Edda

Edda là những câu chuyện dân gian (thường được thuật lại dưới dạng thơ) có nội dung liên quan đến thần thoại Bắc Âu hoặc những anh hùng Bắc Âu. Những câu chuyện này chỉ là một phần nhỏ của văn học truyền miệng Bắc Âu mà tinh hoa là những tác phẩm của những nhà thơ mà cũng là cố vấn hay chiến binh của các vua hay các thủ lĩnh bộ tộc (tiếng Bắc Âu gọi là skald). Chúng được các học giả (phần lớn là người Thiên chúa giáo) ghi chép lại trước khi bị thất truyền.

Nguồn gốc tên gọi

Có vài giả thuyết về nguồn gốc của cái tên "Edda". Một giả thuyết cho rằng edda có nghĩa là "thơ ca". Một giả thuyết khác lại nói rằng "Edda" có nghĩa là "quyển sách của Oddi". Oddi là nơi Snorri Sturluson ăn học.

Edda bằng thơ

Nguồn gốc

Edda bằng thơ (còn được gọi là Saemundar Edda hoặc Cổ Edda) là tập hợp những bài thơ bằng tiếng Bắc Âu cổ từ bản chép tay Codex Regius tìm thấy ở Iceland. Cùng với Edda bằng văn xuôi (Snorra Edda) của Snorri Sturluson, Edda bằng thơ là nguồn tư liệu quan trọng nhất về thần thoại và truyền thuyết các anh hùng Bắc Âu.

Codex Regius được soạn thảo vào khoảng thế kỷ 13 nhưng không ai biết gì về tác phẩm này cho đến khi nó đến tay Brynjólfur Sveinsson, lúc bấy giờ là giám mục Skálholt, vào năm 1643. Vào thời điểm đó, Edda bằng văn xuôi đã nổi tiếng khắp Iceland nhưng các học giả phỏng đoán rằng có một phiên bản Edda khác, mà họ gọi là "Cổ Edda", bao gồm những bài thơ dị giáo mà Snorri Sturluson trích dẫn trong tác phẩm của mình. Giả thuyết này có vẻ là đúng khi Codex Regius được phát hiện. Brynjólfur cho rằng Codex Regius được biên soạn bởi Saemundr Uyên bác - một tu sĩ người Iceland sống vào thế kỷ 12. Không biết tại sao giả thuyết này bị bác bỏ nhưng cái tên Saemundar Edda vẫn được sử dụng.

Giám mục Brynjólfur gửi Codex Regius làm quà cho vua Đan Mạch. Một thời gian dài nó được lưu trữ ở Thư viện Hoàng gia tại Copenhagen nhưng vào năm 1971 nó được trả về Iceland.

Bố cục và nội dung

Trong cổ Edda, có thể được chia thành hai phần là: thần thoại và trường ca anh hùng.

Thần thoại

Bao gồm các câu truyện viết về thần thánh, quá trình khai thiên lập địa và diễn biến sự việc về thần thánh. Thần thoại được chia thành hai bộ là

Codex Regius

Gồm hơn 30 bài thơ về thần thánh và anh hùng. Trong đó chủ yếu là

Völuspá

Völuspá được tìm thấy trong bản thảo Codex Regius và Hauksbók Codex của Haukr Erlendsson, tác giả người Iceland sống vào thế kỉ XIV cũng như trong một vài xtăngxơ[1] được trích dẫn hoặc giải thích trong Tân Edda của Snorri Sturluson (1179 - 1241). Voluspá gồm khoảng 60 xtăngxtơ được viết theo thể thơ Fornyrðislag. Số lượng xtăngxtơ thay đổi theo từng bản thảo.

Voluspá là lời volva nói với Odin, tiên đoán về tương lai của thế giới, thế giới được sinh ra thì sẽ có ngày mạt thế, thế giới được sưởi ấm nhờ ánh sáng mặt trời thì sẽ phủ băng lạnh lẽo trong đêm tối. Lời tiên tri ấy bao gồm những sự việc xảy ra từ khi Odin, Ve, Vili giết người khổng lồ Ymir, kiến tạo thế giới đến thời khắc tận thế, hoàng hôn của chư thần - Ragnarok.

Hávamál

Edda bằng văn xuôi

Edda bằng văn xuôi (còn được biết tới dưới tên Tân Edda hoặc Edda của Snorri) là một cuốn sách về thơ ca bằng tiếng Iceland có bao gồm những câu truyện thần thoại. Mục đích của cuốn sách là giúp các nhà thơ nói riêng và độc giả nói chung hiểu được sự tinh tế của những thể thơ cổ và ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ và các điển cố vốn có rất nhiều trong thơ ca Bắc Âu.

Học giả và sử gia Iceland Snorri Sturluson viết Edda bằng văn xuôi (Snorra Edda) vào khoảng năm 1220. Tác phẩm này tồn tại trong bảy bản chép tay được biên soạn trong khoảng thời gian từ năm 1300 đến năm 1600.

Edda bằng văn xuôi gồm lời nói đầu và ba tập sách nhỏ: Gylfaginning (Gylfi bị lừa), Skáldskaparmál (ngôn ngữ thơ ca) và Háttatal.

Tham khảo

  1. ^ Xtăngxtơ (được phiên âm từ tiếng Anh Stanza) có nghĩa là khổ thơ hoặc thơ tứ tuyệt hay chỉ đơn giản là đoạn thơ.

Liên kết ngoài