Karmamudrā
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6b/Le_dieu_tut%C3%A9laire_Samvara_et_sa_par%C3%A8dre_Vajravarahi_%2814314794441%29.jpg/300px-Le_dieu_tut%C3%A9laire_Samvara_et_sa_par%C3%A8dre_Vajravarahi_%2814314794441%29.jpg)
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/4e/Samantabhadra_01.jpg/300px-Samantabhadra_01.jpg)
Song thân pháp (tiếng Phạn: Karmamudrā) hay phép tu song thân (tiếng Tây Tạng: Las-kyi phyag-rgya/ལས་ཀྱི་ཕྱག་རྒྱ) là một kỹ thuật tu luyện bộ môn Kim Cương thừa được các nhà tu hành Phật giáo Tây Tạng sử dụng kết hợp giữa âm và dương trong nghi thức giao hợp với một người bạn đời hiện hữu (thể thực) hoặc được hình dung tưởng tượng ra (thể hư), cũng như thực hành sinh nhiệt bên trong (tummo) để đạt được trạng thái phi nhị nguyên của hạnh phúc và sự hiểu biết sâu sắc về cái trống rỗng[1] gọi là quán đảnh tính không để đạt trạng thái Samadi. Trong Phật giáo Tây Tạng, sự thành thạo trong thủ thuật Yoga nhiệt bên trong cơ thể thường được coi là điều kiện tiên quyết để thực hành Song thân pháp (Karmamudrā)[2]. Phép song tu cũng đặc biệt ám chỉ đến Yogini nữ khi thực hành kiểu Yoga khỏa thân (Du già tịnh hóa) như vậy. Khi đối tác là một người được hình dung (tức là được tưởng tượng ra một Yogi duy nhất trong thực hành Tantra Tây Tạng), thì được gọi là Jñanamudra ("thủ ấn trí tuệ")[3][4]. Đây có phải là một hình thức tu tập giác ngộ hay chỉ là trò lừa bịp của các Lạt ma Tây Tạng để thõa mãn dục vọng của mình.
Đại cương
Thực hành Yoga nhục dục ám chỉ một loạt các hoạt động trong Tantra và hệ phái Kim Cang thừa (Vajrayana) sử dụng hoạt động tình dục trong bối cảnh nghi lễ. Tình dục Tantra có liên quan đến các yếu tố như việc sử dụng rượu và việc dâng các vật chất như thịt (nhục) cho các vị thần. Hơn nữa, chất dịch tình dục có thể được coi là chất có sức mạnh và được sử dụng cho mục đích nghi lễ, được phụt ra bên ngoài hoặc xuất vào bên trong[5][6]. Trong hệ phái Tantra thì Maithuna là quan trọng nhất trong Panchamakara (năm dẫn chất tantra) và tạo nên phần chính của Nghi lễ lớn của Tantra được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Panchamakara, Panchatattva và Tattva Chakra. Trong Phật giáo Tây Tạng, thì Song thân pháp thường là một phần quan trọng của đoạn hoàn thiện của thực hành mật tông Tây Tạng. Như nhà nghiên cứu Ấn Độ học người Anh là Geoffrey Samuel đã lưu ý rằng trong khi tài liệu song thân pháp nói về việc theo đuổi khoái cảm tình dục (kāmā), các hoạt động yoga nhục dục thường hướng đến mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát (Moksha)[7].
