Gamma Pegasi

Gamma Pegasi
Vị trí của γ Pegasi (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Phi Mã
Xích kinh 00h 13m 14.15123s[1]
Xích vĩ +15° 11′ 00.9368″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +2.84[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổB2 IV[3]
Chỉ mục màu U-B–0.85[2]
Chỉ mục màu B-V–0.23[2]
Kiểu biến quangβ Cep[4]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+4.1[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +1.98[1] mas/năm
Dec.: –9.28[1] mas/năm
Thị sai (π)6.9474 ± 0.4293[6] mas
Khoảng cách470 ± 30 ly
(144 ± 9 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−2.64[7]
Chi tiết
Khối lượng8.9 ± 0.1[3] M
Bán kính4.80 ± 0.39[8] R
Độ sáng5,840[9] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3.98 ± 0.06[8] cgs
Nhiệt độ21,179 ± 237[8] K
Độ kim loại [Fe/H]–0.34[10] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)0[11] km/s
Tuổi18.7 ± 3.2[3] Myr
Tên gọi khác
Algeneb,[cần dẫn nguồn] Algenib, 88 Peg, HD 886, FK5 7, HIP 1067, HR 39, SAO 91781.[12]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Gamma Pegasi (được Latinh hóa từ γ Pegasi, gọi tắt là Gamma Peg hay γ Peg), tên chính thức là Algenib /ælˈnɪb/,[13][14] là một ngôi sao trong chòm sao Phi Mã, ngôi sao nằm ở góc phía đông nam của khoảnh sao hay còn được biết là Great Square. Cấp sao biểu kiến trung bình là +2.84[2] nằm ở vị trí thứ tư giữa ngôi sao sáng nhất trong chòm sao. Khoảng cách đến ngôi sao này đã được đo bằng phương pháp thị sai cho biết nó có khoảng cách 390 năm ánh sáng (120 parsec) với biên độ sai số là 5%.[1]

Danh pháp

Gamma Pegasi là ngôi sao được đặt tên theo định danh Bayer. Mặc dù nó cũng có tên truyền thống là Algenib, tên này cũng được sử dụng cho Alpha Persei. Vào năm 2016, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) đã tổ chức một Working Group on Star Names (WGSN)[15] để catalog và chuẩn hóa dang từ riêng cho ngôi sao. Bản trình bày đầu tiên của WGSN diễn ra vào tháng 7 năm 2016[16] bao gồm bảng của hai đợt đầu tiên của tên chấp thuận bởi WGSN; với Algenib cho ngôi sao này (Gamma Pegasi) (Alpha Persei đã được đặt tên là Mirfak).

Khoảnh sao của γ Pegasi và α Andromedae, trong thiên văn học Hindu được gọi là Uttara Bhādrapadā (उत्तरभाद्रपदा) hay Uttṛṭṭāti. Nó là nakshatra thứ 26. Trong tiếng Trung, 壁宿 (Bìxiù) có nghĩa là Wall (asterism) đề cập đến một khoảnh sao bao gồm γ Pegasi và α Andromedae.[17] Hậu quả là tên tiếng Trung của bản thân γ Pegasi là 壁宿一 (Bìxiù yī, tiếng Anh: the First Star of Wall.)[18]

Tính chất

Vào năm 1911, nhà thiên văn học người Mỹ Keivin Burns đã phát hiện rằng vận tốc xuyên tâm của Gamma Pegasi đã thay đổi một chút. Điều đó được xác nhận vào năm 1953 bởi nhà thiên văn học người Mỹ D. Harold McNamara, người đã xác định nó là một biến Beta Cephei.[4] (Tại thời điểm này ông ấy thực sự xác định nó là một ngôi sao Beta Canis Majoris, sau đó nó được chỉ định là biến Beta Cephei.)[19] Nó có chu kỳ xung xuyên tâm là 0.15175 ngày (3.642 giờ), nó còn cho thấy có hành vi của một ngôi sao loại B xung chậm (SPB) với ba tần số xung bổ sung.[4] Cấp sao biểu kiến của nó thay đổi trong khoảng từ +2.78 đến +2.89 trong quá trình của mỗi chu kì xung.

Đây là một ngôi sao lớn với khối lượng gấp gần chín[3] lần khối lượng Mặt Trời và gần năm[8] lần bán kính Mặt Trời. Phân loại sao của nó là B2 IV[3] cho thấy đây là một sao gần mức khổng lồ, điều đó đang làm cạn kiệt hydro ở trong lõi của nó và nó đang trong quá trình tiến hóa cách xa khỏi dãy chính. Nó quay rất chậm và không thể đo được vận tốc quay (or else it is being viewed from nearly pole-on).[11] Gamma Pegasi có tổng độ sáng gấp 5,840 lần Mặt Trời,[9] nó được bức xạ từ bầu khí quyển bên ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng hơn 21,000K.[8] Ở nhiệt độ này, ngôi sao phát sáng với màu trắng xanh.[20]

