Kevin Rudd

Kevin Rudd
Kevin Rudd năm 2007
Thủ tướng thứ 26 của Úc
Nhiệm kỳ
27 tháng 6 năm 2013 – 18 tháng 9 năm 2013
Nữ hoàngElizabeth II
Toàn quyềnQuentin Bryce
Tiền nhiệmJulia Gillard
Kế nhiệmTony Abbott
Nhiệm kỳ
3 tháng 12 năm 2007 – 24 tháng 6 năm 2010
Nữ hoàngElizabeth II
Toàn quyềnMichael Jeffery
Quentin Bryce
Tiền nhiệmJohn Howard
Kế nhiệmJulia Gillard
Lãnh đạo Đảng Lao động
Nhiệm kỳ
26 tháng 6 năm 2013 – 13 tháng 9 năm 2013
Tiền nhiệmJulia Gillard
Kế nhiệmBill Shorten
Nhiệm kỳ
4 tháng 12 năm 2006 – 24 tháng 6 năm 2010
Tiền nhiệmKim Beazley
Kế nhiệmJulia Gillard
Bộ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ
14 tháng 9 năm 2010 – 22 tháng 2 năm 2012
Thủ tướngJulia Gillard
Tiền nhiệmStephen Smith
Kế nhiệmBob Carr
Lãnh đạo Phe đối lập
Nhiệm kỳ
4 tháng 12 năm 2006 – 3 tháng 12 năm 2007
Tiền nhiệmKim Beazley
Kế nhiệmBrendan Nelson
Nghị sĩ Quốc hội
đại diện cho Griffith
Nhiệm kỳ
3 tháng 10 năm 1998 – 22 tháng 11 năm 2013
Tiền nhiệmGraeme McDougall
Kế nhiệmTerri Butler
Chủ tịch Thịnh Vượng chung Các quốc gia
Nhiệm kỳ
27 tháng 6 năm 2013 – 18 tháng 9 năm 2013
Lãnh đạoElizabeth II
Tiền nhiệmJulia Gillard
Kế nhiệmTony Abbott
Thông tin cá nhân
Sinh21 tháng 9 năm 1957 (59 tuổi)
Nambour, Queensland, Úc
Phối ngẫu
Thérèse Rein
(cưới 1981)
Con cái3
Giáo dụcMarist College Ashgrove
Trường Trung học Quốc gia Nambour
Alma materĐại học Quốc gia Úc
Nghề nghiệpChủ tịch Tổ chức
(Viện Hoà bình Quốc tế)
Chuyên nghiệpNhà ngoại giao
Chính trị gia
WebsiteOfficial website

Kevin Michael Rudd (21 tháng 9 năm 1957) từng là Lãnh tụ Đảng Lao động Úc và là Thủ tướng thứ 26 của Úc. Ông là thành viên Quốc hội từ năm 1998, đại diện cho địa hạt Griffith, Queensland. Trong cuộc bầu cử Liên bang Úc ngày 24 tháng 11 năm 2007, Kevin Rudd giành chiến thắng trước liên minh cầm quyền Tự do/Dân tộc của John Howard. Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Kevin Rudd tuyên thệ nhậm chức trước sự hiện diện của Toàn Quyền Michael Jeffrey.

Ngày 24 tháng 6 2010, Kevin Rudd dưới áp lực của các phe cánh thành viên trong đảng phải nhường chức lãnh tụ cho Julia Gillard.[3]

Ngày 26/6/2013, bà Gillard đã tuyên bố từ chức sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu kín của Đảng Lao động Úc, vì thế ông Rudd đã trở thành lãnh tụ Đảng lần thứ hai và ngay sau đó quay trở lại làm Thủ tướng Úc.[4][5]

Thiếu thời

Kevin Rudd chào đời ở Nambour, Queensland, và lớn lên trong một trang trại bò sữa gần Eumundi. Kevin vào học ở trường trung tiểu học Công giáo Marist College Ashgrove tại Brisbane,[6] và Trường Trung học Tiểu bang Nambour năm 1974.[7] Cha cậu, một nông dân cũng là thành viên Đảng Nông thôn, mất khi Rudd mới 11 tuổi, khiến gia đình cậu phải rời bỏ trang trại trong tình trạng khó khăn.[8] Rudd gia nhập Đảng Lao động Úc năm 1972 lúc 15 tuổi.[9]