Tantra sử dụng phương tiện khéo léo để chuyển hóa những gì có thể trói buộc một người thực hành vào Samsara thành một thực hành giải phóng về mặt tâm linh. Nhà nghiên cứu Judith Simmer-Brown giải thích cách Karmamudra có thể được sử dụng để khám phá bản chất của đam mê. Theo truyền thống, có ba cách để nhận ra bản chất của đam mê trong truyền thống Yoga Tantra. Đầu tiên, trong thực hành giai đoạn phát sinh, giai đoạn sáng tạo, người ta có thể hình dung các Yidam (Minh phi) như Yab-Yum trong sự kết hợp thân xác nhục dục. Thứ hai, người ta có thể thực hành Tummo (caṇḍalī) hoặc sự sinh nhiệt dục bên trong thông qua các thực hành cơ thể vi tế của hơi thở quan trọng di chuyển vào phương vị trung tâm. Thứ ba, người ta có thể thực hành cái gọi là Yoga nhục dục (Karmamudra, hay Lekyi chagya) với một người phối ngẫu. Nhận ra bản chất thực sự của đam mê trong tất cả các hình thức này sẽ chuyển hóa đam mê thông thường thành nền tảng cho những trải nghiệm đại lạc (mahasukha), điều này giúp đẩy nhanh đáng kể việc loại bỏ những che khuất về mặt cảm xúc và tinh thần trong quá trình thực hành của một người[8].
Xem thêm
Chú thích
- ^ Kragh (2015), tr. 381–386
- ^ Tsong-Kha-Pa (2005), tr. 70
- ^ Sopa (1991), tr. 30
- ^ Arnold (2009), tr. 196
- ^ Flood 1996, tr. 159-160.
- ^ Flood 2006, tr. i-ii.
- ^ Samuel 2010, tr. 273.
- ^ Simmer-Brown (2001), tr. 217
Tham khảo
![](http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f2/Mahasiddhas_and_consorts_practicing_karmamudra.png/300px-Mahasiddhas_and_consorts_practicing_karmamudra.png)
- Arnold, Edward A. biên tập (2009). As Long as Space Endures: Essays on the Kalacakra Tantra in Honor of H.H. the Dalai Lama. Shambhala.
- Dalai Lama XIV (1997). The Gelug/Kagyu Tradition of Mahamudra. Snow Lion Publications. ISBN 1-55939-930-9.
- Gray, David (2007). The Cakrasamvara Tantra. New York: Columbia University.
- Kornfield, Jack (2000). After the Ecstasy, the Laundry: How the Heart Grows Wise on the Spiritual Path. New York: Bantam Dell Pub Group. ISBN 978-0-553-10290-1.
- Kragh, Ulrich Timme (2015). Tibetan Yoga and Mysticism A Textual Study of the Yogas of Naropa and Mahamudra Meditation in the Medieval Tradition of Dags po. Studia Philologica Buddhica. Tokyo: International Institute for Buddhist Studies. ISBN 978-4-906267-72-9.
- Shaw, Miranda E. (1994). Passionate Enlightenment: Women in Tantric Buddhism. Princetown. ISBN 0-691-03380-3.
- Simmer-Brown, Judith (2001). Dakini's Warm Breath: the Feminine Principle in Tibetan Buddhism. Shambhala Publications. ISBN 978-1-57062-920-4.
- Sopa, Geshe Lhundup (1991). Simon, Beth Lee (biên tập). The Wheel of Time: The Kalachakra in Context. Snow Lion Publications. ISBN 978-1559390019.
- Tsong-Kha-Pa (2005). The Six Yogas Of Naropa, Tsongkhapa's Commentary Entitled A Book Of Three Inspirations A Treatise on the Stages Of Training in the Profound Path Of Naro's Six Dharmas. Glenn H. Mullin biên dịch. Snow Lion Publications. ISBN 1-55939-234-7.
- Tworkhov, Helen (Winter 1996). “The Emperor's Tantric Robes: An Interview with June Campbell on Codes of Secrecy and Silence”. Tricycle: The Buddhist Review. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
- Baier, Karl; Maas, Philipp André; Preisendanz, Karin (2018). Yoga in Transformation: Historical and Contemporary Perspectives. V&R Unipress. ISBN 978-3-73700-862-4.
- Brooks, Douglas Renfrew (1990). The Secret of the Three Cities: An Introduction to Hindu Sakta Tantrism. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-07569-3.
- Davidson, Ronald M. (2002). Indian Esoteric Buddhism: A Social History of the Tantric Movement. Columbia University Press. ISBN 978-0-23112-619-9.
