy nhiên, phía Iran cho rằng chiếc Vincennes thực tế đang trong vùng lãnh hải Iran, và rằng chiếc máy bay phản lực chở khách của Iran đang lượn vòng và tăng độ cao sau khi cất cánh. Đô đốc Hoa Kỳ William J. Crowe cũng thừa nhận trên Nightline rằng chiếc Vincennes đang ở trong vùng lãnh hải Iran khi nó phóng tên lửa. Ở thời điểm đó, thuyền trưởng Vincennes tuyên bố rằng chiếc máy bay của Iran không thông báo danh tính và không trả lời các tín hiệu cảnh báo từ Vincennes. Ngoài Iran, các nguồn tin độc lập khác, ví dụ, sân bay Dubai, đã xác nhận rằng chiếc máy bay có thông báo danh tính cho tàu chiến Mỹ và cũng xác định rằng "chiếc máy bay chở khách đang lấy độ cao và vì thế không thể là một mối đe doạ," thích ứng với tuyên bố của các quan chức Iran.[35]

Theo một cuộc điều tra do chương trình Nightline của ABC News tiến hành, những vật nguỵ trang đã được Hải quân Hoa Kỳ triển khai trong cuộc chiến trong Vịnh Ba Tư để nhử các tàu chiến Iran và tiêu diệt chúng, và thời điểm chiếc USS Vincennes bắn hạ máy bay chở khách Iran, nó đang thực hiện một chiến dịch như vậy.

Năm 1996 Hoa Kỳ bày tỏ sự hối tiếc chỉ với những người vô tội thiệt mạng, và không đưa ra lời xin lỗi chính thức với chính phủ Iran.[32][36]

Việc bắn hạ máy bay chở khách của Iran Chuyến bay 655 của Iran của tàu tuần dương Mỹ USS Vincennes, đã được một học giả Iran nêu ra [ai nói?] như một lý do rõ ràng để Ruhollah Khomeini rút khỏi cuộc xung đột:[37]

Một học giả Iran có mặt tại hội nghị nói một thời điểm thay đổi quan trọng trong cách suy nghĩ của Iran diễn ra với việc bắn hạ chiếc máy bay chở khách của Iran tháng 7 năm 1988 của tàu tuần dương USS Vincennes. Vụ việc này rõ ràng khiến Ayatollah Khomeini kết luận rằng Iran không thể đương đầu với nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang mở với Hoa Kỳ và ông quyết định đó là thời điểm để chấm dứt cuộc xung đột.

"Chiến tranh giữa các thành phố"

Tới cuối cuộc chiến, cuộc xung đột trên bộ đã thoái lui trở thành một thế bế tắc chủ yếu bởi không bên nào có đủ lực lượng không quân hay pháo tự hành để hỗ trợ các lực lượng mặt đất tiến công.

Các lực lượng vũ trang khá chuyên nghiệp của Iraq không thể đạt được các tiến bộ trước lực lượng bộ binh đông đảo hơn nhiều của Iran. Người Iran bị áp đảo về pháo kéo và pháo tự hành, khiến xe tăng và binh lính của họ dễ bị thương vong. Và vì thế Iran đã phải đưa bộ binh thay thế cho pháo binh.

Không quân Iraq nhanh chóng bắt đầu các cuộc ném bom chiến lược vào các thành phố của Iran, chủ yếu là Tehran, năm 1985. Để giảm bớt những thiệt hại do ưu thế không quân của Iran, Iraq nhanh chóng quay sang sử dụng các tên lửa Scud và loại tên lửa Al-Hussein kiểu Scud đã được cải tiến. Để trả đũa, Iran bắn các tên lửa Scud có được từ Libya và Syria vào Baghdad. Tổng cộng, Iraq đã bắn 520 tên lửa Scud và Al-Hussein vào Iran và nhận lại 177 quả. Tháng 10 năm 1986, máy bay Iraq tấn công các đoàn tàu và máy bay chở khách dân sự, gồm cả một chiếc Boeing 737 của Iran Air đang đậu tại Sân bay Quốc tế Shiraz.

Để trả đũa Chiến dịch Karbala-5 của Iran, một nỗ lực đầu năm 1987 nhằm chiếm Basra, Iraq tấn công 65 thành phố trong 226 lần xuất kích trong 42 ngày, ném bom các khu dân cư lân cận. Tám thành phố của Iran bị các tên lửa của Iraq tấn công. Các cuộc ném bom làm thiệt mạng 65 trẻ em riêng tại một trường phổ thông ở Borujerd. Người Iran cũng trả đũa lại với những cuộc tấn công bằng tên lửa Scud vào Baghdad và tấn công một trường cấp một tại đó. Những sự kiện này được gọi là "chiến tranh giữa các thành phố".[36]

Hướng tới một sự ngừng bắn

Mujahedin Nhân dân Iran được hỗ trợ Saddam bắt đầu chiến dịch kéo dài mười ngày của họ sau khi chính phủ Iran chấp nhận Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc. Thương vong trong khoảng 2,000 tới 10.000.