Rudd theo học tại Đại học Quốc gia ÚcCanberra, chuyên ngành văn họclịch sử Trung Hoa, đỗ bằng danh dự hạng nhất môn văn học châu Á. Rudd thông thạo tiếng Phổ thông, và lấy tên tiếng Hoa là Lục Khắc Văn (phồn thể: 陸克文).[10][11][12][13] Luận văn của Rudd được bảo trợ bởi một nhà Trung Hoa học người Úc gốc Bỉ nổi tiếng, Pierre Ryckmans.[14] Để thanh toán các khoản chi phí trong thời gian theo học đại học, Rudd phải nhận công việc lau nhà cho một nhà bình luận chính trị, Laurie Oakes.[15] Năm 1980, Rudd tiếp tục nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Đài LoanĐài Bắc, Đài Loan.[16]

Năm 1981, Rudd kết hôn với Thérèse Rein. Hai người gặp nhau ở một buổi tụ họp của Phong trào Sinh viên Cơ Đốc Úc khi còn là sinh viên. Họ có ba con: Jessica (sinh năm 1984), Nicholas (1986) và Marcus (1993).[17][18][19][20][21]

Anh ruột của Rudd là Malcome Rudd đã từng đi lính và tham chiến tại Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam và đã cưới một phụ nữ Việt tên Tươi, có hai người con, một trong số đó là họa sĩ Văn Thanh Rudd, có triển lãm tranh vào tháng 6 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh [22].

Chính trường

Ông Kevin Rudd tháng 11 năm 2005

Năm 1981, Rudd làm việc cho Bộ Ngoại giao đến năm 1988. Ông và vợ dành hầu hết thời gian trong thập niên 1980 sống ở hải ngoại, phục vụ tại các sứ quán Úc ở Stockholm, Thụy Điển rồi đến Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trở lại Úc năm 1988, Rudd được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng cho Wayne Goss, lãnh tụ đảng đối lập ở bang Queensland. Sau đó, ông đảm nhiệm chức vụ chánh văn phòng cho Thủ hiến tiểu bang Queensland khi đảng Lao động cầm quyền ở đây năm 1989, ông giữ vị trí này cho đến năm 1992, khi Goss bổ nhiệm ông làm Tổng Giám đốc Văn phòng Nội các, được xem là viên chức hành chính có thế lực nhất ở Queensland.[23]

Trong cương vị này Rudd lãnh đạo một loạt các cuộc cải cách như phát triển chương trình quốc gia giảng dạy ngoại ngữ trong trường học. Ông cũng có nhiều ảnh hưởng trong nỗ lực vận động cho chính sách phát triển ngôn ngữ và văn hóa Á châu năm 1992, về sau chủ tọa một nhóm công tác cao cấp thiết lập nền tảng cho chính sách phát triển đề án này.[24]

Khi chính phủ Goss thất bị trong kỳ bầu cử lập pháp năm 1995, Rudd về làm việc cho công ty kế toán KPMG Úc trong cương vị cố vấn trưởng về Trung Quốc. Trong thời gian này, Rudd ra tranh cử tại Hạt Griffith trong kỳ tuyển cử liên bang năm 1996 nhưng thất bại. Năm 1998, ông ra tranh cử lần nữa và thành công.

Nghị sĩ Quốc hội

Ngày 11 tháng 11 năm 1998, Rudd đọc bài diễn văn đầu tiên của mình tại Quốc hội Úc.[25] Nhằm phản đối kế hoạch lập một phi đạo song song ở Phi trường Brisbane, Rudd tổ chức thành công một trong những cuộc tuần hành lớn nhất ở Brisbane, gây chú ý cho các phương tiện truyền thông.

Bộ trưởng Ngoại giao Nội các Đối lập (2001 – 2005)

Sau thành công trong kỳ tuyển cử năm 1998, Rudd trở thành phát ngôn nhân cho phe đối lập tại Quốc hội, rồi được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao cho Nội các Đối lập sau kỳ bầu cử năm 2001. Rudd chỉ trích kịch liệt chủ trương của chính phủ Howard ủng hộ Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq năm 2003, trong khi tiếp tục duy trì quan điểm ủng hộ liên minh Úc-Mỹ.

