Hồ Tonlé Sap

Hồ Tonlé Sap
Ảnh chụp Tonlé Sap từ vệ tinh NASA
Địa lý
Tọa độ12°53′0″B 104°04′0″Đ / 12,88333°B 104,06667°Đ / 12.88333; 104.06667
Kiểu hồhồ nước ngọt
Quốc gia lưu vực Campuchia
Diện tích bề mặt2.700 km² (mùa khô)
16.000 km² (mùa mưa)
Độ sâu trung bình1 m (mùa khô)
9 m (mùa mưa)

Hồ Tonlé Sap (tiếng Khmer: បឹង​ទន្លេសាប, Boeng Tonle Sap) hay Biển Hồ Campuchia là một hồ nước ngọt ở phía tây bắc Campuchia. Hồ thông với sông Mê Kông qua sông Tonlé Sap, hợp lưu tại thủ đô Phnôm Pênh. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.

Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ tầm vóc rộng lớn của hồ nước này khiến không thấy bến bờ. Tên lịch sử của nó là Hồ hải (壺海).[1][2][3]) TTonlé là hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á và là một trong những hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất trên thế giới.[4] Tonlé Sap đã được UNESCO xác định là khu dự trữ sinh quyển vào năm 1997 do tính đa dạng sinh học cao.[5] Trong thế kỷ 21, hồ và các hệ sinh thái xung quanh đang chịu áp lực ngày càng tăng từ nạn phá rừng, phát triển cơ sở hạ tầng và biến đổi khí hậu.[6][7][8]

Địa lý

Hồ Tonlé Sap nằm ở phía tây bắc đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, được hình thành do sự va chạm và sụp đổ của mảng Ấn Độmảng Á-Âu.[9] Đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông từng là một vịnh và mực nước biển dâng nhanh vào cuối thời kỳ băng hà cuối cùng. Cao khoảng 4,5 m, các lõi từ thời kỳ này được tìm thấy gần Angkor chứa trầm tích thủy triều, cũng như đầm lầy muối và trầm tích đầm ngập mặn,[10] lắng đọng trong hang động khoảng 7.900-7.300 năm trước Trầm tích hồ Sáp cũng có dấu hiệu chịu ảnh hưởng của biển.[11] Hình thái sông hiện tại của đồng bằng sông Cửu Long được phát triển trong 6.000 năm qua,[12] trong khi phần nước còn lại ở góc tây bắc đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông hình thành nên Tonlé Sap.[13]

Thủy văn

Một cụ già đang chèo thuyền trên Tonle Sap

Thường thì vào mùa khô từ Tháng 11 đến Tháng 5 hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng 6, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9–14 m,[14] làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng 10 thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.

Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng 2 lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.

Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên các cuộc khảo cứu cho biết lòng hồ chỉ nhận khoảng 0,1-0,16 mm/năm từ hơn 5.000 năm nay nên nguy cơ hồ bị lấp cạn không đúng. Lượng phù sa không những không làm hại mà còn giúp ích giữ môi trường Tonle Sap luân chuyển.

Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.

Vị trí

Bản đồ Biển Hồ. Màu xanh thẫm là khu vực nước hồ bình thường, màu xanh nhạt là khu vực có thể bị ngập khi mực nước lên cao

Cách trung tâm thành phố Siem Riep khoảng 30 phút chạy ôtô.

Dân cư

Quanh hồ tập trung nhiều cộng đồng người Việt và người Chăm, sinh sống tại các làng nổi bên hồ.

Chú thích

  1. ^ “Quyên góp gây quỹ ủng hộ người gốc Việt trên Biển Hồ Campuchia”. vietnamplus. 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Quốc sử quán biên tập (1838). Đại Nam nhất thống toàn đồ.
  3. ^ Cao Xuân Dục (1909). Đại Nam nhất thống chí. Quốc sử quán.
  4. ^ Agnes Alpuerto (16 tháng 11 năm 2018). “When the river flows backwards”. Khmer Times. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Conservation Project of the Century”. Miami Herald. 13 tháng 7 năm 1997.
  6. ^ “An Introduction to Cambodia's Inland Fisheries” (PDF). Mekong River Commission. tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Seiff, Abby (30 tháng 9 năm 2019). “At a Cambodian Lake, a Climate Crisis Unfolds” (Opinion). The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ Oeurng, Chantha; và đồng nghiệp (25 tháng 3 năm 2019). “Assessing Climate Change Impacts on River Flows in the Tonle Sap Lake Basin, Cambodia”. Water. 11 (3): 618. doi:10.3390/w11030618.
  9. ^ Tjia, H. D. (28 tháng 4 năm 2014). “Wrench-Slip Reversals and Structural Inversions: Cenozoic Slide-Rule Tectonics in Sundaland”. Indonesian Journal on Geoscience. Institute for Environment and Development University Kebangsaan Malaysia. 1 (1): 35–52. doi:10.17014/ijog.v1i1.174.
  10. ^ T. Tamura; Y. Saito; S. Sotham; B. Bunnarin; K. Meng; S. Im; S. Choup; F. Akiba (2009). “Initiation of the Mekong River Delta at 8 ka: Evidence from the sedimentary succession in the Cambodian lowland”. Quaternary Science Reviews. 28 (3–4): 327–344. Bibcode:2009QSRv...28..327T. doi:10.1016/j.quascirev.2008.10.010.
  11. ^ D. Penny (2006). “The Holocene history and development of the Tonle Sap, Cambodia”. Quaternary Science Reviews. 25 (3–4): 310–322. Bibcode:2006QSRv...25..310P. doi:10.1016/j.quascirev.2005.03.012.
  12. ^ “State of the Basin Report, 2010” (PDF). Mekong River Commission. Vientiane. 2010.
  13. ^ Mary Beth Day、D. A. Hodell、Mark Brenner、J. H. Curtis (1 tháng 12 năm 2008). “Mid to Late Holocene (5-3 ka) Origin of the Modern Tonle Sap Lake System, Cambodia”. AGU Fall Meeting Abstracts. 2008. Bibcode:2008AGUFM.H53C1062D. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ britannica (biên tập). Tonle Sap. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Biển Hồ tại Wikimedia Commons