Fidel Castro Díaz-Balart
Fidel Castro Díaz-Balart | |
---|---|
Sinh | Fidel Ángel Castro Díaz-Balart 1 tháng 9 năm 1949 La Habana, Cuba |
Mất | 1 tháng 2 năm 2018 La Habana, Cuba | (68 tuổi)
Quốc tịch | Cuba |
Trường lớp | Đại học Quốc gia Moskva |
Nghề nghiệp | Vật lý hạt nhân |
Cha mẹ | Fidel Castro Mirta Diaz-Balart |
Fidel Ángel Castro Díaz-Balart (1 tháng 9 năm 1949 – 1 tháng 2 năm 2018) là một nhà vật lý hạt nhân người Cuba và là quan chức chính phủ. Thường được biết đến với cái tên Fidelito (Fidel nhỏ),[1] ông là con trai cả của nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro và vợ đầu tiên của ông, Mirta Diaz-Balart.[2][3][4][5]
Cuộc đời và sự nghiệp
Cha mẹ của Castro Díaz-Balart ly dị vào năm 1955, trước cuộc Cách mạng Cuba, khi đó cha ông là người nắm quyền tại đó. Mẹ ông chuyển đến Miami, Hoa Kỳ, với gia đình Diaz-Balart, đưa con trai đi cùng. Castro Díaz-Balart trở về Cuba khi còn nhỏ để thăm cha mình và ở lại đó suốt thời thơ ấu.[6] Năm 1959, ông xuất hiện khi mới 9 tuổi trong cuộc phỏng vấn với cha mình trên truyền hình Mỹ.[7]
Castro Díaz-Balart chuyển đến Moskva (sau đó là Liên bang Xô viết), nơi ông theo học tại Đại học bang Voronezh năm 1968.[8] Vì sự an toàn, ông học với tên là "José Raúl Fernández",[9] mà ông tuyên bố đã chọn để tôn vinh nhà vô địch cờ vua thế giới José Raúl Capablanca và sau này đã sử dụng để xuất bản 30 ấn phẩm khoa học.[10] Ban đầu, ông nghiên cứu vật lý trước khi chuyển sang vật lý hạt nhân vào năm 1970.[8] Ông tốt nghiệp Đại học Quốc gia Moskva và tiếp tục làm việc tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, và nhận bằng tiến sĩ đầu tiên của ông ở Lomonosov vào năm 1978.[1][8][11] Trở lại Cuba, ông từng đảm nhiệm một chương trình điện hạt nhân của Cuba trong một thời gian, dẫn đầu chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Juragua từ năm 1980 đến năm 1992, trong thời gian đó ông cũng là thư ký điều hành Ủy ban Năng lượng nguyên tử của nước này.[12] Ông đã được rời bỏ khỏi vị trí của mình vào tháng 6 năm 1992.[13] Sau đó, ông tuyên bố đình chỉ việc xây dựng tại Juragua vào tháng 9 năm 1992 do Cuba không có khả năng đáp ứng các điều khoản tài chính do Nga thiết lập để hoàn thành lò phản ứng.[13]
Castro Díaz-Balart sau đó trở lại học tiếp tại Moscow, và nhận bằng tiến sĩ thứ hai tại Viện Năng lượng nguyên tử Kurchatov năm 1999.[8] Trong những năm 2010, ông trở lại vị trí nổi bật, làm cố vấn khoa học cho Hội đồng Nhà nước Cuba, và là phó chủ tịch Viện Khoa học Cuba.[14][15] Trong suốt sự nghiệp của mình, Castro Diaz-Balart đã biên soạn các bài viết về vai trò phát triển năng lượng hạt nhân.[16]
Năm 2012, Castro Diaz-Balart tranh luận rằng Fidel Castro đã già đi, nói rằng cha ông là "sáng suốt" và "làm việc chăm chỉ",[17] tương tự như "đánh giá lạc quan" về sức khoẻ của Castro mà Castro Diaz-Balart đã thực hiện vào tháng 2 năm 2007, sau vấn đề sức khỏe của Castro trong thời gian đó.[18]
Tháng 4 năm 2014, ông viếng thăm Nga để tuyên bố sự công nhận của Cuba về sự sáp nhập của bán đảo Krym vào Liên bang Nga, đồng thời nhận được bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học bang Voronezh.[8] Vào tháng 2 năm 2015, trong suốt thời kỳ tan băng Cuba–Hoa Kỳ cho đến khi Barack Obama hết nhiệm kỳ, khi người Mỹ được phép tự do đến Cuba, ông đã tham gia các sự kiện để chào đón những người nổi tiếng người Mỹ đến đảo, hòa mình với Paris Hilton và Naomi Campbell.[19] Tháng sau, ông viếng thăm Novosibirsk, Nga, gặp thị trưởng Anatoly Lokot, và thống đốc khu vực Vladimir Gorodetsky để cải thiện quan hệ Cuba với các tổ chức khoa học trong khu vực.[11]
Gia đình
Castro Díaz-Balart có ba người con là Mirta María, Fidel Antonio và José Raúl - cùng với Natasha Smirnova, người mà ông gặp ở Nga. Sau khi ly dị Smirnova, ông cưới María Victoria Barreiro ở Cuba.[20] Nghị sĩ Hoa Kỳ Mario Díaz-Balart, hiện đang đại diện cho khu vực bầu cử thứ 25 của Florida, là em họ của ông (con cô con cậu).[21]
Qua đời
Castro Díaz-Balart đã tự tử ở La Habana vào ngày 1 tháng 2 năm 2018, ở tuổi 68.[6] Ông đã từng nhận được chăm sóc ngoại trú cho trầm cảm.[22][23][24]
Khi ông mất, ông vẫn đang giữ các chức vụ của mình ở Viện Hàn lâm Khoa học Cuba và Hội đồng Nhà nước.[15]