Kinh nghiệm và các hoạt động nghị trường của Rudd trong lúc diễn ra chiến tranh Iraq khiến ông trở nên nhân vật nổi tiếng nhất trong giới lãnh đạo đảng Lao động ở Quốc hội. Khi lãnh tụ phe đối lập Simon Crean bị người tiền nhiệm Kim Beazley thách thức vào tháng 6, Rudd không chịu công khai ủng hộ ai.[26] Đến lúc Crean chấp nhận từ chức trong tháng 11, Rudd được xem là ứng cử viên triển vọng cho vị trí lãnh đạo đảng.[27] Tuy nhiên, ông tuyên bố ủng hộ Kim Beazley.

Sau khi Mark Latham đắc cử vào vị trí lãnh đạo đảng, nhiều người chờ xem Rudd bị thất sủng do đã ủng hộ Beazley, nhưng ông vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi, nhất là khi Latham hứa sẽ rút quân khỏi Iraq vào Giáng sinh năm 2004 mà không hỏi ý kiến Rudd.[28] Sau khi Latham thất bại trong kỳ bầu cử liên bang vào tháng 10 năm 2004, Rudd lại được nhắc đến như một ứng viên triển vọng cho chức lãnh tụ đảng. Lần này, Rudd lại từ chối thách thức Latham mà muốn duy trì vai trò bộ trưởng ngoại giao cho nội các đối lập.

Tháng 1 năm 2005, Latham đột ngột từ chức khi Rudd đang thăm Indonesia. Ông từ chối phát biểu về việc kế nhiệm lãnh tụ đảng[29] do ông không muốn đối đầu với Beazley. Ông nói, "Công việc quan trọng nhất đối với tôi lúc này là cố vấn cho các đồng nghiệp của tôi trong đảng".[30] Sau khi về nước, Rudd hội ý với các nghị sĩ thuộc đảng Lao động ở SydneyMelbourne, rồi tuyên bố không tranh chức lãnh tụ đảng. Kim Beazley đắc cử vào vị trí này.

Tháng 6 năm 2005, ngoài chức trách Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh Quốc tế trong Nội các Đối lập, Rudd đảm trách thêm nhiệm vụ của Bộ trưởng Thương mại.

Lãnh tụ khối Đối lập

Tháng 12 năm 2006, trong một cuộc thăm dò dư luận của Newspoll, tỷ lệ cử tri ủng hộ Rudd cao gấp đôi Beazley,[31] ông tuyên bố ý định tranh vị trí lãnh tụ đảng.[32][33] Cùng lúc, một đồng sự của Rudd trong Quốc hội, Julia Gillard, đứng cùng liên danh với ông tranh chức Phó Lãnh tụ Đảng Lao động Úc.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong ngày 4 tháng 12 năm 2006 đem đến chiến thắng cho Rudd với 49 phiếu thuận, Beazley được 39 phiếu.[34]

Lãnh tụ Kevin Rudd đang vận động tranh cử cho Đảng Lao động, đứng sau là phó lãnh tụ Julia Gillard

Tại cuộc họp báo đầu tiên trong cương vị lãnh đạo đảng, Rudd hứa sẽ làm việc với "phong thái lãnh đạo mới’’, và cam kết thành lập một chính phủ "thay thế chứ không mô phỏng" nội các Howard. Rudd phác thảo chính sách về quan hệ công nghiệp, chiến tranh Iraq, biến đổi khí hậu, thể chế liên bang, công bằng xã hội, công nghiệp chế tạo và các chính sách quan trọng khác. Rudd cũng nhấn mạnh vào kinh nghiệm lâu dài của mình trong chính sự, ở lãnh vực ngoại giao cũng như doanh nghiệp trước khi bước vào chính trường Úc.[35]

Uy tín của Rudd và Đảng Lao động tăng cao trong các cuộc thăm dò dư luận. Kể từ năm 2002, Rudd xuất hiện thường xuyên trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận phát sóng trên chương trình truyền hình vào giờ ăn sáng được yêu thích tại Úc "Sunrise". Điều này giúp ích cho việc xây dựng hình ảnh của Rudd trong lòng công chúng.[36]