Năm 1987 chứng kiến một làn sóng tấn công mới của Iran vào các mục tiêu ở cả miền bắc và miền nam Iraq. Quân đội Iran bị lực lượng phòng vệ được chuẩn bị tốt của Iraq chặn lại ở phía nam trong một trận chiến kéo dài nửa tháng tranh giành Basra (Chiến dịch Bình minh 5), nhưng sau đó đã gặt hài nhiều thành công hơn ở phía bắc khi các Chiến dịch Nasr 4 và Karbala-10 đe doạ chiếm giữ thành phố Kirkuk giàu dầu mỏ của Iraq và các giếng dầu khác ở phía bắc. Tuy nhiên, các lực lượng Iran không thể củng cố các vị trí đã chiếm được và tiếp tục tiến quân, và vì thế trong năm 1987 ít diễn ra những sự thay đổi chủ. Ngày 20 tháng 7, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết 598 được Mỹ hậu thuẫn, kêu gọi chấm dứt xung đột và quay trở lại các biên giới trước cuộc chiến. Iraq, vốn đã mất nhiều vùng lãnh thổ quan trọng trong cuộc chiến, chấp nhận nghị quyết. Tuy nhiên, Iran không muốn phải trả lại những gì đã giành được khi một cuộc thắng lợi hoàn toàn đã trong tầm tay, và vì thế cuộc chiến lại tiếp tục.[38]

Tuy nhiên tới tháng 4 năm 1988 các lực lượng Iraq đã tái hợp đủ để bắt đầu một loạt các cuộc tấn công gây tàn phá vào Iran và nhanh chóng chiếm giữ được bán đảo al-Faw chiến lược (đã mất năm 1986 trong Chiến dịch Bình minh 8) nhờ sử dụng mạnh các loại vũ khí hoá học, và lãnh thổ bao quanh Basra và cũng tấn công sâu vào lãnh thổ phía bắc của Iran, chiếm được nhiều chiến lợi phẩm.[21] Tháng 7 năm 1988 máy bay Iraq đã thả các quả bom hoá chất cyanide xuống làng Kurdish Iran tại Zardan (như họ đã làm bốn tháng trước đó tại làng Kurdish Halabja của mình). Hàng trăm người chết ngay lập tức, và những người sống sót vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động thể chất và tâm thần. Người Iran trong tâm trạng tức tối đã xem xét tới việc vũ trang các loại vũ khí hạt nhân trên diện rộng, nhưng đã quyết định rằng việc đó vượt quá các khả năng của họ. Sau những thất bại lớn đó, Iran đã chấp nhận các điều khoản của Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc vào ngày 20 tháng 8 năm 1988 hoà bình được tái lập.

Mujahedin Nhân dân Iran bắt đầu chiến dịch mười ngày của họ sau khi chính phủ Iran đã chấp nhận Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc. Trong khi các lực lượng Iraq tấn công Khuzestan, quân Mujahedin tấn công tây Iran và chiến đấu với Pasdaran để giành Kermanshah. Mọi thắng lợi mà quân Mujahedin giành được đều nhờ sự hỗ trợ trên không của Iraq. Tuy nhiên, dưới áp lực to lớn của cộng đồng quốc tế đòi chấm dứt cuộc chiến, Saddam Hussein rút các máy bay chiến đấu của mình và để mở bầu trời cho các lực lượng không quân Iran triển khai phía sau các trận tuyến của Mojahedin. Chiến dịch chấm dứt với một thất bại cho Mojahedin. Con số thương vong trong khoảng từ 2,000 lên tới 10.000 người.

So sánh sức mạnh quân sự Iran và Iraq

Khởi đầu tình trạng thù địch, Iraq có ưu thế rõ ràng về vũ khí, trong khi cả hai nước gần như ngang bằng về pháo binh. Sự khác biệt chỉ nới rộng thêm ra khi cuộc chiến tiếp diễn. Iran khởi động với một lực lượng không quân mạnh hơn, cùng với thời gian ưu thế dần chuyển sang phía Iraq. Tới cuối cuộc chiến, Iraq có ưu thế lớn về mọi loại trang bị vũ khí so với các lực lượng Iran. The Economist ước tính cho năm 1980 và 1987 là:[39]

Cân bằng sức mạnh (1980–1987) Iraq Iran
Xe tăng năm 1980 2700 1740
Xe tăng năm 1987 4500 1000
Máy bay chiến đấu năm 1980 332 445
Máy bay chiến đấu năm 1987 500+ 65*
Trực thăng năm 1980 40 500
Trực thăng năm 1987 150 60
Pháo năm 1980 1000 1000+
Pháo năm 1987 4000+ 1000+

Hỗ trợ nước ngoài cho Iraq và Iran

Donald Rumsfeld với tư cách phái viên đặc biệt tại Trung Đông, gặp gỡ Saddam tháng 12 năm 1983. Trớ trêu thay, Rumsfeld sau này sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003 loại bỏ Saddam khỏi chiếc ghế quyền lực và cuối cùng khiến ông bị hành quyết.

Trong cuộc chiến, Iraq được phương Tây (và đặc biệt là Hoa Kỳ) coi như một đối trọng với nhà nước Iran hậu cách mạng. Sự hỗ trợ cho Iraq diễn ra dưới hình thức viện trợ kỹ thuật, tình báo, việc bán các thiết bị quân sự lưỡng dụng và vệ tinh tình báo cho Iraq. Tuy có một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Iran và Hoa Kỳ, nói chung mọi người không cho rằng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Iran phục vụ cho lợi ích của Iraq, hay một cách riêng biệt, dù diễn ra cùng thời điểm, là các vấn đề giữa Mỹ và Iran. Tình trạng mập mờ trong việc ủng hộ phía nào của Mỹ đã được Henry Kissinger tổng kết khi vị chính khách Hoa Kỳ này lưu ý rằng "Đó là một điều đáng tiếc cả hai phía họ [Iran and Iraq] đều không thể thua trận."[40] Hơn 30 quốc gia cung cấp viện trợ cho Iraq, Iran, hay cả hai phía. Iraq, đặc biệt, có một mạng lưới thu hút viện trợ phức tạp và bí mật giúp họ có được những thiết bị tối quan trọng, mà, trong một số phi vụ chuyển giao, liên quan tới 6-10 quốc gia.

