Natri permanganat

Natri permanganat
Cấu trúc của natri pemanganat
Cấu trúc 3D của natri pemanganat (giống kali perchlorat)
Mẫu dung dịch natri pemanganat
Danh pháp IUPACNatri manganat(VII)
Tên khácNatri manganat(VII)
Nhận dạng
Số CAS10101-50-5
PubChem24929
Số RTECSSD6650000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Na+].[O-][Mn](=O)(=O)=

InChI
đầy đủ
  • 1/Mn.Na.4O/q;+1;;;;-1/rMnO4.Na/c2-1(3,4)5;/q-1;+1
ChemSpider23303
Thuộc tính
Công thức phân tửNaMnO4
Khối lượng mol141,9246 g/mol
159,93988 g/mol (1 nước)
195,97044 g/mol (3 nước)
Bề ngoàidạng rắn màu đỏ hoặc tím hút ẩm
Khối lượng riêng1,972 g/cm³ (1 nước)
Điểm nóng chảy 36 °C (309 K; 97 °F)
Điểm sôi 100 °C (373 K; 212 °F)
Độ hòa tan trong nước900 g/L, xem thêm bảng độ tan
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchất oxy hóa
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri pemanganat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học NaMnO4. Nó có liên quan chặt chẽ đến kali pemanganat (thuốc tím), nhưng ít dùng hơn do nó quá đắt, hút ẩm và có nhiệt độ nóng chảy thấp. Tuy nhiên, nhờ có độ tan gấp 15 lần KMnO4, natri pemanganat có ứng dụng nhiều khi cần dung dịch MnO4 có nồng độ cao.

Điều chế và đặc tính

Natri pemanganat không thể điều chế như KMnO4 vì muối manganat trung gian là Na2MnO4 rất hiếm thấy. Vì vậy các quá trình điều chế gián tiếp, kể cả thông qua KMnO4, được sử dụng.[1]

Natri pemanganat có tính chất tương tự KMnO4. Nó tan tốt trong nước tạo dung dịch có màu tím sẫm, khi làm bay hơi sẽ thu được tinh thể màu tím đen lấp lánh NaMnO4·H2O. Muối của kali không tạo kết tinh ngậm nước. Do tính hút ẩm tự nhiên, natri pemanganat kém hữu ích trong hóa phân tích hơn so với muối kali.

Nó có thể được điều chế bằng phản ứng giữa mangan dioxide với natri hypoclorit:

2MnO2 + 3NaClO + 2NaOH → 2NaMnO4 + 3NaCl + H2O

Ứng dụng

Vì khả năng tan tốt, dung dịch natri pemanganat được dùng như chất khắc ăn mòn trong mạch in.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b Arno H. Reidies "Manganese Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2002, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a16_123