Khủng long chân thú

Thời điểm hóa thạch:
Hậu Tam Điệp-Creta muộn, 228–65 triệu năm trước đây Nhóm phân loại hậu duệ là Aves vẫn còn sống
Khung xương phục dựng Eodromaeus murphi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Dinosauria
Phân bộ (subordo)Theropoda
Marsh, 1881
Phân nhóm

Theropoda (nghĩa là "chân thú") là một nhóm khủng long Saurischia, phần lớn là ăn thịt, nhưng cũng có một số nhóm ăn tạp hoặc ăn thực vật hoặc ăn sâu bọ. Theropoda xuất hiện lần đầu vào thời kỳ tầng Carnia của hậu Trias (231.4 triệu năm trước)[1] và là nhóm ăn thịt trên cạn lớn duy nhất từ đầu kỷ Jura cho tới tận khi kết thúc kỷ Creta, khoảng 66 triệu năm trước. Trong kỷ Jura, chim đã tiến hóa từ các loài therapoda coelurosauria nhỏ được chuyên biệt hóa, và ngày nay vẫn còn hơn 10.000 loài chim tồn tại.

So sánh kích thước giữa các chi theropoda lớn.

Phân loại

Ceratosaurus, một loài khủng long mặt sừng
Irritator, một loài khủng long lưng gai
Microraptor, một loài khủng long chạy

Phân loại dưới đây là phân loại đơn giản hóa các nhóm Theropoda dựa theo các mối quan hệ tiến hóa của chúng, và tổ chức theo "danh sách các loài khủng long đại Trung Sinh" của Holtz (2008)[2]. Phiên bản chi tiết hơn có tại Phân loại khủng long. Dấu chữ thập (†) là để chỉ nhóm đã tuyệt chủng, không còn loài sinh tồn đến ngày nay.

  • Herrerasauria (khủng long ăn thịt đi hai chân thời kỳ đầu, với hóa thạch khoảng 230 triệu năm trước)
  • Coelophysoidea (Theropoda nhỏ thời kỳ đầu, bao gồm Coelophysis và các họ hàng gần)
  • Dilophosauridae (Theropoda ăn thịt và có mào thời kỳ đầu)
  • Ceratosauria (Theropoda ăn chủ yếu ở phương nam thuộc kỷ Creta, nói chung có sừng phức tạp)
  • Tetanurae ("đuôi cứng"; bao gồm phần lớn Theropoda)
  • Megalosauroidea (nhóm ban đầu của các khủng long lớn ăn thịt, bao gồm cả Spinosauridae bán thủy sinh)
  • †Carnosauria (Allosaurus và các họ hàng gần, như Carcharodontosaurus)
  • Coelurosauria (Theropoda có lông vũ, với một khoảng rộng về kích thước cơ thể và hốc sinh thái)
  • Compsognathidae (Coelurosauria phổ biến thời kỳ đầu với các chi trước tiêu giảm)
  • Tyrannosauridae (Tyrannosaurus và các họ hàng gần; có các chi trước tiêu giảm)
  • †Ornithomimosauria ("giả-đà điểu"; chủ yếu không răng; ăn thịt tới có thể là ăn cỏ)
  • †Alvarezsauroidea (nhỏ, ăn côn trùng, với các chi trước tiêu giảm, mỗi chi có một vuốt lớn)
  • Maniraptora ("vồ, nắm bằng tay"; có "tay" và các ngón dài thanh mảnh)
  • †Therizinosauria (khủng long ăn cỏ đi hai chân, với các vuốt lớn ở chi trước và đầu nhỏ)
  • †Scansoriopterygidae (Maniraptora nhỏ, sống trên cây, với ngón thứ ba dài)
  • Oviraptorosauria (chủ yếu không răng; thức ăn và kiểu sống chưa chắc chắn)
  • †Archaeopterygidae (Theropoda nhỏ có cánh/hoặc là chim nguyên thủy)
  • †Deinonychosauria (Theropoda kích thước từ nhỏ tới trung bình; giống như chim, với một vuốt ngón tay khác biệt)
  • Avialae (chim hiện đại và các họ hàng tuyệt chủng)
  • †Omnivoropterygidae (Avialae lớn, đuôi ngắn thời kỳ đầu)
  • †Confuciusornithidae (Avialae nhỏ không răng)
  • Enantiornithes (Avialae nguyên thủy biết bay, sống trên cây)
  • Euornithes (chim biết bay hiện đại)
  • †Yanornithiformes (chim Trung Quốc có răng, kỷ Creta)
  • †Hesperornithes (chim lặn thủy sinh chuyên biệt hóa)
  • Neornithes (chim có mỏ hiện đại và các họ hàng tuyệt chủng)

Phát sinh chủng loài

Biểu đổ phát sinh chủng loài sau dựa theo Weishampel và cộng sự (2004)[3]. Biểu đồ này giữ lại Coelophysoidea có thể coi thuộc về Ceratosauria, ngược lại với nhiều nghiên cứu gần đây đã xếp chúng ngoài Ceratosauria và là tổ tiên của cả Ceratosauria lẫn Tetanurae.

Theropoda (Neotheropoda)
Ceratosauria

?Coelophysoidea

Neoceratosauria

Ceratosauridae

Abelisauroidea

Tetanurae

Spinosauroidea

Avetheropoda
Carnosauria

Monolophosaurus

Allosauroidea

Coelurosauria

Compsognathidae

Tyrannoraptora

Tyrannosauroidea

Maniraptoriformes

Ornithomimosauria

Maniraptora

Oviraptorosauria (bao gồm cả Therizinosauroidea)

Paraves
<font color=white>unnamed
Eumaniraptora

Deinonychosauria

Avialae

}

Chú thích

  1. ^ Alcober, Oscar A.; Martinez, Ricardo N. (2010). “A new herrerasaurid (Dinosauria, Saurischia) from the Upper Triassic Ischigualasto Formation of northwestern Argentina”. ZooKeys. 63 (63): 55–81. doi:10.3897/zookeys.63.550. PMC 3088398. PMID 21594020. [1]
  2. ^ Holtz Thomas R. Jr. (2011) Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages, Winter 2011 Appendix.
  3. ^ Weishampel, D.B., Dodson, P., và Osmólska, H. (2004). The Dinosauria, Biên soạn lần 2. Berkeley: Đại học California, 861 trang, ISBN 0-520-24209-2

Liên kết ngoài