Quốc gia Chính sách đối ngoại Hỗ trợ Iraq Hỗ trợ Iran
Tất cả các quốc gia Trợ giúp quốc tế cho các chiến binh cuộc Chiến tranh Iran–Iraq
Liên Xô Liên Xô Liên Xô và Chiến tranh Iran–Iraq Liên Xô hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq Liên Xô hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Hoa Kỳ Hoa Kỳ Hoa Kỳ hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq Hoa Kỳ hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq
Singapore Singapore Singapore hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
Ý Italia Italia hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh Anh Quốc hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
Pháp Pháp Pháp hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Bắc Triều Tiên Bắc Triều Tiên hỗ trợ Iran trong Chiến tranh Iran–Iraq

Iraq

Trong số các cường quốc lớn, chính sách của Hoa Kỳ là "nghiêng" về phía Iraq bằng cách tái lập các kênh ngoại giao, bãi bỏ các hạn chế xuất khẩu kỹ thuật lưỡng dụng, giám sát việc chuyển phương tiện chiến tranh từ bên thứ ba, và cung cấp thông tin tình báo chiến lược trên chiến trường.

Như thấy trong các trang phụ trong bài này về các quốc gia riêng biệt, Iraq sử dụng ở quy mô lớn các công ty vỏ bọc, những người trung gian, việc sở hữu bí mật toàn bộ hay một phần của các công ty trên khắp thế giới, chứng nhận bên sử dụng cuối cùng giả mạo và các biện pháp khác để che giấu những thứ họ đang mua. Ở thời điểm này, các trang phụ về các quốc gia liên quan nhấn mạnh trên những quốc gia nơi việc mua vũ khí bắt đầu, nhưng cũng thể hiện việc làm sao cơ cấu mua bán đó được thành lập ở nhiều quốc gia. Một số cuộc mua bán có thể có liên quan tới nhân lực, tàu vận chuyển và chế tạo ở tới 10 quốc gia.[41]

Trong phim tài liệu Saddam Hussein-The Trial You Will Never See, thực hiện cho khán giả châu Âu, Barry Lando và Michel Despratx đã tiết lộ rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Alexander Meigs Haig Jr. đã viết một bản ghi nhớ bí mật với Tổng thống Ronald Reagan, về việc Tổng thống tiền nhiệm Jimmy Carter đã bật đèn xanh cho Saddam Hussein tung ra một cuộc chiến chống lại Iran với Ả Rập Xê Út là bên trung gian đại diện cho họ.[42][43] Hơn nữa, đã có thông báo rằng việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Saddam Hussein trong cuộc chiến của ông với Iran, là để giành quyền tiếp cận tới các giếng dầu trong vùng.[44] Anh Quốc hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là minh chứng rõ nhất về những cách thức theo đó Iraq có thể trốn tránh các kiểm soát xuất khẩu. Iraq đã mua ít nhất một công ty Anh có các hoạt động tại Anh Quốc và Hoa Kỳ.

Iraq có một mối quan hệ phức tạp với Pháp và Liên Xô, các nước cung cấp vũ khí chính của họ, ở một số mức độ đã khiến hai nước này phải cạnh tranh với nhau trong việc bán vũ khí.

Singapore hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là về các loại mìn trên bộ được lắp ráp tại đó, cũng như các loại tiền chất vũ khí hoá học được chuyên chở từ Singapore, có thể bởi một công ty vỏ bọc của Iraq.

Một quốc gia khác có vai trò quan trọng trong việc trang bị vũ khí cho Iraq là Italia, dấu ấn lớn nhất của họ là tài chính, thông qua chi nhánh Hoa Kỳ của ngân hàng thuộc sở hữu quốc gia lớn nhất Italia. Bài viết về Italia là một ví dụ về cách Iraq tránh khỏi một lệnh cấm vận quốc gia, bằng cách chuyển việc chế tạo mìn và thủy lôi sang Singapore.

Các chi tiết khác về các quốc gia ủng hộ có trong các bài viết riêng biệt, trong một số trường hợp chỉ mới là bài sơ khai về cá nhân nhưng có vai trò quan trọng, như cung cấp khối lượng tiền chất hoá chất lớn nhất để sản xuất các loại vũ khí hoá học.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã kêu gọi một sự ngừng bắn sau một tuần giao tranh và tái kêu gọi trong nhiều lần sau đó, lời kêu gọi đầu tiên được đưa ra khi Iraq chiếm đóng lãnh thổ Iran. Hơn nữa, Liên hiệp quốc từ chối giúp đỡ Iran đẩy lui cuộc xâm lược của Iraq. Vì thế Iran coi Liên hiệp quốc là tổ chức ủng hộ Iraq.

Iran

Trung Quốc đã bán rất nhiều các loại vũ khí sản xuất trong nước cho Iran trong cuộc chiến tranh, Trung Quốc là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Iran.

Tuy Hoa Kỳ trực tiếp chiến đấu vớ i Iran, viện dẫn quyền tự do hàng hải như một lý lẽ gây chiến, như một phần của một chiến dịch phức tạp và có phần bất hợp pháp (xem Vụ việc Iran-Contra), họ cũng cung cấp vũ khí một cách gián tiếp cho Iran.

Bắc Triều Tiên là một nhà cung cấp vũ khí chính cho Iran[cần dẫn nguồn]. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp cả vũ khí sản xuất trong nước và các loại vũ khí của Khối Đông Âu mà các cường quốc lớn muốn khước từ[cần dẫn nguồn].

