Chondrit

Chondrit NWA 869 loại L4-6.
Chondrit Holbrook loại L6, bề cao 5 cm. Bản cắt, hiện ra hạt màu sáng là kim loại.

Chondrit là loại vẫn thạch đá (phi kim loại) chưa bị biến đổi do sự tan chảy hoặc biến thái của vật thể mẹ [1][2].

Chondrit là loại vẫn thạch phổ biến nhất rơi xuống Trái Đất với các ước tính về tỷ lệ khoảng giữa 85,7% [3] và 86,2% [4] các vụ vẫn thạch rơi xuống Trái Đất. Hiện có hơn 27.000 chondrit được sưu tập trên thế giới. Chondrit lớn nhất được phát hiện có trọng lượng 1770 kg, là một phần của trận mưa vẫn thạch ở Cát Lâm, Trung Quốc năm 1976. Chondrit rơi có thể từ một viên duy nhất, đến trận mưa siêu bất thường gồm hàng ngàn viên đá, như đã xảy ra mùa thu năm 1912 ở Holbrook, ước tính có 14.000 viên đá trút xuống vùng miền bắc Arizona, Hoa Kỳ.

Chondrit được hình thành khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ đã có mặt từ đầu trong hệ Mặt trời, tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh cổ xưa, tuy nhiên là loại tích tụ có kích thước đủ nhỏ để không ở trạng thái tan chảy. Nó được coi là "trầm tích vũ trụ", chốt lại trong nó thông tin về lúc hình thành hệ Mặt trời. Nghiên cứu chúng cung cấp những đầu mối quan trọng để tìm hiểu nguồn gốc và tuổi hệ Mặt trời, sự tổng hợp của các chất hữu cơ, nguồn gốc sự sống hay sự hiện diện của nước trên Trái Đất.

Nguồn gốc

Chondrit hình thành khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ vũ trụ tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh trong hệ Mặt trời cổ xưa. Kích thước nhỏ dẫn đến không có sự tan chảy hay biến thái, tức là không có sự nguội đi và phân ra các lớp có trạng thái lý - hóa khác nhau như Trái Đất. Nhờ đó phép định tuổi theo 206Pb/204Pb cho chondrit cho ra tuổi 4566,6 ± 1,0 Ma (triệu năm) [5], phù hợp với các kết quả định tuổi khác. Dấu hiệu về tuổi thể hiện trong một thực tế rằng mức phổ biến của các nguyên tố không ổn định trong chondrit tương tự như tìm thấy trong khí quyển Mặt trời và các ngôi sao khác trong Ngân hà của chúng ta [6].

Chondrit có thành phần khoáng vật chủ yếu là olivin, pyroxenplagiocla, nhưng cũng có thể (trừ trong chondrit cacbon) có kim loại niken, sắt, và sulfide sắt (troilit hay cuội sắt). Một trong những đặc điểm của chúng là sự hiện diện của chondrule, là hạt tròn silicat được hình thành với các khoáng vật khác nhau, thông thường chiếm từ 20% đến 80% theo thể tích của một chondrit [7]. Các vẫn thạch sắt có hàm lượng sắt và niken thấp có thể biến dị ra chondrit. Vẫn thạch không kim loại khác, là á chondrit (achondrite), là loại thiếu chondrule, được thành tạo gần đây hơn, ví dụ mảnh vỡ do va chạm của tiểu hành tinh từng có nhân lỏng [8].

Mặc dù nội nhiệt không làm các tiểu hành tinh chondrit trở nên đủ nóng để tan chảy, song rất nhiều trong số đó vẫn có thời kỳ đạt nhiệt độ đủ cao dẫn đến quá trình biến chất đá. Các nguồn nội nhiệt rất có thể là năng lượng do phân rã các đồng vị phóng xạ đã có mặt trong hệ Mặt trời lúc mới hình thành, song có chu kỳ bán rã ngắn (cỡ dưới một vài triệu năm), đặc biệt là các đồng vị 26Al và 60Fe. Số khác thì chứa một lượng nước đáng kể, tạo ra đá ngậm nước và có trường hợp hình thành được lớp sét.

Sau cùng, sự va chạm giữa hai tiểu hành tinh xảy ra, dẫn đến vỡ, có thể kèm xước. Nhiệt và áp suất sinh ra do va chạm tạo ra nóng chảy cục bộ, và hình thành các khoáng vật áp suất cao. Các mảnh vỡ tung ra các hướng khác với quỹ đạo vốn có, đi về những nơi như Trái Đất.

Phân loại

Đĩa tiền hành tinh: Các hạt bụi và sạn va chạm và tích tụ tạo thành các hành tinh hay tiểu hành tinh.
Chondrule trong chondrit từ vẫn thạch Bjurböle.[9]
Chondrule trong chondrit từ sao băng Grassland.[10]

Chỉ dẫn

Tham khảo

  1. ^ “2.2 La composición de la Tierra: el modelo condrítico in Planetología. Universidad Complutense de Madrid”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ The use of the term non-metallic does not imply the total absence of metals.
  3. ^ Calvin J. Hamilton (Translated from English by Antonio Bello). “Meteoroides y Meteoritos” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2009.
  4. ^ Bischoff, A.; Geiger, T. (1995). “Meteorites for the Sahara: Find locations, shock classification, degree of weathering and pairing”. Meteoritics. 30 (1): 113–122. Bibcode:1995Metic..30..113B. doi:10.1111/j.1945-5100.1995.tb01219.x. ISSN 0026-1114.
  5. ^ Amelin, Yuri; Krot, Alexander (2007). “Pb isotopic age of the Allende chondrules”. Meteoritics & Planetary Science. 42 (7/8): 1043–1463. Bibcode:2007M&PS...42.1043F. doi:10.1111/j.1945-5100.2007.tb00559.x. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ Wood, J.A. (1988). “Chondritic Meteorites and the Solar Nebula”. Annual Review of Earth and Planetary Sciences. 16: 53–72. Bibcode:1988AREPS..16...53W. doi:10.1146/annurev.ea.16.050188.000413. 0084-6597, 53–72.[liên kết hỏng]
  7. ^ Axxón. “Pistas químicas apuntan a un origen de polvo para los planetas terrestres” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ Jordi, Llorca Pique (2004). “Nuestra historia en los meteoritos”. El sistema solar: Nuestro pequeño rincón en la vía láctea. Universitat Jaume I. tr. 75. ISBN 848021466X.
  9. ^ “Bjurböle; Meteoritical Bulletin Database. The Meteoritical Society”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ “Grassland; Meteoritical Bulletin Database. The Meteoritical Society”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.

Xem thêm

Liên kết ngoài