Sóc bụng đỏ

Sóc bụng đỏ
Thời điểm hóa thạch: Tiền Pleistocen - gần đây
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Sciuridae
Chi (genus)Callosciurus
Gray, 1867
Loài (species)C. erythraeus
Danh pháp hai phần
Callosciurus erythraeus
(Pallas, 1779)[2]

Phân loài
Khoảng 30, xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa

Callosciurus flavimanus

Callosciurus sladeni

Sóc bụng đỏ (tên khoa học: Callosciurus erythraeus) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1779.[2]

Phân bố

Loài này được tìm thấy trong các khu rừng từ viễn đông Ấn ĐộBhutan, thông qua Đông Dương, bán đảo Thái-Mã Lai và miền nam và miền đông Trung Quốc (bao gồm Đài Loan). Trong khu vực này, chúng được tìm thấy trong các môi trường rừng có độ cao dưới 3.000 m (9.800 ft), bao gồm rừng thường xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới,[3] rừng lá rộng sớm rụng và các đồng rừng lá kim núi cao.[1]

Cũng có các quần thể du nhập vào tỉnh Buenos Aires của Argentina, Dadizele ở Bỉ, Capd'Antibes ở Pháp, Nhật Bản[4][5]. Ở các nơi nhập nội nó là loài xâm lấn, phá hoại cây và cạnh tranh các loài khác.

Sinh học

Giống như các loài sóc cây khác, thức ăn của sóc bụng đỏ chủ yếu là lá, hoa, hạt và quả, mặc dù trong các khu vực khác nhau thì chúng có các loại thức ăn khác biệt do phạm vi phân bố rộng.[6] Bên cạnh đó, chúng cũng ăn một lượng nhỏ côn trùng và thỉnh thảng ăn cả trứng chim.[5]

Loài sóc này sinh đẻ quanh năm, và có thể giao phối ngay khi vừa chấm dứt cho bú lứa con trước. Thời kỳ mang thai kéo dài 47-49 ngày, mỗi lứa đẻ tới bốn con, nhưng thông thường là 2. Sóc non rời ổ khi 40-50 ngày tuổi và thuần thục sinh dục khi đạt 1 năm tuổi. Chúng sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt.[5]

Phân loài

Có khoảng 30+ phân loài, mặc dù không phải tất cả các phân loài này đều được công nhận[5].

Thư viện ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Duckworth, J.W., Timmins, R.J. & Molur, S. (2008). Callosciurus erythraeus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Callosciurus erythraeus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Xiao Z. (2009). “Behavioral adaptation of Pallas's squirrels to germination schedule and tannins in acorns”. Behavioral Ecology. 20 (5): 1050–1055. doi:10.1093/beheco/arp096.
  4. ^ Stuyck, Baert, Breyne & Adriaens (2010). Invasion history and control of a Pallas squirrel Callosciurus erythraeus population in Dadizele, Belgium. Instituut voor Natuur- en Bosonderzoek.
  5. ^ a b c d Lurz, W.W. (2013). “Callosciurus erythraeus (Rodentia: Sciuridae)”. Mammalian Species. 45 (902): 60–74. doi:10.1644/902.1.
  6. ^ Koyabu D. B. (2009). “Craniodental mechanics and the feeding ecology of two sympatric callosciurine squirrels in Vietnam”. Journal of Zoology. 279 (4): 372–380. doi:10.1111/j.1469-7998.2009.00629.x.

Tham khảo

  • Thorington, R. W. Jr. and R. S. Hoffman. 2005. Family Sciuridae. pp. 754–818 in Mammal Species of the World a Taxonomic and Geographic Reference. D. E. Wilson and D. M. Reeder eds. Johns Hopkins University Press, Baltimore.