Ngôi sao được tuyên bố là có từ trường (Butkovskaya & Plachinda [2007]), điều này không còn chính xác nữa khi có thêm các nghiên cứu về nó. Neiner et al. (2014) đặt giới hạn trên cho cường độ từ trường lưỡng cực khoảng 40 G.[21]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357, S2CID 18759600
  2. ^ a b c d Crawford, D. L.; Barnes, J. V.; Golson, J. C. (1971), “Four-color, H-beta, and UBV photometry for bright B-type stars in the northern hemisphere”, The Astronomical Journal, 76: 1058, Bibcode:1971AJ.....76.1058C, doi:10.1086/111220
  3. ^ a b c d e Tetzlaff, N.; Neuhäuser, R.; Hohle, M. M. (tháng 1 năm 2011), “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (1): 190–200, arXiv:1007.4883, Bibcode:2011MNRAS.410..190T, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x, S2CID 118629873
  4. ^ a b c Walczak, P.; Daszyńska-Daszkiewicz, J. (tháng 12 năm 2010), “Complex asteroseismology of the hybrid B-type pulsator γ Pegasi: A test of stellar opacities”, Astronomische Nachrichten, 331 (9/10): 1057–1060, arXiv:1004.2366, Bibcode:2010AN....331.1057W, doi:10.1002/asna.201011456, S2CID 119218384
  5. ^ Wilson, Ralph Elmer (1953), “General Catalogue of Stellar Radial Velocities”, Carnegie Institute Washington D.C. Publication, Washington: Carnegie Institution of Washington, Bibcode:1953GCRV..C......0W
  6. ^ Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration). “Gaia Early Data Release 3: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics (in press). arXiv:2012.01533. doi:10.1051/0004-6361/202039657. S2CID 227254300. line feed character trong |id= tại ký tự số 97 (trợ giúp) Hồ sơ của Gaia EDR3 này tại VizieR.
  7. ^ Huang, W.; và đồng nghiệp (2012), “A catalogue of Paschen-line profiles in standard stars”, Astronomy & Astrophysics, 547: A62, arXiv:1210.7893, Bibcode:2012A&A...547A..62H, doi:10.1051/0004-6361/201219804, S2CID 119286159.
  8. ^ a b c d e Fitzpatrick, E. L.; Massa, D. (tháng 3 năm 2005), “Determining the Physical Properties of the B Stars. II. Calibration of Synthetic Photometry”, The Astronomical Journal, 129 (3): 1642–1662, arXiv:astro-ph/0412542, Bibcode:2005AJ....129.1642F, doi:10.1086/427855, S2CID 119512018
  9. ^ a b Hohle, M. M.; Neuhäuser, R.; Schutz, B. F. (tháng 4 năm 2010), “Masses and luminosities of O- and B-type stars and red supergiants”, Astronomische Nachrichten, 331 (4): 349, arXiv:1003.2335, Bibcode:2010AN....331..349H, doi:10.1002/asna.200911355, S2CID 111387483
  10. ^ Gies, Douglas R.; Lambert, David L. (ngày 10 tháng 3 năm 1992), “Carbon, nitrogen, and oxygen abundances in early B-type stars”, Astrophysical Journal, Part 1, 387: 673–700, Bibcode:1992ApJ...387..673G, doi:10.1086/171116
  11. ^ a b Abt, Helmut A.; Levato, Hugo; Grosso, Monica (tháng 7 năm 2002), “Rotational Velocities of B Stars”, The Astrophysical Journal, 573 (1): 359–365, Bibcode:2002ApJ...573..359A, doi:10.1086/340590. The zero value is for v sin i, so v and/or i must be small.
  12. ^ “gam Peg”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  13. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations (ấn bản thứ 2). Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 978-1-931559-44-7.
  14. ^ “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  16. ^ “Bulletin of the IAU Working Group on Star Names, No. 1” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  17. ^ (bằng tiếng Trung Quốc) p. 170, 中國星座神話, viết bởi 陳久金. Xuất bản bởi 台灣書房出版有限公司, 2005, ISBN 978-986-7332-25-7.
  18. ^ (bằng tiếng Trung Quốc) 香港太空館 – 研究資源 – 亮星中英對照表 Lưu trữ 2008-10-25 tại Wayback Machine, Hong Kong Space Museum. Truy cập online ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  19. ^ McNamara, D. H. (tháng 6 năm 1953), “Gamma Pegasi: A Beta Canis Majoris Star of Small Velocity Amplitude”, Publications of the Astronomical Society of the Pacific, 65 (384): 144, Bibcode:1953PASP...65..144M, doi:10.1086/126561
  20. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012
  21. ^ Neiner, C.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2014), “γ Pegasi: testing Vega-like magnetic fields in B stars”, Astronomy & Astrophysics, 562: 8, arXiv:1312.3521, Bibcode:2014A&A...562A..59N, doi:10.1051/0004-6361/201323093, S2CID 54652836, A59.

Liên kết ngoài