- English, Elizabeth (2013). Vajrayogini: Her Visualization, Rituals, and Forms. Simon and Schuster. ISBN 978-0-861-71657-9.
- Flood, Gavin D. (1996). An Introduction to Hinduism. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-43878-0.
- Flood, Gavin D. (2006). The Tantric Body, The Secret Tradition of Hindu Religion. I.B Taurus. ISBN 978-1-84511-011-6.
- Garson, Nathaniel DeWitt (2004). Penetrating the Secret Essence Tantra: Context and Philosophy in the Mahayoga System of rNying-ma Tantra.[cần chú thích đầy đủ]
- Gray, David B. (2016). “Tantra and the Tantric Traditions of Hinduism and Buddhism”. Oxford Research Encyclopedia of Religion. Oxford University Press. doi:10.1093/acrefore/9780199340378.013.59. ISBN 9780199340378.
- Jamgön Kongtrül (2005). The Treasury of Knowledge, Book Six, Part Four Systems of Buddhist Tantra. Elio Guarisco and Ingrid McLeod biên dịch. Snow Lion Publications.
- Jamgön Kongtrül (2008). The Treasury of Knowledge: Book Eight, Part Three: The Elements of Tantric Practice. Elio Guarisco and Ingrid McLeod biên dịch. Shambhala Publications.
- Kragh, Ulrich Timme (2015). Tibetan Yoga and Mysticism A Textual Study of the Yogas of Naropa and Mahamudra Meditation in the Medieval Tradition of Dags po. Studia Philologica Buddhica. Tokyo: International Institute for Buddhist Studies. ISBN 978-4-906267-72-9.
- Larson, Gerald (2008). “Reviewed Work: Kiss of the Yoginī: "Tantric Sex" in Its South Asian Contexts by David Gordon White”. Journal of the American Oriental Society. 128 (1 (January - March 2008)): 154–157. JSTOR 25608318.
- Payne, Richard K. (2006). Tantric Buddhism in East Asia. Simon and Schuster. ISBN 978-0-86171-487-2.
- Powers, J. (2007). Introduction to Tibetan Buddhism . Ithaca: Shambhala. ISBN 978-1559392822.
- Rawson, Philip (1978). The Art of Tantra. Thames & Hudson. ISBN 0500201668.
- Samuel, Geoffrey (2010). The Origins of Yoga and Tantra. Indic Religions to the Thirteenth Century. Cambridge University Press. ISBN 978-0521695343.
- Snellgrove, D. L. (1987). Indo-Tibetan Buddhism: Indian Buddhists and their Tibetan Successors. Serindia.
- Stevens, John (1990). Lust for Enlightenment: Buddhism and Sex. Shambala Publications. ISBN 978-0834829343.
- Tsong-Kha-Pa (2005). The Six Yogas Of Naropa, Tsongkhapa's Commentary Entitled A Book Of Three Inspirations A Treatise on the Stages Of Training in the Profound Path Of Naro's Six Dharmas. Glenn H. Mullin biên dịch. Snow Lion Publications. ISBN 1-55939-234-7.
- White, David Gordon biên tập (2000). Tantra in Practice. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-05779-8.
- Boner, Alice; Śarmā, Sadāśiva Rath (1966). Silpa Prakasa Medieval Orissan Sanskrit Text on Temple Architecture. Brill Archive. OCLC 29092186.
- Harle, James C. (1994). The Art and Architecture of the Indian Subcontinent. Yale University Press. ISBN 978-0-300-06217-5.
- Rabe, Michael (2001). David Gordon White (biên tập). Tantra in Practice. Motilal Banarsidass. tr. 442–443. ISBN 978-81-208-1778-4.
- White, David Gordon (2003). Kiss of the Yogini: "Tantric Sex" in its South Asian Contexts. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-02783-8.
- White, David Gordon (2005). “Tantrism: An Overview”. Trong Jones, Lindsay (biên tập). MacMillan Encyclopedia of Religion. Macmillan Publishers.
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
![]() |
![]() |