Michif

Michif
Sử dụng tạiCanadaHoa Kỳ
Khu vựcNhững cộng đồng Métis tại các tỉnh Prairie; chủ yếu là Manitoba, Saskatchewan và tây bắc Ontario, khu dành riêng cho người Anh Điêng núi Turtle tại Bắc Dakota
Tổng số người nói730 (thống kê 2010 & 2011)
Phân loạihỗn hợp CreePháp
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3crg
Glottologmich1243[1]
ELPMichif
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Michif (cũng gọi là Mitchif, Mechif, Michif-Cree, Métif, Métchif, Cree-Pháp) là một ngôn ngữ của người Métis ở Canada và Hoa Kỳ, những người là hậu duệ của phụ nữ First Nations (chủ yếu người Cree, người Nakota và người Ojibwe) và những nhà buôn lông thú gốc Âu (chủ yếu là người Phápngười Scotland). Hiện nay, Michif được nói rải rác trong các cộng đồng Métis tại các tỉnh SaskatchewanManitoba (Canada), bang Bắc Dakota (Hoa Kỳ, nhất là khu dành riêng cho người Anh Điêng núi Turtle,[2]), cùng khoảng 50 người ở Alberta (tất cả đều trên 60 tuổi).[3] Cũng có một số người nói ở các Lãnh thổ Tây Bắc, Canada.[4] Michif xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 như một ngôn ngữ hỗn hợp (không nên nhầm với creole),[5] và dần ổn định trong khoảng từ năm 1820 và 1840.

Michif kết hợp tiếng Cree và tiếng Pháp Métis (Rhodes 1977, Bakker 1997:85), một dạng tiếng Pháp Canada, với một vài từ vựng thêm vào từ tiếng Anh, tiếng Ojibwe và tiếng Assiniboine. Nói chung, ngữ âm, từ vựng, hình thái, và cú pháp danh từ xuất phát từ tiếng Pháp Métis, còn ngữ âm, từ vựng, hình thái, và cú pháp động từ bắt nguồn từ một dạng tiếng Cree đồng bằng (một phương ngữ miền tây của tiếng Cree). Mạo từ và tính từ cũng gốc Pháp và đại từ chỉ định lại gốc Cree.

Michif nhận được sự chú ý của các học giả vào năm 1976 ngờ John Crawford tại đại học Bắc Dakota.[6] Đa số những nghiên cứu sau đó về Michif cũng nhờ đại học Bắc Dakota, gồm bốn nghiên cứu nữa của Crawford, cộng các nghiên cứu của Evans, Rhodes, và Weaver.

Michif khác biệt với đa phần ngôn ngữ hỗn hợp ở chỗ thay vì ngữ pháp được đơn giản hóa, thì nó lại mang những điểm phức tạp của các ngôn ngữ mẹ. Danh từ gốc pháp giữ giống ngữ pháp và sự hợp tính từ; động từ gốc Cree duy trì đa phần cấu trúc hỗn nhập. Điều này có thể là do thay vì "nghe sao nói vậy", những người giúp tạo ra Michif đã thông thạo cả tiếng Pháp và tiếng Cree.

Số người nói là dưới 1.000; con số này cao gấp hai hay ba lần so với vào cuối thế kỷ 19.

Ngữ âm

Âm vị học Michif là sự hết hợp của hai hệ thống âm vị: một gốc Pháp, một gốc Cree (Rhodes 1977, 1986). Ví dụ, /y/, /l/, /r/ và /f/ chỉ có trong các từ gốc pháp, trong các âm tắc tiền bật hơi như /ʰt//ʰk/ chỉ có trong các từ gốc Cree. Có một số ảnh hưởng tiếng Cree trong việc nhấn âm các từ tiếng Pháp (Rosen 2006).

Phụ âm

Phụ âm tiếng Michif Manitoba[7]
Môi Môi-răng Chân răng Vòm-chân răng Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc ʰp p b ʰt t d ʰk k g
Tắc xát ʰtʃ
Xát f v s z ʃ ʒ h
Mũi m n
Lỏng r l
Lướt w j

Nguyên âm

Michif có mười một nguyên âm miệng và bốn nguyên âm mũi.

Nguyên âm miệng

Nguyên âm miệng Michif Manitoba[8]
Trước Giữa Sau
Đóng i ɪ y ʊ u
Trung e ɛ œ ɔ o
Mở a ɑ

Nguyên âm mũi

  • /ĩ/
  • /ɛ̃/
  • /ɔ̃/
  • /ɑ̃/

Sự biến mất âm schwa

Âm schwa /ə/ nằm giữa hai phụ âm trong từ gốc Pháp được bỏ đi.

sự bỏ /ə/ trong Michif[9]
Tiếng Pháp Michif Tiếng Việt
chemin shmen 'đường'
cheveux zhveu 'tóc'
petit pchi 'nhỏ'
cheval zhwal 'ngựa'

Liaison

Trong tiếng Pháp, liaison là sự nối giữa phụ âm cuối một từ và nguyên âm đầu từ tiếp theo. Điều này không có trong Michif, dù một vài "tàn dư". Ở nhiều danh từ, liaison trở thành một phần của chính danh từ đó.