Ngày 19 tháng 8 năm 2007, có những tiết lộ cho thấy Rudd và biên tập báo New York Post, Col Allan, và một nghị sĩ Lao động, Warren Snowdon, vào một câu lạc bộ thoát yNew York trong tháng 9 năm 2003. Dù vậy, khi biết đó là câu lạc bộ thoát y, Rudd liền bỏ đi ra.[37] Sự kiện này được phổ biến rộng rãi trên báo chí, nhưng không làm suy giảm uy tín của Rudd trong các cuộc thăm dò dư luận.[38]

Thủ tướng

Tối ngày 24 tháng 11 năm 2007, John Howard tổ chức một buổi họp báo muộn trong đêm thừa nhận sự thất bại của chính phủ liên hiệp. Ngay sau đó, Rudd đọc diễn từ chiến thắng, cho biết ông sẽ "là Thủ tướng của toàn dân".[39] Đây là chiến thắng áp đảo của Đảng Lao động.

Kevin Rudd là chính trị gia thứ hai đến từ bang Queensland dẫn dắt đảng của mình đến thành công trong cuộc bầu cử liên bang.

Nhiệm kỳ đầu

Hoạt động công quyền đầu tiên của Rudd sau khi tuyên thệ nhậm chức trước Toàn quyền Michael Jeffrey vào ngày 3 tháng 12 năm 2007[40] là ký văn kiện phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.[41]

Cuối tháng 1, Rudd công bố quỹ trợ giúp người vô gia cư với trọng điểm là cung ứng các địa điểm cư trú khẩn cấp trị giá 150 triệu đôla.[42] Ông cũng lập kế hoạch triệt thoái binh sĩ Úc khỏi Iraq.[43]

Thực hiện lời hứa khi vận động tranh cử, ngày 13 tháng 2 năm 2008, Rudd chính thức xin lỗi thổ dân Úc về thế hệ bị đánh cắp (các trẻ em thổ dân bị bắt khỏi gia đình giao cho các cơ sở chính quyền và tôn giáo nuôi dưỡng). Lời xin lỗi đã được chấp nhận,[44] mặc dù vẫn còn những chỉ trích chính phủ không chịu bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.[45][46][47][48] Dù vậy, Rudd cam kết thu hẹp khoảng cách giữa thổ dân và phần còn lại của dân số nước Úc.[49]

Rudd cắt giảm chi tiêu công nhằm giải quyết nạn lạm phát thừa hưởng từ chính phủ tiền nhiệm,[50] gia tăng các địa điểm huấn nghiệp để đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân công có tay nghề trong nhiều khu vực kinh tế. GDP tăng trưởng từ 1, 0 đến 1, 5 phần trăm.[51][52][53][54][55]

Tháng 2 năm 2008, Rudd tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Úc 2020 sẽ được tổ chức từ 19 đến 20 tháng 4 với sự hiện diện của 1 000 công dân hàng đầu của Úc để thảo luận về mười lãnh vực mà ông cho là đáng lo ngại cho triển vọng phát triển của nước Úc.[56]

Một cuộc thăm dò dư luận Newspoll thực hiện trong tháng 2 năm 2008 cho thấy con số kỷ lục 70 phần trăm dân chúng yêu thích thủ tướng,[57] đến tháng 3, con số này được nâng lên một kỷ lục mới, 73%. Tỷ lệ người dân ủng hộ hai chính đảng là 63 và 37 phần trăm.[58]

Quan điểm chính trị

Kinh tế

Trong một diễn từ đọc trước Quốc hội, Rudd nhận xét,

Ngoại giao

Kevin Rudd và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Hội nghị APEC năm 2007 ở Sydney.

