Intel 8088
Thông tin chung | |
---|---|
Ngày bắt đầu sản xuất | 1979 |
Ngày ngừng sản xuất | 1998[1] |
Nhà sản xuất phổ biến |
|
Hiệu năng | |
Xung nhịp tối đa của CPU | 5 MHz đến 16 MHz |
Độ rộng dữ liệu | 8 bits |
Độ rộng địa chỉ | 20 bits |
Kiến trúc và phân loại | |
Công nghệ node | 3 µm |
Tập lệnh | x86-16 |
Thông số vật lý | |
Bóng bán dẫn |
|
Đồng vi xử lý | Intel 8087 |
Đóng gói |
|
(Các) chân cắm |
|
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể | |
(Các) biến thể |
|
Lịch sử | |
Tiền nhiệm | Intel 8085 |
Kế nhiệm | 80186 và 80286 (cả hai được giới thiệu vào đầu năm 1982) |
Intel 8088 là một biến thể của vi xử lý 8086, với bus dữ liệu ngoài 8 bit thay vì 16 bit. Các thanh ghi 16 bit được giữ nguyên và giới hạn không gian địa chỉ là 1 MB RAM. 8088 ra mắt vào ngày 1 tháng 7 năm 1979,[2][3][4][5] và được sử dụng trong máy IBM PC và các máy tính sao chép nó.
Lịch sử và mô tả
Đích đến của 8088 là hướng tới các hệ thống tiết kiệm tiền sử dụng thiết kế 8-bit. Bus lớn với chiều rộng chu vi của bảng mạch vẫn còn đắt khi nó ra mắt. Bộ đệm chờ của 8088 là 4 byte, trái ngược với của 8086 6 byte.
Biến thể của 8088 với tốc độ đồng hồ tối đa hơn 5 MHz, bao gồm 8088-1 trong HMOS và 80C88-2 trong CMOS, cả hai có tốc độ đồng hồ tối đa là 10 MHz.
Một chip tráo đổi chân cắm, V20, sản xuất bởi NEC tăng hiệu năng lên khoảng 20%.
Những khác biệt so với 8086
8088 có kiến trúc rất giống với 8086. Điểm khác biệt chính là chỉ có 8 đường dữ liệu so với 16 đường của 8086. Tất cả các chân còn lại của 8088 có chức năng gần như y hệt như ở 8086, trừ trường hợp của chân thứ 34,[6]:5–97 và sự đảo ngược tín hiệu của chân IO/M thành IO/M.[6]:5–98
Hiệu năng
Phụ thuộc vào model, Intel 8088 thực hiện khoảng 0.33 đến 0.75 triệu chỉ thị mỗi giây.[7]
Sử dụng trong máy tính cá nhân IBM
IBM PC là máy vi tính nổi bật nhất sử dụng 8088. Nó có xung nhịp 4.77 MHz. Các kỹ sư của IBM muốn sử dụng Motorola 68000,[a] nhưng IBM đã từng có kinh nghiệm với chip của Intel và ngoài ra đã có quyền sản xuất 8086.[b]
IBM chọn 8088 thay cho 8086 với lý do từ Intel là giá thành thấp hơn và sản lượng cao hơn.[8] Một yếu tố nữa đó là 8088 cho phép máy tính sử dụng thiết kế dựa trên 8085. [c]
Hậu duệ của 8088 bao gồm 80188, 80186, 80286, 80386, và 80486 và các vi xử lý tương thích khác cho đến tận ngày nay.
Hình ảnh
-
Phiên bản gốc nMOS, 5 MHz trong đóng gói nhựa DIP
-
Đóng gói nhựa DIP40 , nhìn trên xuống
-
Đóng gói nhựa DIP40 , nhìn dưới lên
-
Intel 80C88A-2, phiên bản CMOS sau này
-
Intel 80C88 trong đóng gói PLCC44
Các thiết bị ngoại vi
- Intel 8282/8283
- Intel 8284
- Intel 8286/8287
- Intel 8288
- Intel 8289
- Intel 8087
Xem thêm
Chú thích
- ^ nó được sử dụng sau này trong IBM Instruments 9000 Laboratory Computer.
- ^ trong cuộc trao đổi với Intel để có quyền sản xuất bộ nhớ bong bóng. Bộ nhớ bong bóng Intel đã có thời gian xuất hiện trên thị trường, nhưng Intel rời thị trường này vì có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn Nhật Bản có thể sản xuất với giá rẻ hơn, và rời thị trường bộ nhớ để tập trung vào bộ vi xử lý.
- ^ Các thành phần của 68000 không phổ biến rộng rãi trong thời gian này, mặc dù có thể sử dụng các thành phần Motorola 6800 để mở rộng.
Tham khảo
- ^ CPU History – The CPU Museum – Life Cycle of the CPU.
- ^ “Microprocessor Quick Reference Guide”. Intel. Intel. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Microprocessor Quick Reference Guide”. Intel. Intel. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ Singh, Renu (2006). Microprocessor Interfacing and Applications. New Age International. tr. 2–27. ISBN 81-224-1400-1. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ Govindarajalu, B. (2002). IBM PC and Clones: Hardware, Troubleshooting and Maintenance (ấn bản thứ 2). McGraw-Hill. tr. 248. ISBN 978-0-07-048286-9. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b Osborne 16 bit Processor Handbook (Adam Osborne & Gerry Kane) ISBN 0-931988-43-8.
- ^ “Olympus MIC-D: Integrated Circuit Gallery - Intel 8088 Microprocessor”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2009.
- ^ Freiberger, Paul (23 tháng 8 năm 1982). “Bill Gates, Microsoft and the IBM Personal Computer”. InfoWorld. 4 (33): 22. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.