Cả hai nước

Bên cạnh Hoa Kỳ và Liên Xô, Nam Tư cũng bán vũ khí cho cả hai nước trong suốt cuộc xung đột. Tương tự Bồ Đào Nha giúp cả hai phía; cũng không hiếm lần các tàu mang cờ Iran và Iraq bỏ neo cạnh nhau tại thị trấn cảng Sines. [cần dẫn nguồn]

Từ năm 1980 tới năm 1987 Tây Ban Nha đã bán €458 triệu vũ khí cho Iran và €172 triệu vũ khí cho Iraq. Tây Ban Nha đã bán cho Iraq các xe 4x4, trực thăng BO-105, thuốc nổ và đạn dược. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy một đầu đạn hoá học không nổ tại của Iraq tại Iran được sản xuất tại Tây Ban Nha.[45]

Hỗ trợ tài chính

Các nhà hỗ trợ tài chính lớn cho Iraq là các quốc gia giàu dầu mỏ ở Vịnh Péc xích, đáng chú ý nhất là Ả Rập Xê Út ($30.9 tỷ), Kuwait ($8.2 tỷ) và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ($8 tỷ).[46]

Vụ scandal Iraqgate cho thấy một chi nhánh tại Atlanta của ngân hàng lớn nhất Italia, Banca Nazionale del Lavoro, một phần dựa vào các khoản cho vay được đảm bảo của Hoa Kỳ, cung cấp $5 tỷ cho Iraq từ năm 1985 tới năm 1989. Tháng 8 năm 1989, khi các nhân viên FBI lục soát chi nhánh Atlanta của BNL, giám đốc chi nhánh, Christopher Drogoul, bị kết tội thực hiện các khoản cho vay bất hợp pháp, không được phép và bí mật cho Iraq - một số trong số đó, theo bản cáo trạng của ông, đã được sử dụng để mua vũ khí và công nghệ vũ khí.

Tờ New York Times, Los Angeles Times, và Ted Koppel của ABC, đã đưa tin về vụ Iraq, và cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ.[47] Vụ scandal đã được tường thuật trong cuốn sách của Alan Friedman The Spider's Web: The Secret History of How the White House Illegally Armed Iraq.[cần giải thích]

Bắt đầu từ tháng 9 năm 1989, tờ Financial Times đã phơi bày những cáo giác đầu tiên rằng BNL, dựa trên những khoản vay được chính phủ Mỹ bảo lãnh, đã cung cấp tài chính cho các chương trình vũ khí hoá học và hạt nhân của Iraq. Trong hai năm rưỡi sau, tờ Financial Times cung cấp bản thông báo báo chí liên tục duy nhất (hơn 300 bài viết) về chủ đề này. Trong số các công ty chuyển công nghệ quân sự cho Iraq dưới sự giám sát của chính phủ Mỹ, theo Financial Times, có Hewlett-Packard, Tektronix, và Matrix Churchill, qua chi nhánh tại Ohio của nó. [cần giải thích]

Tổng cộng, Iraq nhận được $35 tỷ các khoản vay từ phương Tây và từ $30 tới $40 tỷ từ các quốc gia Vùng Vịnh trong thập niên 1980.[48]

Sử dụng vũ khí hoá học

Với hơn 100.000 nạn nhân Iran của các loại vũ khí hoá học của Iraq trong tám năm chiến tranh, Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của "vũ khí huỷ diệt hàng loạt".[49]

Theo Tổ chức Cựu chiến binh Iran, ước tính chính thức không bao gồm dân thường bị nhiễm độc tại các thị trấn biên giới hay các con cái hoặc họ hàng của các cựu chiến binh, nhiều người trong số họ đã mắc phải các chứng bệnh về máu, phổi và da. Theo một bài viết năm 2002 trên tờ Star-Ledger:

"Khí độc thần kinh đã giết hại lập tức khoảng 20.000 binh sĩ Iran, theo các báo cáo chính thức. Trong số 90.000 người sống sót, khoảng 5,000 người cần được điều trị y tế thường xuyên và khoảng 1,000 người vẫn đang ở trong bệnh viện với các chứng bệnh kinh niên và nghiêm trọng."[50]

Iraq cũng đã sử dụng vũ khí hoá học tấn công các thường dân Iran, giết hại nhiều người tại các làng mạc và bệnh viện. Nhiều thường dân bị bỏng nặng hay gặp phải các vấn đề sức khoẻ và vẫn đang bị ảnh hưởng bởi chúng.[49] Hơn nữa, 308 tên lửa Iraq đã được phóng vào các khu dân cư bên trong các thành phố Iran từ năm 1980 tới năm 1988 gây ra 12.931 thương vong.[cần dẫn nguồn]

Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra một tuyên bố nói rằng "các thành viên đặc biệt lo ngại về quyết định thống nhất của các chuyên gia rằng nhiều lần các loại vũ khí hoá học đã được các lực lượng của Iraq sử dụng chống lại binh lính Iran và các thành viên của Hội đồng mạnh mẽ lên án việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học này, là sự vi phạm rõ ràng vào Hiệp ước Genève năm 1925 về cấm sử dụng vũ khí hoá học trong chiến tranh." Hoa Kỳ là thành viên duy nhất bỏ phiếu phản đối việc ra bản thông cáo này.[51]

Theo thiếu tá về hưu Walter Lang, sĩ quan tình báo cao cấp của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ thời điểm đó, "việc sử dụng khí độc trên chiến trường của người Iraq không phải là một vấn đề quan tâm chiến lược" với Reagan và các trợ lý của ông, bởi họ "kiên quyết muốn được đảm bảo rằng Iraq sẽ không thua cuộc." Ông tuyên bố rằng Cơ quan Tình báo Quốc phòng "sẽ không bao giờ chấp nhận việc sử dụng các loại vũ khí hoá học chống lại dân thường, nhưng việc sử dụng nó để chống lại các mục tiêu quân sự được xem là không thể tránh khỏi trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của Iraq",[52] Chính quyền Reagan không ngừng giúp đỡ Iraq sau khi nhận được các báo cáo về việc sử dụng khí độc với thường dân người Kurd.[53][54] Đây là một sự oán hận lớn tại Iran [cần dẫn nguồn] bởi cộng đồng quốc tế đã giúp Iraq phát triển kho vũ khí hoá học và các lực lượng vũ trang của họ, và thế giới đã không làm gì để trừng phạt chế độ Đảng Ba'ath của Saddam vì đã sử dụng vũ khí hoá học chống lại Iran trong suốt cuộc chiến - đặc biệt bởi Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác nhanh chóng cảm thấy phải phản đối cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait và cuối cùng tiến hành xâm lược chính Iraq để lật đổ Saddam Hussein.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ cũng buộc tội Iran sử dụng vũ khí hoá học.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, những cáo buộc này đã bị tranh cãi. Joost Hiltermann, nhà nghiên cứu chính của Human Rights Watch giai đoạn 1992–1994, đã kết luận trong một cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm, gồm cả một cuộc điều tra hiện trường tại Iraq, có thu thập các tài liệu của chính phủ Iraq trong quá trình đó. Theo Hiltermann, các tài liệu trong Chiến tranh Iran–Iraq phản ánh một số cáo buộc về việc Iran sử dụng vũ khí hoá học, nhưng chúng "không có cơ sở bởi thiếu một minh chứng rõ ràng về thời gian và địa điểm, và không thể cung cấp bất kỳ một loại bằng chứng nào".[55]