Khi còn là bộ trưởng ngoại giao cho nội các đối lập, Rudd đã tái cấu trúc chính sách ngoại giao cho Đảng Lao động mệnh danh "Ba Cột trụ": đối tác với Liên Hợp Quốc, đối tác với châu Á, và đồng minh với Hoa Kỳ.[60]

Dù bất đồng với quan điểm chủ chiến trong chiến tranh Iraq, Rudd ủng hộ việc triển khai quân Úc ở Iraq, nhưng không phải binh sĩ chiến đấu. Trước đây, trong một bức thư gởi Thủ tướng John Howard trong tháng 11 năm 2003 Rudd đề nghị chỉ nên gởi huấn luyện viên cho quân đội Iraq, và sử dụng Ủy ban Bầu cử Úc giúp Iraq tổ chức các cuộc bầu cử.[61] Năm 2007, đảng Lao động cam kết rút 550 binh sĩ chiến đấu và thay thế bằng các đơn vị huấn luyện và biên phòng (có thể trú đóng ở các quốc gia trong vùng Trung Đông), và duy trì sự hiện diện của hơn 1 000 binh lính Úc đóng ở Iraq (trong năm 2007, có 1 575 binh sĩ Úc tại Iraq).[62] Rudd cũng ủng hộ việc quân đội Úc hiện diện tại Afghanistan.[63]

Rudd hậu thuẫn lộ trình hòa bình và ủng hộ hành động của Israel trong cuộc tranh chấp Israel-Liban năm 2006, kết án HezbollahHamas là vi phạm lãnh thổ Israel.[64]

Thủ tướng cũng cam kết hậu thuẫn cho Đông Timor và cho biết binh sĩ Úc sẽ ở lại nước này cho đến khi chính phủ Đông Timor không còn cần đến sự trợ giúp của họ.[65]

Rudd cũng ủng hộ Kosovo tách khỏi Serbia,[66] trước khi Úc chính thức công nhận cộng hòa này.[67]

Môi trường

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Rudd ký Nghị định thư Kyoto,[68] phát biểu rằng,

Đảng Tự do chủ trương đến năm 2020 cắt giảm 15% khí thải trong khi Đảng Lao động lập kế hoạch cắt giảm 20% khí thải đến năm 2020.

Tôn giáo

Dù được giáo dưỡng trong đức tin Công giáo, từ thập niên 1980 Rudd cùng vợ đến thờ phượng tại nhà thờ Anh giáo và cải đạo sang Anh giáo.[9] Giống Howard, Rudd từng nói chuyện với giáo đoàn Nhà thờ Hillsong.

Rudd là trụ cột trong nhóm cầu nguyện nghị trường tại Nhà Quốc hội ở Canberra.[69] Ông công khai bày tỏ niềm tin Cơ Đốc của mình và thường có các cuộc phỏng vấn với báo chí tôn giáo tại Úc về nhiều vấn đề.[70] Rudd ủng hộ việc các đại diện giáo hội tham gia và các cuộc tranh luận về chính sách, đặc biệt là về quan hệ lao động, biến đổi khí hậu, nạn nghèo đói toàn cầu, nhân bản và tị nạn.[71]