Dấu vết của liaison[9]
Tiếng Pháp Michif Tiếng Anh
arbre zarbr 'cây'
étoile zetwel 'ngôi sao'
oeuf zoeuf 'trứng'
os zo 'xương'
oignons zawyoun 'hành'

Sự vòm hóa

Âm tắc chân răng hữu thanh /d/ trong từ gốc pháp, mà thường được tắc xát hóa thành /dz/ trước /i/ và /y/ trong tiếng Pháp Canada, được vòm hóa hòa toàn trong Michif.

Sự vòm hóa /d/ trong Michif[9]
Tiếng Pháp Michif Tiếng Anh
dix jis 'mười'
diable jiab 'quỷ'
dieu Bon Jeu 'Chua'
mardi marji 'thứ ba'
radis rawjee 'củ cải'
diner jinee 'bữa tối'
dimanche jimawnsh 'chủ nhật'

Từ vựng

Một bảng so sánh từ vựng phổ biến trong tiếng Anh, tiếng Pháp, Michif, và tiếng Cree:[10]

Tiếng Anh Tiếng Pháp Michif Tiếng Cree Tiếng Việt
One Un Haen, Peeyak Pêyak Một
Two Deux Deu Nîso Hai
Three Trois Trwaa Nisto Ba
Four Quatre Kaet Nêwo Bốn
Five Cinq Saenk Nîyânan Năm
Man Homme (L'homme) Lom Nâpêw Đàn ông
Dog Chien Shyaeñ, Shyen Atim Chó
Sun Soleil Saley Pîsim Mặt trời
Water Eau (De l'eau) Dilo Nipîy Nước
White Blanc Blañ Wâpiskâw Trắng
Yellow Jaune Zhun Osâwâw Vàng
Red Rouge Ruzh Mihkwâw Đỏ
Black Noir Nwer Kaskitêwâw Đen
Eat Manger Miichishow; Miitshow Mîcisiw Ăn
See Voir Waapow Wâpiw Xem
Hear Entendre Peehtam Pêhtam Nghe
Sing Chanter Nakamow Nikamôw Hát
Leave Partir Shipweeteew; Atishipweeteew Sipwêtêw Rời [khỏi]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Michif”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Data Center States Results”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Ma, Kevin (ngày 13 tháng 3 năm 2013). “Researcher digs into near-extinct Métis language”. St. Albert Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ “Vance Sanderson wants to make Michif an official language in the N.W.T.”. CBC News. Truy cập 5 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ L. Lee Scott (ngày 2 tháng 7 năm 2007). “The Turtle Mountain Michif: A People and Their Language”. Yahoo! Voices - voices.yahoo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ Michif: A new language. North Dakota English 4.1:3-10.
  7. ^ Rosen 2007:109
  8. ^ Rosen 2008:617
  9. ^ a b c Barkwell & Fleury 2004:11
  10. ^ Taken from: Redish, Laura and Orrin Lewis. “Vocabulary Words in Native American Languages: Michif”. Native-Languages.org. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.