Trong một cuốn sách xuất bản của Gary Sick và Laurence Potter, Hiltermann gọi những cáo buộc rằng cả Iran, chứ không phải chỉ riêng Iraq, sử dụng vũ khí hoá học là "những cáo buộc mơ hồ" và nói rằng: "không có bằng chứng thuyết phục về tuyên bố rằng Iran là thủ phạm chính [của việc sử dụng vũ khí hoá học] từng được đưa ra".[56] Cố vấn chính sách và tác gia Joseph Tragert cũng nói rằng: "Iran đã không trả đũa bằng các loại vũ khí hoá học, có lẽ bởi họ không sở hữu chúng ở thời điểm đó".[57]

Trong phiên toà tháng 12 năm 2006, Saddam Hussein nói ông chịu trách nhiệm "với danh dự" cho bất kỳ vụ tấn công nào vào Iran bằng vũ khí quy ước hay vũ khí hoá học trong cuộc chiến năm 1980–1988 nhưng không đồng ý với những cáo buộc ông đã ra lệnh các vụ tấn công vào người Iraq.[58] Một cuộc phân tích y tế về những hiệu ứng của mustard gas của Iraq đã được miêu tả trong một cuốn sách của quân đội Mỹ, và trái ngược, có những hiệu ứng hơi khác biệt trong Thế Chiến I.[59]

Những sự khác biệt

Iran đã tấn công và làm thiệt hại một phần lò phản ứng hạt nhân Osirak ngày 30 tháng 9 năm 1980 bằng 2 chiếc F-4 Phantoms, chỉ một thời gian ngắn sau khi chiến tranh bùng phát. Đây là vụ tấn công đầu tiên vào một lò phản ứng hạt nhân và là vụ tấn công thứ ba vào một cơ sở hạt nhân trong lịch sử thế giới. Đây cũng là ví dụ đầu tiên về một vụ tấn công ra đòn trước vào một lò phản ứng hạt nhân để chặn trước sự phát triển của một vũ khí hạt nhân, dù họ không đạt được mục tiêu bởi Pháp đã sửa chữa lại nó sau cuộc tấn công của Iran. Phải thêm một cuộc tấn công ngăn chặn trước nữa của Không quân Israel mới phá hủy được lò phản ứng này, vụ việc khiến một kỹ sư Pháp thiệt mạng và buộc nước Pháp phải rút khỏi Osirak. Việc giải nhiệm cho Osirak đã được chỉ ra như một nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong việc cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran, mà Saddam đã thông báo ý định phát triển như một câu trả lời cho cuộc cách mạng Iran.[60][61][62][63][64][64][65][66]

Cuộc chiến tranh Iran – Iraq cũng là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử chiến tranh theo đó cả hai bên đều sử dụng các tên lửa đạn đạo để tấn công lẫn nhau.[61]

Cuộc chiến này cũng ghi nhận những trận đánh không đối không được ghi nhận duy nhất giữa các máy bay trong lịch sử chiến tranh với những chiếc Mi-25 của Iraq chống lại chiếc AH-1 SuperCobra của Iran trong nhiều dịp. Ví dụ đầu tiên về những trận đánh "hỗn loạn" của các máy bay đó diễn ra vào ngày khởi động cuộc chiến (22 tháng 9 năm 1980), hai chiếc SuperCobras của Iran đã tấn công hai chiếc Mi-25 và tấn công chúng bằng các tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây TOW. Một chiếc Mi-25 rơi lập tức, chiếc kia bị hư hại nặng nề và đâm xuống đất trước khi về tới căn cứ. Người Iran tiếp tục giành một chiến thắng nữa ngày 24 tháng 4 năm 1981, phá huỷ hai chiếc Mi-25 mà không có thiệt hại gì. Theo một số tài liệu đã được giải mật, các phi công Iran đã đạt tỷ lệ tiêu diệt 10:1 trước các phi công trực thăng Iraq trong những trận đánh đó và thậm chí giao chiến với cả những máy bay cánh cứng của Iraq.[67][68]

Hậu quả

Một thánh đường bị hư hại tại Khoramshahr
Nghĩa trang liệt sĩ Iran tại Yazd

Cuộc chiến tranh Iran – Iraq gây tổn thất cực lớn về người và vật chất, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất kể từ Thế chiến II. Cả hai nước đều bị cuộc chiến tranh tàn phá. Iran ước tính chịu 1 triệu thương vong, chết hay bị thương, và người dân Iran tiếp tục bị ảnh hưởng hay thiệt mạng bởi những hậu quả của các loại vũ khí hoá học do Iraq sử dụng. Thương vong của Iraq ước tính trong khoảng 250.000–500.000. Hàng nghìn dân thường ở cả hai phía chết sau những vụ tấn công không quân hay tên lửa.[36]

Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn, ở thời điểm đó vượt quá US$600 tỷ cho mỗi nước (tổng cộng US$1.2 nghìn tỷ). Nhưng ngay sau chiến tranh, mọi người phát hiện ra rằng chi phí kinh tế cho cuộc chiến là sâu sắc và kéo dài hơn những ước tính ngay sau cuộc chiến. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn với Iraq vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía Iran, bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ. Điều này khiến Saddam vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới $130 tỷ, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với tăng trưởng GDP chậm chạp. Một tỷ lệ lớn khoản vay này thuộc Câu lạc bộ Paris chiếm tới $21 tỷ, 85% trong số đó xuất phát từ bảy quốc gia Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, ItaliaAnh Quốc. Nhưng tỷ lệ lớn nhất trong khoản nợ $130 tỷ thuộc các nước Ả Rập hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến gồm US$67 tỷ của Kuwait, Ả Rập Xê Út, Qatar, UAEJordan, một quyết định góp phần vào quyết định xâm lược Kuwait của Saddam và đe doạ Ả Rập Xê Út năm 1990.[69][70][71][72][73][74] Nhưng cuộc xâm lược Kuwait không giúp được tình hình tài chính của Iraq mà còn làm nó tồi tệ thêm khi Ủy ban Bồi thường Liên hiệp quốc công bố khoản bồi thường hơn $200 tỷ dollar cho các nạn nhân của cuộc xâm lược gồm Kuwait, Hoa Kỳ, các cá nhân và các công ty cùng nhiều bên khác, buộc Iraq chi trả bằng sản phẩm dầu mỏ cũng như áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn với Iraq. Việc này càng khiến nền kinh tế Iraq kiệt quệ đẩy các khoản nợ nước ngoài và liên quan quốc tế lên các khu vực tư nhân và công cộng gồm cả những lợi ích của họ nhờ sự chấm dứt quyền cai trị của Saddam, lên tới hơn $500 tỷ công với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm của Iraq sau những lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài tạo ra một tỷ lệ nợ trên GDP hơn 1,000% (10 Năm), khiến Iraq trở thành nước nợ nần nhiều nhất thế giới. Tình hình kinh tế bất ổn này khiến chính phủ mới ở Iraq được thành lập sau khi Saddam bị lật đổ yêu cầu các bên miễn một tỷ lệ lớn các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ chiến tranh Iran Iraq.[69][72][74][75][76][77][78][79][80][81][82]

Đa phần ngành công nghiệp dầu mỏ của cả hai nước đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích. Năng lực sản xuất của Iran hầu như đã hồi phục hoàn toàn sau những hư hại từ cuộc chiến. 10 triệu quả đạn đã rơi xuống các giếng dầu của Iraq tại Basra, gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản lượng dầu mỏ của Iraq. Những tù binh chiến tranh bị cả hai bên bắt giữ mãi 10 năm sau cuộc chiến mới được thả. Các thành phố ở cả hai phía cũng bị phá huỷ nặng nề. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều nhìn cuộc chiến theo cách bi quan. Cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran đã được tăng cường sức mạnh và trở nên cực đoan hơn.[83] Báo Etelaat của chính phủ Iran viết:

"Không có một trường học hay thị trấn duy nhất nằm ngoài sự hạnh phúc của cuộc "thánh chiến" của quốc gia, từ việc uống thuốc tiên của kẻ tử vì đạo, hay từ cái chết ngọt ngào của người liệt sĩ, những người chết để sống mãi trên thiên đàng."[84]

Chính phủ Iraq đã kỷ niệm cuộc chiến bằng nhiều tượng đài, gồm cả Những bàn tay chiến thắng và Đài kỷ niệm Al-Shaheed, cả hai đều nằm tại Baghdad.

Cuộc chiến không làm thay đổi các biên giới. Hai năm sau đó, khi cuộc chiến với các cường quốc phương Tây hiện ra, Saddam đã công nhận các quyền của Iran với nửa phía đông của Shatt al-Arab, một sự trở lại với status quo ante bellum mà ông đã bác bỏ một thập kỷ trước đó.

Những tài liệu được giải mật của tình báo Hoa Kỳ đã cho thấy cả những hàm ý trong nước và nước ngoài về thắng lợi rõ ràng của Iran (năm 1982) trước Iraq trong cuộc chiến mới kéo dài hai năm ở thời điểm đó.[85]

Ngày 9 tháng 12 năm 1991, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông báo như sau tới Hội đồng Bảo an:

"Rằng những lời giải thích của Iraq không có vẻ đầy đủ hay chấp nhận được với cộng đồng quốc tế là một thực tế. Theo đó, sự kiện nổi bật là những sự vi phạm được đề cập là vụ tấn công ngày 22 tháng 9 năm 1980, chống lại Iran, không thể được giải thích theo hiến chương Liên hiệp quốc, bất kỳ một quy định nào được công nhận và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hay bất kỳ một nguyên tắc đạo được quốc tế nào và dẫn tới trách nhiệm cho cuộc xung đột."

"Thậm chí trước khi cuộc xung đột bùng phát đã có một số sự sâm phạm của Iran vào lãnh thổ Iraq, sự xâm phạm đó không giải thích được cho thái độ gây hấn của Iraq với Iran - tiếp đó là việc Iraq chiếm đóng liên tục lãnh thổ Iran trong cuộc xung đột - vi phạm vào việc ngăn cấm sử dụng vũ lực, vốn bị coi là một trong những quy tắc jus cogens."

