Maria Antonia Josepha của Áo

Maria Antonia Josepha của Áo
Maria Antonia Josepha von Österreich
Tuyển hầu phu nhân xứ Bayern
Tại vị15 tháng 7 năm 1685 – 24 tháng 12 năm 1692
(7 năm, 162 ngày)
Tiền nhiệmEnrichetta Adelaide của Savoia
Kế nhiệmTeresa Kunegunda của Ba Lan
Thông tin chung
Sinh(1669-01-18)18 tháng 1 năm 1669
Cung điện Hofburg, Viên, Đại công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất24 tháng 12 năm 1692(1692-12-24) (23 tuổi)
Cung điện Hofburg, Viên, Đại công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh
An táng25 tháng 12 năm 1692
Hầm mộ Hoàng gia
Phối ngẫu
Hậu duệJoseph Ferdinand của Bayern
Tên đầy đủ
Maria Antonia Josepha Benedicta Rosalia Petronella
Hoàng tộcNhà Habsburg
Nhà Wittelsbach (kết hôn)
Thân phụLeopold I của Thánh chế La Mã Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMargarita Teresa của Tây Ban Nha
Tôn giáoCông giáo La Mã

Maria Antonia Josepha của Áo[1] (tiếng Đức: Maria Antonia Josepha von Österreich; tiếng Tây Ban Nha: María Antonia Josefa de Austria; tiếng Anh: Maria Antonia Josepha of Austria; 18 tháng 1 năm 1669 – 24 tháng 12 năm 1692) là Tuyển hầu phu nhân xứ Bayern với tư cách là vợ của Maximilian II Emanuel xứ Bayern. Maria Antonia là con gái lớn và là đứa con duy nhất sống sót của Leopold I của Thánh chế La MãMargarita Teresa của Tây Ban Nha. Hoàng nữ trở thành người thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha của người cậu Carlos II của Tây Ban Nha từ năm 1673 cho đến khi qua đời.

Những năm đầu đời

Maria Antonia Josepha của Áo sinh ngày 18 tháng 1 năm 1669[1] tại Viên, Đại công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh. Maria Antonia là người con thứ hai của Leopold I của Thánh chế La MãMargarita Teresa của Tây Ban Nha. Người anh duy nhất của Maria Antonia đã qua đời khi Hoàng nữ được sinh ra.[2] Maria Antonia còn có 2 người em cùng mẹ đã qua đời từ khi còn nhỏ và 12 người em khác mẹ, trong đó có 8 người sống đến tuổi trưởng thành.

Maria Antonia có hệ số cận huyết cao nhất trong Vương tộc Habsburg là 0,3053.[3] Cha của Maria Antonia là cậu của Margarita Teresa, mẹ của Hoàng nữ và ông bà ngoại của Maria Antonia cũng là bác bên ngoại và cháu gái.[3]

Maria Antonia Josepha của Áo, họa phẩm bởi Benjamin von Block, năm 1685.

Từ khi còn nhỏ, Maria Antonia đã là một người thông minh và có học thức và có chung niềm đam mê âm nhạc như cha mẹ của mình.

Quốc vương Habsburg cuối cùng của Tây Ban Nha là Carlos II không có con do bị dị tật và bệnh tật nghiêm trọng. Theo luật kế vị ở Tây Ban Nha, Maria Antonia sẽ được thừa kế ngai vàng nếu Nữ Đại vương công sống đủ lâu vì Hoàng nữ là người con duy nhất còn sống của Margarita Teresa của Tây Ban Nha, chị gái của Carlos II. Trong thời thơ ấu của Hoàng nữ, đã có quyết định rằng Maria Antonia sẽ kết hôn với Carlos II nhưng kế hoạch không thành công do hoàn cảnh chính trị.[4][5]

Tuyển hầu phu nhân xứ Bayern

Ngày 15 tháng 7 năm 1865, tại Viên, Maria Antonia kết hôn với Maximilian II Emanuel xứ Bayern.[1] Cuộc hôn nhân với một nữ thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha, đối với Thái hậu Maria Anna của Tây Ban Nha, đã đưa Vương tộc Wittelsbach ở Bayern đến gần với ngai vàng Tây Ban Nha qua nhánh Áo của Vươngtoc656 Habsburg. Sự trung thành với Vương triều Tây Ban Nha của Maria Anna hướng về hậu duệ của con gái Margarita Teresa là Maria Antonia cùng gia đình của cháu ngoại. Điều này khiến cho Maria Anna ở thế đối nghịch với em trai Leopold I, người mong muốn con trai của mình được kế vị ngai vàng hơn.[6] Bản thân Maximilian kết hôn với Maria Antonia với hy vọng có thể có được ngai vàng Tây Ban Nha thông qua quyền kế vị của Maria Antonia. Cuộc hôn nhân của hai người rất không hạnh phúc, vì Maximilian có tính hướng ngoại trong khi Maria Antonia là người hướng nội và nghiêm túc cũng như là cả hai có rất ít điểm chung. Maria Antonia được cho là đã rất phiền lòng vì sự không chung thủy của Maximilian II. Khi Maximilian II được bổ nhiệm làm thống đốc của Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và rời đến Bruxelles cùng với tình nhân là Nữ Bá tước xứ Canozza, Maria Antonia đã đến gặp cha ở Viên để sinh con, và nhiều người cho rằng Bà Tuyển hầu không có ý định quay lại với Maximilian. Maria Antonia qua đời năm 1962 vì bị nhiễm trùng hậu sản sau khi sinh người con trai là Joseph Ferdinand của Bayern.

