HMS Meteor (G73)
Lịch sử | |
---|---|
![]() | |
Tên gọi | HMS Meteor (G74) |
Đặt hàng | 7 tháng 7 năm 1939 |
Xưởng đóng tàu | Alexander Stephen and Sons, Linthouse, Scotland |
Đặt lườn | 14 tháng 9 năm 1940 |
Hạ thủy | 3 tháng 11 năm 1941 |
Nhập biên chế | 12 tháng 8 năm 1942 |
Số phận | Bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, 29 tháng 6 năm 1959 như là chiếc Piyale Pasha |
Lịch sử | |
![]() | |
Tên gọi | TCG Piyale Pasha |
Trưng dụng | 29 tháng 6 năm 1959 |
Số phận | Loại bỏ, 1979 |
Đặc điểm khái quátnhư khi hoàn tất[1] | |
Lớp tàu | Lớp tàu khu trục M |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài | 362 ft 3 in (110,4 m) (chung) |
Sườn ngang | 37 ft (11,3 m) |
Mớn nước | 10 ft (3,0 m) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph) |
Tầm xa | 5.500 nmi (10.200 km; 6.300 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 190 |
Hệ thống cảm biến và xử lý | |
Vũ khí | |
HMS Meteor (G74) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được cho ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, và được bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 29 tháng 6 năm 1959 như là chiếc TCG Piyale Pasha. Nó bị tháo dỡ vào năm 1979.
Thiết kế và chế tạo
Meteor được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Alexander Stephen ở Linthouse, Glasgow vào ngày 7 tháng 7 năm 1939 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1938. Nó được đặt lườn vào ngày 14 tháng 9 năm 1940, được hạ thủy vào ngày 3 tháng 11 năm 1941 và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 8 năm 1942.[4][5]
Meteor được hoàn tất với dàn pháo chính được thiết kế nguyên thủy gồm sáu khẩu QF 4,7 inch (120 mm) Mk XI bố trí trên các tháp pháo Mark XX hoàn toàn kín, nhưng chỉ với một dàn bốn ống phóng ngư lôi 21 inch (530 mm), vì dàn thứ hai phía sau được loại bỏ để trang bị một khẩu pháo QF 4-inch Mk V phòng không. Vũ khí tầm gần bao gồm một khẩu đội QF 2-pounder Mk VIII bốn nòng và sáu khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn.[2] Chiếc tàu khu trục được trang bị radar Kiểu 291 dò tìm trên không và mặt biển cùng radar Kiểu 285 đo khoảng cách phòng không.[2][6]
Lịch sử hoạt động
Khi được đưa vào hoạt động, Meteor gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Nhà, và vào tháng 9 năm 1942 đã nằm trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu vận tải Bắc Cực PQ 18 đi sang Liên Xô và Đoàn tàu QP 14 quay trở về.[7][8] Sau khi quay trở về, vào tháng 11 năm 1942, nó hoạt động trong thành phần khu trục hộ tống cho Hạm đội Nhà trong Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Bắc Phi.[8]
Tham khảo
- ^ Whitley 2000, tr. 121
- ^ a b c English 2001, tr. 113
- ^ Gardiner & Chesneau 1980, tr. 41
- ^ English 2001, tr. 112
- ^ Whitley 2000, tr. 121–122
- ^ “Radar in the RN at the End of WW2” (PDF). Royal Navy Museum of Radar and Communications. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2014.
- ^ English 2001, tr. 121
- Blair, Clay (2000). Hitler's U-Boat War: The Hunters, 1942–1945. New York: Modern Library. ISBN 0-679-64033-9.
- Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
- Critchley, Mike (1982). British Warships Since 1945: Part 3 Destroyers. Liskeard, UK: Maritime Books. ISBN 0-9506323-9-2.
- English, John (2001). Afridi to Nizam: British Fleet Destroyers 1937–43. Gravesend, UK: World Ship Society. ISBN 0-905617-95-0 ISBN không hợp lệ.
- Friedman, Norman (2006). British Destroyers & Frigates: The Second World War and After. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-86176-137-6.
- Gardiner, Robert; Chesneau, Roger (1980). Conway's All The World's Fighting Ships 1922–1946. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
- Lenton, H. T. (1998). British & Empire Warships of the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-048-7.
- Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
- Whitley, M. J. (2000). Destroyers of World War 2. London: Cassell & Co. ISBN 1-85409-521-8.