"Trong một cơ hội Tôi đã lưu ý với sự hối tiếc sâu sắc kết luận của các chuyên gia rằng "các vũ khí hoá học đã được sử dụng chống lại thường dân Iran trong một khu vực lân cận với trung tâm đô thị mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại kiểu tấn công đó" (s/20134, phụ lục). Hội đồng bày bỏ sự bất bình về vấn đề và sự lên án của họ trong nghị quyết 620 (1988), được thông qua ngày 26 tháng 8 năm 1988."[86]

Xem thêm

  • Quan hệ Saddam Hussein – Hoa Kỳ
  • Hoa Kỷ ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq
  • Quan hệ Iran–Iraq
  • Cuộc tấn công khí độc Halabja
  • Vũ khí cho Iraq
  • Lịch sử Iran
  • Học thuyết Reagan
  • Quân đội Iran
  • Lịch sử quân sự Iran
  • Danh sách các tư lệnh Iran trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq
  • Quân đội Iraq
  • Lịch sử Iraq
  • Phiên toà xử Saddam và cuộc Chiến tranh Iran-Iraq
  • Frans Van Anraat
  • Quan hệ Iran-Israel
  • Quan hệ Hoa Kỳ-Iran
  • Iran Ajr, chiếc tàu thả mìn bị Hoa Kỳ bắt giữ
  • Morteza Avini, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng trong cuộc Chiến trah Iran–Iraq
  • Kaveh Golestan
  • The Night Bus (phimm)
  • Persepolis (chuyện hài)
  • Mujahedin Nhân dân Iran
  • Phong trào tự trị Baluchi
  • Anh ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq
  • Pháp ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq
  • Báo cáo của Scott
  • Chiến dịch Mersad
  • Osirak