Rudd chống chủ trương hôn nhân đồng tính,

Chú thích

  1. ^ Rudd, Kevin (ngày 8 tháng 5 năm 2005). “Kevin Rudd: The God Factor”. Compass (Phỏng vấn). Phóng viên Geraldine Doogue. ABC1. I come from a long history of people who have spoken about the relevance of their faith to their political beliefs, on our side of politics going back. I mean here in Queensland Andrew Fisher was the Labor Prime Minister from this State. Andrew Fisher was a Christian Socialist. He taught Presbyterian Sunday School. He in turn came out of the stable of Keir Hardie who was himself a Presbyterian Sunday School teacher who founded the British Labour Party in the 1890s and was the first British Labour member of parliament. There's a long tradition associated with this; currently called the Christian Socialist Movement. And it's a worldwide network of people. The fact that you don't often hear from us in this country, well it's open for others to answer. I'm a relatively recent arrival. But I think, I think given what's happening on the political right in this country, what's happening on the political right in America, it's important that people on the centre-left of politics begin to argue a different perspective from within the Christian tradition. Chú thích có tham số trống không rõ: |subjectlink= (trợ giúp)
  2. ^ Maiden, Samantha (ngày 16 tháng 12 năm 2009). “Rudd's decision to take holy communion at Catholic mass causes debate”. The Australian. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ “Gillard becomes first female PM: ABC News 24 tháng 6 năm 2007”. Abc.net.au. ngày 24 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ “Julia Gillard calls leadership vote”.
  5. ^ “Labor leadership live: Kevin Rudd returns, Julia Gillard loses support of partyroom”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ Marriner, Cosima (ngày 27 tháng 4 năm 2007). “It's private - the school he wants to forget”. The Sydney Morning Herald. tr. 1.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Genesis of an ideas man”. The Australian. ngày 5 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ Duff, Eamonn; Walsh, Kerry-Anne (ngày 11 tháng 3 năm 2007). “A disputed eviction and a tale of family honour”. The Sun-Herald. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2007.
  9. ^ a b Marriner, Cosima (December 9 2006). “The lonely road to the top”. Sydney Morning Herald. tr. 33. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  10. ^ John Garnaut (ngày 26 tháng 11 năm 2007). “China's leaders slow to tackle inflation”. Sydney Morning Herald. Fairfax.[liên kết hỏng]
  11. ^ Hamish McDonald (ngày 1 tháng 12 năm 2007). “Tough role, especially as the boss is the diplomat”. Sydney Morning Herald. Fairfax.
  12. ^ Jennifer Chou (ngày 3 tháng 12 năm 2007). “Kevin Rudd, aka Lu Kewen”. The Weekly Standard. WorldwideStandard.com.
  13. ^ “A man of reason and foresight takes the reins”. China Daily. China.org.cn. ngày 4 tháng 12 năm 2007.
  14. ^ Stuart, Nicholas (2007). Kevin Rudd: an unauthorised biography. Scribe. ISBN 9781921215582.
  15. ^ Overington, Caroline (9 December 2006). “McKew impressed to the max”. The Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  16. ^ “澳洲大選變天 中國通陸克文勝出”. China Daily News. 24 November 2007. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  17. ^ “Rudd walks daughter down the aisle”. AAP/The Age. ngày 5 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2007.
  18. ^ Merrit, Chris (ngày 30 tháng 1 năm 2007). “Ms Rudd follows Ms Howard... it's the law”. The Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2007.
  19. ^ Zwartz, Barney (9 December 2006). “ALP's new man puts his faith on display”. The Age. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  20. ^ Carmel Egan (ngày 3 tháng 12 năm 2006). “Kevin Rudd”. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |publissher= (gợi ý |publisher=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  21. ^ “Kevin Rudd - Member for Griffith”. Australian Labor Party. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2007.
  22. ^ “Van Thanh Rudd: The Carriers, Local Terrain”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  23. ^ Stuart Nicholas & 86.
  24. ^ Henderson, Deborah (2002), “Shaping Australia's Future” (PDF), Asia Education Foundation News, tr. 22–23; Rudd, Kevin (1994), Asian languages and Australia's economic future: a report prepared for the Council of Australian Governments on a proposed national Asian languages/studies strategy for Australian schools, Brisbane: Queensland Government Printer, ISBN 0724257675
  25. ^ Kevin Rudd (ngày 11 tháng 11 năm 1998). “First Speech to Parliament”. Parliament of Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  26. ^ “Lateline”. Australian Broadcasting Corporation. 7 June 2003. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  27. ^ McGrath, Catherine (28 November 2003). “Beazley, Latham, Rudd in ALP leadership lineup”. AM. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  28. ^ Brissenden, Michael (ngày 30 tháng 3 năm 2004). “Howard on front foot over troops”. The 7.30 Report. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.
  29. ^ “Rudd to end suspense tomorrow”. The Age. 23 January 2005. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  30. ^ “Rudd non-committal on leadership aspirations”. ABC News. 18 January 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  31. ^ “Federal voting intention and leaders' ratings” (PDF). Newspoll, The Australian. 30 November 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  32. ^ “Rudd, Beazley to lobby colleagues”. Australian Broadcasting Corporation. 2 December 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  33. ^ “Editorial: ALP in fight with the wrong enemy”. The Australian. 2 December 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  34. ^ “Rudd ousts Beazley”. The Age. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006.