Ấn phẩm
- Ciencia, innovación y futuro (Grijalbo: 2002) ISBN 8425336503
- Energía nuclear y desarrollo: realidades y desafíos en los umbrales del siglo XXI (Colihue:1991) ISBN 9505816618
- Espacio y tiempo en la filosofia y la fisica (Vadell: 1990) ISBN 9802322547
- Ciencia, tecnología y sociedad: hacia un desarrollo sostenible en la era de la globalización (Editorial Científico-Técnica: 2003) ISBN 9590105289
Tham khảo
- ^ a b “FIDEL CASTRO Díaz-Balart, "FIDELITO". History of [[Fidel Castro]] Ruz first-born son”. The Cuban History. ngày 27 tháng 11 năm 2017. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ “Who Is [[Fidel Castro]] Diaz-Balart? Oldest Son of Deceased Leader [[Fidel Castro]] Committed Suicide”. Newsweek. ngày 1 tháng 2 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ Sanchez, Juan Reinaldo (ngày 20 tháng 3 năm 2016). “Hidden wives, mistresses and kids: [[Fidel Castro]]'s secret life”. New York Post. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ Dwilson, Stephanie Dube (ngày 26 tháng 11 năm 2016). “Fidel Castro's Children: The Family He Left Behind”. Heavy.com. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
- ^ Geisler, Bob. “Hamburgs Wirtschaftssenator zu Besuch bei [[Fidel Castro]]s Sohn”. Hamburger Abendblatt (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ a b “Cuba: [[Fidel Castro]]'s son 'takes own life'”. BBC News. ngày 1 tháng 2 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ “Fidel Castro 1959 (starting at 2:00)”. Youtube. 1959. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
- ^ a b c d e “Visiting Russia, [[Fidel Castro]]'s Son Scoffs at U.S. Sanctions Over Crimea”. The Moscow Times. ngày 1 tháng 4 năm 2014. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ “"Fidelito" ist tot”. DPA-Article in Der Tagesspiegel. ngày 2 tháng 2 năm 2018.
- ^ Stone, Richard (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Fidel Castro's eldest son, a physicist, is victim of apparent suicide”. Science.
- ^ a b Pagliery, Felipe (ngày 30 tháng 3 năm 2015). “Fidel Jr. Back in the News”. Havana Times.
- ^ “Se suicida [[Fidel Castro]] Díaz-Balart, hijo mayor del expresidente de Cuba”. BBC Mundo. ngày 2 tháng 2 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ a b French, Howard W. (ngày 7 tháng 9 năm 1992). “Cuba Cancels Atom Plant, Blaming Costs and Russians”. The New York Times.
- ^ “Falleció el compañero [[Fidel Castro]] Díaz–Balart”. Granma. ngày 1 tháng 2 năm 2018. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
- ^ a b “Fidel Castro's eldest son 'Fidelito' commits suicide”. Reuters. ngày 1 tháng 2 năm 2018.
- ^ “Fidel Castro's Eldest Son Commits Suicide”. Shillong Times. ngày 2 tháng 2 năm 2018.[liên kết hỏng]
- ^ Elfrink, Tim (ngày 20 tháng 9 năm 2012). “Fidel Castro Is Not Senile, Still "Working Hard," His Son Says”. Miami New Times.
- ^ Gibbs, Stephen (ngày 16 tháng 2 năm 2007). “Cuba's Castro recovering says son”. BBC.
- ^ Allen, Nick (ngày 1 tháng 3 năm 2015). “Cuba's revolution comes full circle with a Hilton in Havana”. The Telegraph.
- ^ Madan, Monique O.; Flechas, Joey (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Fidel Castro's oldest son commits suicide after battle with depression”. Miami Herald.
- ^ Marsh, Sarah; Frank, Marc (ngày 2 tháng 2 năm 2018). Maler, Sandra; McCool, Grant; Cameron-Moore, Simon (biên tập). “Fidel Castro's eldest son 'Fidelito' commits suicide”. reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
- ^ Oppmann, Patrick (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Fidel Castro's eldest son takes own life, state media reports”. CNN. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Fidel Castro's eldest son dies aged 68 – reports”. The Guardian. ngày 2 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
- ^ White, Jeremy (ngày 2 tháng 2 năm 2018). “Fidel Castro's eldest son has died”. The Independent. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.
Liên kết ngoài
- Fidel Castro Díaz-Balart, EcuRed article (in Spanish)
- Fidel Castro Díaz-Balart, “Fidelito”. History of Fidel Castro Ruz's first-born son, thecubanhistory.com; accessed ngày 2 tháng 2 năm 2018.