Theo ý nguyện trước lúc lâm chung, Maria Antonia Josepha đã từ bỏ quyền thừa kế của mình và hậu duệ đối với Vương quyền Tây Ban Nha, nhằm ngăn chặn chồng có được ngai vàng Tây Ban Nha và tuyên bố rằng tài sản của mình sẽ được kế thừa bởi con trai, và nếu con trai qua đời thì tài sản sẽ được thừa kế bởi Hoàng đế Leopold I và người thân.[4][5] Dù đã từ bỏ quyền thừa kế của con trai, Joseph Ferdinand vẫn là người thừa kế lâm thời của Tây Ban Nha cho đến khi qua đời.[6][7]

Hậu duệ

  1. Leopold Ferdinand của Bayern (22 tháng 5 năm 1689) qua đời khi mới sinh.
  2. Anton của Bayern (19 tháng 11 năm 1690) qua đời khi mới sinh.
  3. Joseph Ferdinand của Bayern (28 tháng 10 năm 1692 – 6 tháng 2 năm 1699), qua đời khi còn nhỏ.

Gia phả

Gia phả của Maria Antonia Josepha của Áo
16. Karl II của Nội Áo (= 22, 26)
8. Ferdinand II của Thánh chế La Mã [8] (= 28)
17. Maria xứ Bayern (= 23, 29)
4. Ferdinand III của Thánh chế La Mã [8] (=14)
18. Wilhelm V xứ Bayern
9. Maria Anna xứ Bayern [8] (= 29)
19. Renata xứ Lothringen
2. Leopold I của Thánh chế La Mã
20. Felipe II của Tây Ban Nha (= 24)
10. Felipe III của Tây Ban Nha [10][11] (= 12, 30)
21. Anna của Áo (= 25)
5. María Ana của Tây Ban Nha [8] (=15)
22. Karl II của Nội Áo (= 16, 26)
11. Margarete của Áo [10][11] (= 13, 31)
23. Maria xứ Bayern (= 17, 29)
1. Maria Antonia Josepha của Áo
24. Felipe II của Tây Ban Nha (= 20)
12. Felipe III của Tây Ban Nha [10][11] (= 10, 30)
25. Anna của Áo (= 21)
6. Felipe IV của Tây Ban Nha [9]
26. Karl II của Nội Áo (= 16, 22)
13. Margarete của Áo [10][11] (=11, 31)
27. Maria xứ Bayern (= 17, 23)
3. Margarita Teresa của Tây Ban Nha
28. Ferdinand II của Thánh chế La Mã [8] (= 8)
14. Ferdinand III của Thánh chế La Mã [8] (= 4)
29. Maria Anna xứ Bayern [8] (= 9)
7. Maria Anna của Áo [9]
30. Felipe III của Tây Ban Nha [10][11] (= 10, 12)
15. María Ana của Tây Ban Nha [8] (= 5)
31. Margarete của Áo [10][11] (= 11, 13)

Tham khảo

  1. ^ a b c Berger 1739, tr. 6.
  2. ^ Berger 1739, tr. 5.
  3. ^ a b Ceballos & Álvarez 2013.
  4. ^ a b Karl Möckl 1990, tr. 180–181.
  5. ^ a b Hamann, Brigitte (1988). Die Habsburger. Ein biographisches Lexikon. tr. 304. ISBN 3800032473.
  6. ^ a b Mitchell 2019, tr. 229.
  7. ^ Sabean, David Warren; Teuscher, Simon; Mathieu, Jon (2007). Kinship in Europe: Approaches to Long-term Developments (1300-1900) (bằng tiếng Anh). Berghahn Books. tr. 99. ISBN 978-1-84545-288-9.
  8. ^ a b c d e f g h Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Anna (Königin von Spanien)” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 24 – qua Wikisource.
  9. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Charles II. (King of Spain)” . Encyclopædia Britannica. 5 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  10. ^ a b c d e f Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Anna von Spanien” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 23 – qua Wikisource.
  11. ^ a b c d e f Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Philipp IV.” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 122 – qua Wikisource.

Nguồn tài liệu