Chiến tranh nô lệ lần ba
Chiến tranh nô lệ lần 3 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Các cuộc chiến tranh nô lệ của La Mã | |||||||
Ý và các vùng lân cận, 218 TCN | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Nô lệ nổi dậy | Cộng hòa La Mã | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
| |||||||
Lực lượng | |||||||
120,000 đấu sĩ và nô lệ bỏ trốn, bao gồm cả số không tham chiến; tổng số quân tham chiến không rõ |
3,000+ dân quân 8 binh đoàn La Mã, 4000-6000 bộ binh + quân trợ chiến Tổng cộng: 32,000–48,000 bộ binh + quân trợ chiến 12,000 quân đồn trú (không rõ thành phần) | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
30,000 bị giết bởi Gellius, 6,000 bị đóng đinh bởi Crassus, 5,000 bị đóng đinh bởi Pompey | ~20,000 tử trận |
Chiến tranh nô lệ lần ba (73-71 TCN) hay còn được Plutarchus gọi là Chiến tranh đấu sĩ hoặc Chiến tranh Spartacus, là cuộc chiến cuối trong một loạt các cuộc khởi nghĩa nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được gọi chung là các cuộc chiến tranh nô lệ La Mã.
Chiến tranh nô lệ lần ba là lần duy nhất đe dọa trực tiếp đến mảnh đất trung tâm Italia của La Mã. Quân khởi nghĩa nhiều lần làm khiếp sợ dân La Mã vì sự phát triển nhanh chóng của họ cũng như họ đã liên tiếp đánh bại quân đội La Mã giữa các năm 73 và 71 TCN. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng cũng bị dập tắt nhờ sự tăng cường quân sự của Marcus Licinius Crassus; dù rằng sau đó cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục có những tác động gián tiếp đến chính trị La Mã trong nhiều năm.
Giữa các năm 73 và 71 TCN, một toán các nô lệ bỏ trốn -bắt đầu từ 78[1] võ sĩ giác đấu chủ yếu là người Thracia, Gaul, German làm lực lượng nòng cố- đã phát triển thành một lực lượng trên 120.000[2] người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em.