Tài liệu

  • Barkwell, Lawrence J., Leah Dorion, and Audreen Hourie. Métis legacy Michif culture, heritage, and folkways. Métis legacy series, v. 2. Saskatoon: Gabriel Dumont Institute, 2006. ISBN 0-920915-80-9
  • Barkwell, Lawrence J., Leah Dorion and Darren Prefontaine. "Metis Legacy: A Historiography and Annotated Bibliography". Winnipeg: Pemmican Publications Inc. and Saskatoon: Gabriel Dumont Institute, 2001. ISBN 1-894717-03-1
  • Bakker, Peter: Spelling systems for Michif: an overview. In: La Lawng: Michif Peekishkwewin. The Heritage Language of the Canadian Metis. Vol 2: Language Theory. Barkwell, Lawrence (Ed.). Pemmican Publications/Manitoba Métis Federation Michif Language Program, Winnipeg, Manitoba, Canada: pp. 11‑28, 2004. ISBN 1-894717-28-7
  • Bakker, Peter: The Michif language of the Métis. In: La Lawng: Michif Peekishkwewin. The Heritage Language of the Canadian Metis. Vol 2: Language Theory. Barkwell, Lawrence (Ed.). Pemmican Publications/Manitoba Métis Federation Michif Language Program, Winnipeg, Manitoba, Canada: pp. 5‑9, 2004. ISBN 1-894717-28-7
  • Bakker, Peter: The verb in Michif. In: La Lawng: Michif Peekishkwewin. The Heritage Language of the Canadian Metis. Vol 2: Language Theory. Barkwell, Lawrence (Ed.). Pemmican Publications/Manitoba Métis Federation Michif Language Program, Winnipeg, Manitoba, Canada: pp. 63‑80, 2004. ISBN 1-894717-28-7
  • Bakker, Peter: What is Michif? In: La Lawng: Michif Peekishkwewin. The Heritage Language of the Canadian Metis. Vol 1: Language Practice. Barkwell, Lawrence (Ed.). Pemmican Publications/Manitoba Métis Federation Michif Language Program, Winnipeg, Manitoba, Canada: pp. 5‑7, 2004. ISBN 1-894717-22-8
  • Bakker, Peter; Barkwell, Lawrence: Storytelling and Mythology. In: La Lawng: Michif Peekishkwewin. The Heritage Language of the Canadian Metis. Vol 2: Language Theory. Barkwell, Lawrence (Ed.). Pemmican Publications/Manitoba Métis Federation Michif Language Program, Winnipeg, Manitoba, Canada: pp. 83‑96, 2004. ISBN 1-894717-28-7
  • Bakker, Peter. 1997. A language of our own: The genesis of Michif, the mixed Cree-French language of the Canadian Métis. New York, Oxford University Press.
  • Bakker, Peter and Robert Papen. 1997. Michif: A mixed language based on Cree and French. In S. Thomason (ed.) Contact languages: A wider perspective. Philadelphia: John Benjamins, p. 295-363.
  • Bloomfield, Leonard (1984) Cree-English Lexicon Human Area Relations Files, New Haven, CT.
  • Evans, Donna. 1982. "On coexistence and convergence of two phonological systems in Michif." Work Papers of the Summer Institute of Linguistics, University of North Dakota Session, 26, p. 158-173.
  • Gillon, Carrie and Nicole Rosen. 2016. Critical mass in Michif. Journal of Pidgin and Creole Languages 31: 113-140.
  • Papen, Robert. 2003. "Michif: One phonology or two?" In Y. Chung, C. Gillon and R. Wokdak (eds) University of British Columbia Working Papers in Linguistics, Vol. 12, Proceedings of the Eighth Workshop on Structure and Constituency in Language of the Americas, p. 47-58.
  • Papen, Robert. 2004. "Michif spelling conventions: Proposal for a unified Michif writing system. In L. Barkwell (ed.) La lawng: Michif peekishkwewin. Winnipeg, MB: Pemmican Publications, p. 29-53.
  • Rhodes, Richard A. 1977. French Cree—a case of borrowing. Actes du Huitième Congrès des Algonquinistes. Wm. Cowan (ed.), Ottawa: Carleton University. p. 6-25.
  • Rhodes, Richard A. 1986. Métif—a second look. Actes du Septième Congrès des Algonquinistes. Wm. Cowan (ed.), Ottawa: Carleton University. p. 287-296.
  • Rhodes, Richard A. 1987. Les Contes Metif—Metif Myths. Papers of the Eighteenth Algonquian Conference. Wm. Cowan (ed.), Ottawa: Carleton University. p. 297-301.
  • Rhodes, Richard A. 1992. Language Shift in Algonquian. International Journal of the Sociology of Language. 93:87-92.
  • Rhodes, Richard A. 2001. Text Strategies in Métchif. Papers of the Thirty-second Algonquian Conference. H. C. Wolfart (ed.), Winnipeg: University of Manitoba. p. 455-469.
  • Rosen, Nicole. 2006. Language Contact and Stress Assignment. Sprachtypologie und Universalienforschung. 59:170-190.
  • Rosen, Nicole. 2007. Domains in Michif Phonology. Ph.D. Thesis. Department of Linguistics. University of Toronto.
  • Papen, Robert. 2005. Le mitchif: langue franco-crie des Plaines. In A. Valdman, J. Auger & D. Piston-Hatlen (eds). Saint-François, QC: Presses de l'Université Laval, p. 327-347.
  • Weaver, Deborah. 1982. Obviation in Michif. Work Papers of the Summer Institute of Linguistics, University of North Dakota Session, 26, p. 174-262.
  • Weaver, Deborah. 1983. The effect of language change and death on obviation in Michif. In W. Cowan (ed.) Actes du Quatorzième Congrès des Algonquinistes. Ottawa: Carleton University Press, p. 261-268.
  • Zoldy, Grace. 2003. The Lord's Prayer. In Li Liivr Oche Michif Ayamiiawina - The Book of Michif Prayers. Camperville Michif Cree Ritual Language Project.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Wiktionary category