Sông Đồng Nai

Sông Đồng Nai
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
TỉnhLâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnLâm Đồng, Việt Nam
Cửa sôngBiển Đông
• cao độ
0 m
Độ dài586 km[1]
Diện tích lưu vực38.600 km²
Sông Đồng Nai hướng về thủy điện Trị Anhồ Trị An trên cầu Hóa An

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ 2 Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km².[2]

Tên gọi

Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Khmer là "Nông-nại". Đây là vùng đất Phù Nam người Việt vào khai phá trước tiên.

Theo sách cổ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.

Dòng chảy

Dòng chính

Sông Đa Dung, đoạn chảy qua Lâm Hà, Lâm Đồng - là thượng nguồn của sông Đồng Nai xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên
Vịnh Gành Rái, Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi sông Lòng Tàu - một trong những chi lưu của sông Đồng Nai đổ ra biển Đông

Sông Đồng Nai bắt đầu từ vị trí giao nhau của Sông Đa Dung (Đạ Dâng) và Sông Đa Nhim tại vị trí nhà máy thủy điện Đạ Dâng 2 (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Sông chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 487km và lưu vực 38.600 km²[3], nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Đạ Huoai và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Huoai.

Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn - phía Đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn - phía Tây. Đến phường Uyên Hưng thành phố Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.

Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).

Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình".

Phụ lưu

Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoaisông Vàm Cỏ.

Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đồng Nai ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có thủy điện Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía Nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.

Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm phụ lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...

Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.

Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.

Phân lưu

2 phân lưu chính của sông Đồng Nai là:

Các công trình thủy điện và thủy lợi

Các công trình lớn trong lưu vực sông Đồng Nai:

Các công trình giao thông

Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1 vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.

Các cây cầu vượt sông:

Sông Đa Dung

  • Cầu Suối Vàng, Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 722
  • Cầu tại xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng
  • Cầu thủy điện Đa Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
  • Cầu Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27
  • Cầu Máng, nối xã Tân Văn với xã Đạ Đớn, Lâm Hà, Lâm Đồng
  • Cầu nối thị trấn Đinh Văn - xã Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 725
  • Cầu Khỉ và cầu Kinh nối xã Tân Hà, Lâm Hà với xã Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng

Sông Đa Nhim

  • Cầu Liêng Trưk, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27C
  • Cầu xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu D'Ran, thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng trên quốc lộ 27
  • Cầu nối xã Lạc Lâm với xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu phà 14, nối thị trấn Thạnh Mỹ với xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu Ông Thiều, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu nối xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng với xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
  • Cầu Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
  • Cầu Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng trên quốc lộ 20

Ghi chú

  1. ^ Tính từ thượng nguồn sông Đạ Đưng, Sông ngòi Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
  2. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016.
  3. ^ “www.nea.gov.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ http://thethaovanhoa.vn/132N20110808070247010T0/thuy-dien-de-doa-song-dong-nai.htm

Tham khảo thêm

Land reclamation

Liên kết ngoài

Về dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Thông cáo của VRN về Dự án Cải tạo sông Đồng Nai Lưu trữ 2015-04-01 tại Wayback Machine

Quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN (bài đăng trên báo Thanh Niên)

Đề nghị Đồng Nai rút dự án lấn sông (bài đăng trên báo Người Lao động)

Lấp sông Đồng Nai xây dựng khu đô thị: Nhiều hệ lụy chưa lường hết (bài đăng trên báo SGGP) Lưu trữ 2015-03-25 tại Wayback Machine

Dự án 3.200 tỷ đồng lấn sông Đồng Nai bị đề nghị rút giấy phép (bài đăng trên báo VNEXPRESS)

Lấp sông Đồng Nai, không ổn cả lý lẫn tình! (bài đăng trên báo Pháp Luật)

Lấn sông Đồng Nai: Bộ Tài nguyên - môi trường yêu cầu báo cáo (bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Online)

Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai (bài đăng trên báo Đồng Nai) Lưu trữ 2015-03-30 tại Wayback Machine