  35. ^ “Press Conference”. Australian Labor Party. 4 December 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  36. ^ Brissenden, Michael (1 Dec 2006). “Rudd Challenge”. Stateline Canberra. ABC. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  37. ^ Rudd in strip joint: 'Oh no, this won't do'
  38. ^ Rudd avoids poll slide after strip club revelations
  39. ^ “Election Victory Speech”. Australian Labor Party. ngày 24 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  40. ^ “Prime Minister Kevin Rudd is sworn in by Governor General Michael Jeffery”. ABC News. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  41. ^ AAP (ngày 3 tháng 12 năm 2007). “Australia ratifies Kyoto Protocol”. Sydney Morning Herald. Fairfax.
  42. ^ Jonathan Pearlman (ngày 28 tháng 1 năm 2008). “Shame on us: Rudd pleads for homeless”. Sydney Morning Herald. Fairfax. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  43. ^ Ian Munro (ngày 27 tháng 1 năm 2008). “Iraq withdrawal to go ahead, says Smith”. The Age. Fairfax. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  44. ^ “Tears in Melbourne as PM delivers apology”. The Age. Fairfax. ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2008.
  45. ^ Steve Lewis (ngày 28 tháng 1 năm 2008). “Rudd in a hurry to say sorry”. The Daily Telegraph. News Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  46. ^ AAP (ngày 27 tháng 1 năm 2008). “Apology will bridge indigenous gap: Rudd”. The Age. Fairfax. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  47. ^ “Govt sets Stolen Generations apology date”. ABC News Online. ABC. ngày 30 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  48. ^ “Thousands greet Stolen Generations apology”. ABC News Online. ABC. ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2008.
  49. ^ “Govt promises action after apology”. ABC News. ABC. ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2008.
  50. ^ “Unemployment figures show lowest in decades”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  51. ^ Sid Marris (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “Labor pushes for national system”. The Australian. News Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  52. ^ AAP (ngày 21 tháng 1 năm 2008). “Rudd details plan to fight 'inherited' inflation”. The Age. Fairfax. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  53. ^ David Uren (ngày 7 tháng 1 năm 2008). “Rudd to axe Lib pledges”. The Australian. News Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  54. ^ Samantha Maiden (ngày 21 tháng 1 năm 2008). “Rudd fast-tracks training”. The Australian. News Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  55. ^ Samantha Maiden (ngày 15 tháng 1 năm 2008). “Rudd trying to lure nurses back to work”. The Age. Fairfax. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  56. ^ “2020 summit not just another talkfestwork = The Australian”. New Limited. 04 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  57. ^ “Brendan Nelson's record low approval rating: news.com.au 19/2/2008”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  58. ^ “Cookies must be enabled”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập 10 tháng 9 năm 2015.
  59. ^ Rudd, Kevin (11 November 1998). “First Speech to Parliament”. Parliament of Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  60. ^ Sheridan, Greg (9 December 2006). “ALP's pillar of wisdom”. The Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  61. ^ “Rudd supported PM's Iraq stand”. The Herald Sun. August 12 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  62. ^ Shanahan, Dennis (ngày 21 tháng 9 năm 2007). “Labor Iraq troop policy is a big con”. The Australian. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  63. ^ “Afghan, Iraq wars are not the same: Rudd”. The Age. 23 Feb 2007. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2007. |first= thiếu |last= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  64. ^ “Rudd: Hamas, Hezbollah and Lebanon in 'violation'. Australian Jewish News. 18 July 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  65. ^ “Rudd pledges support for East Timor”. The Sydney Morning Herald. 15 February 2008. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  66. ^ “Rudd backs independent Kosovo”. News Ltd. 18 February 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  67. ^ “Australia Recognizes the Republic of Kosovo”. Australia Department of Foreign Affairs and Trade. 19 February 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  68. ^ “Australia ratifies Kyoto Protocol”. The Sydney Morning Herald. ngày 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  69. ^ “Abbott attacks Rudd on religion in politics”. The Age. ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  70. ^ Woodall, Helen (tháng 11 năm 2003). “Kevin Rudd talks about his faith”. The Melbourne Anglican. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006.; Egan, Carmel (3 December 2006). “Kevin Rudd”. The Age. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  71. ^ Rudd, Kevin (tháng 10 năm 2006). “Faith in Politics”. The Monthly. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2006.; Rudd, Kevin (26 October 2005). “Christianity and Politics” (PDF). tr. 9. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]; “Anglican leader joins IR debate”. ABC news. 11 July 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  72. ^ Donald, Peta (ngày 18 tháng 10 năm 2007). “Howard, Rudd make pitch to Christian voters”. AM (ABC Radio). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.

Liên kết ngoài