Chú thích

  1. ^ http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/cshome.html
  2. ^ http://www.globalsecurity.org/military/world/war/iran-iraq.htm
  3. ^ The Great War for Civilisation by Robert Fisk, ISBN 1-84115-007-X pages 219
  4. ^ a b c d Karsh, Efraim The Iran-Iraq War 1980-1988, Luân Đôn: Osprey, 2002 page 7
  5. ^ a b c d e f g h i Karsh, Efraim The Iran-Iraq War 1980-1988, Luân Đôn: Osprey, 2002 page 8
  6. ^ Karsh, Efraim The Iran-Iraq War 1980-1988, Luân Đôn: Osprey, 2002 pages 7-8
  7. ^ Fendereski, Guive (2005). “2005: Tonb (Greater and Lesser)”. www.iranica.com Eisenbrauns Inc. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  8. ^ Westcott, Kathryn (ngày 27 tháng 2 năm 2003). “Iraq's rich mosaic of people”. BBC News.
  9. ^ Speech made by Saddam Hussein. Baghdad, Voice of the Masses in Arabic, 1200 GMT 2 tháng 4 năm 1980. FBIS-MEA-80-066. 3 tháng 4 năm 1980, E2-3. E3
  10. ^ Khomeini,Ruhollah and Algar, Hamid (translator) (1981). Islam and Revolution: Writing and Declarations of Imam Khomeini. Mizan Press. tr. 122.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Mackey, Sandra (1996). The Iranians: Persia, Islam and the Soul of a Nation. Dutton. tr. 317.
  12. ^ BBC News Online: Iranian Embassy Siege
  13. ^ Ramazani, R.K. (Fall 1992), “Who started the Iran–Iraq War?”, Virginia Journal of International Law, 33: 69–89, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2008, truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2009
  14. ^ a b Cruze, Gregory S. (Spring 1988), Iran and Iraq: Perspectives in Conflict, research report, Hoa Kỳ Marine Corps Command and Staff College
  15. ^ Karsh, Efraim (2002). The Iran–Iraq War, 1980–1988. Osprey Publishing. tr. 22.
  16. ^ a b c d e The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 22.
  17. ^ a b c d e f g h i j The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 23.
  18. ^ a b c d e f The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 29.
  19. ^ a b The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 27.
  20. ^ The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 25.
  21. ^ a b c “Iran–Iraq War (1980–1988)”. Globalsecurity.org (John Pike).
  22. ^ Molavi, Afsin (2005). The Soul of Iran. Norton. tr. 270.
  23. ^ Wright, Robin (1989). In the Name of God: The Khomeini Decade. Simon and Schuster. tr. 126.
  24. ^ Abrahamian, History of Modern Iran, (2008) pages 171, 175
  25. ^ Majd, Hooman, The Ayatollah Begs to Differ: The Paradox of Modern Iran, by Hooman Majd, Doubleday, 2008, pages 146
  26. ^ The Iran–Iraq War: 1980–1988. tr. 41.
  27. ^ `Further on Khomenyni 4 April Speech on War,` broadcast 4 tháng 4 năm 1985, quoted in Reinventing Khomeini: The Struggle for Reform in Iran by Daniel Brumberg University of Chicago Press, 2001, pages 132-34
  28. ^ Dugdale-Pointon, TDP (27 tháng 10 năm 2002), Tanker War 1984–1988
  29. ^ King, John (tháng 3 năm 2003), Arming Iraq: A Chronology of Hoa Kỳ Involvement, Iran Chamber Society
  30. ^ Statement by former NSC official Howard Teicher to the Hoa Kỳ District Court, Southern District of Florida. Plain text version
  31. ^ a b c Kelley, Stephen Andrew (tháng 6 năm 2007), Better Lucky than Good: Operation Earnest Will as Gunboat Diplomacy, Master's Thesis, Hoa Kỳ Naval Postgraduate School
  32. ^ a b c Martins, Mark S. (Winter 1994), “Rules of Engagement for Land Forces: A Matter of Training, Not Lawyering” (PDF), Military Law Review, 143: 43–46
  33. ^ Peniston, Bradley (2006), No higher honor: saving the USS Samuel B. Roberts in the Persian Gulf, Naval Institute Press, tr. 61–63, ISBN 1591146615
  34. ^ Fisk, Robert (2007). The Great War for Civilization - The Conquest of the Middle East. Vintage. ISBN 1400075173.
  35. ^ S. M. Gieling, Iran-Iraq War Lưu trữ 2008-10-16 tại Wayback Machine, in Encyclopaedia Iranica, 2006.
  36. ^ a b c Rajaee, Farhang. The Iran–Iraq War: The Politics of Aggression. University Press of Florida.
  37. ^ "The 1980–1988 Iran–Iraq War: A CWIHP Critical Oral History Conference", [[Woodrow Wilson International Center for Scholars]], 11 tháng 8 năm 2004”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  38. ^ MSN Encarta Encyclopedia, Iran–Iraq War: Diplomacy and International Involvement, Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2009, truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  39. ^ "The Arming, and Disarming, of Iran's Revolution," The Economist, International Edition, 19 tháng 9 năm 1987, 56-57.
  40. ^ “Like the Iran-Iraq war. | Goliath Business News”. Goliath.ecnext.com. ngày 30 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2009.
  41. ^ United Nations Special Commission, “Annex D: Actions by Iraq to Obstruct Disarmament”, UNSCOM's Comprehensive Review, James Martin Center for Nonproliferation Studies, Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2008, truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009
  42. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  43. ^ http://www.youtube.com/watch?v=UeY05iS5iv0&feature=related
  44. ^ http://74.125.95.132/search?q=cache:R0fbbqLrGmcJ:thankaboutit.org/downloads/Part_2_The_War_On_Terrorism.doc+Alexander+Meigs+Haig+iran+iraq+war&cd=8&hl=en&ct=clnk&gl=ca&client=firefox-a[liên kết hỏng]
  45. ^ El Mundo (Tây Ban Nha) book. El Camino de la Libertad. La democracia año a año. 1986 ISBN 978-84-ngày 99 tháng 9 năm 2540. Page 27-32.
  46. ^ Iraq debt: non-Paris Club creditors
  47. ^ Lantos, Tom (19 tháng 5 năm 1992), The Administration's Iraq Gate Scandal, by William Safire, Congressional Record
  48. ^ “Annex D, Iraq Economic Data (1989–2003)”, Comprehensive Report of the Special Advisor to the DCI [Director of Central Intelligence] on Iraq's WMD, 1 of 3, 30 tháng 9 năm 2004
  49. ^ a b Center for Documents of The Imposed War, Tehran. (مرکز مطالعات و تحقیقات جنگ)
  50. ^ Fassihi, Farnaz (27 tháng 10 năm 2002), “In Iran, grim reminders of Saddam's arsenal”, New Jersey Star-Ledger, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2007, truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009
  51. ^ [51] S/17911 and Add. 1, 21 tháng 3 năm 1986. Lưu ý rằng đây không phải là một "quyết định" chứ không phải là một nghị quyết.
  52. ^ OFFICERS SAY U.S. AIDED IRAQ IN WAR DESPITE USE OF GAS, New York Times, 18 tháng 8 năm 2002.
  53. ^ Galbraith, Peter W.; Van Hollen, Christopher Jr. (21 tháng 9 năm 1988), Chemical Weapons Use in Kurdistan: Iraq's Final Offensive, staff report to the Hoa Kỳ Senate Committee on Foreign Relations, tr. 30
  54. ^ Pear, Robert (15 tháng 9 năm 1988), “Hoa Kỳ Says It Monitored Iraqi Messages on Gas”, New York Times
  55. ^ Potter, Gary; Sick (2004), Iran, Iraq, and the legacies of war, MacMillan, tr. 153, ISBN 1-4039-6450-5 Đã định rõ hơn một tham số trong |first1=|first= (trợ giúp)
  56. ^ Potter, Gary; Sick (2004), Iran, Iraq, and the legacies of war, MacMillan, tr. 156, ISBN 1-4039-6450-5 Đã định rõ hơn một tham số trong |first1=|first= (trợ giúp)
  57. ^ Tragert, Joseph (2003). Understanding Iran. Indianapolis., Indiana: Alpha. tr. 190. ISBN 1-59257-141-7.
  58. ^ Rasheed, Ahmed (19 tháng 12 năm 2006), “Saddam admits Iran gas attacks]”, The Australian, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2007, truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009
  59. ^ Sidell, Frederick R.; Urbanetti, John S.; Smith, William J.; Hurst, Charles G., “Chapter 7: Vesicants”, Medical Aspects of Chemical and Biological Warfare, Office of The Surgeon General, Department of the Army, United States of America, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2006, truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009
  60. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  61. ^ a b http://www.au.af.mil/au/awc/awcgate/mcnair41/41not.htm#39
  62. ^ “McNair Paper 41, Radical Responses to Radical Regimes: Evaluating Preemptive Counter-Proliferation, tháng 5 năm 1995”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  63. ^ http://www.fas.org/nuke/guide/iraq/facility/osiraq.htm
  64. ^ a b http://google.com/search?q=cache:ZlBdwCEy9yAJ:www.diplomatie.gouv.fr/fr/IMG/pdf/Osirak.pdf+osirak+repair+after+iranian+attack&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=ca&client=firefox-a
  65. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  66. ^ http://airtoair.blogfa.com/post-18.aspx
  67. ^ http://www.acig.org/artman/publish/article_214.shtml
  68. ^ http://www.vectorsite.net/avhind_2.html
  69. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
  70. ^ http://www.guardian.co.uk/world/2004/oct/16/iraq.comment
  71. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  72. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  73. ^ http://www.acig.org/artman/publish/article_213.shtml
  74. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  75. ^ Insert footnote text here
  76. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/middle_east/7492115.stm
  77. ^ http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE5736M320090804?pageNumber=1&virtualBrandChannel=0
  78. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  79. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  80. ^ http://www.memri.org/bin/articles.cgi?Area=ia&ID=IA43808&Page=archives
  81. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  82. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  83. ^ Nasr, Vali, The Shia Revival, Norton, (2006), pages 140
  84. ^ Column in Etelaat, 4 tháng 4 năm 1983, quoted in Molavi, Afshin, The Soul of Iran (Norton), (2006)
  85. ^ SNIE 34/36.2-82 link: Intelligence Reports on Saddam Hussein's Reign
  86. ^ Xem các khoản 6, 7, và 8 của báo cáo của Đại hội đồng Liên hiệp quốc với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 9 tháng 12 năm 1991:[1]

Liên kết ngoài

Photo Galleries