Shaanxi KJ-500

KJ-500
Kiểu Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C)
Quốc gia chế tạo Trung Quốc
Hãng sản xuất Shaanxi Aircraft Corporation
Tình trạng Đang hoạt động
Trang bị cho Không quân Trung Quốc
Số lượng sản xuất 25+ chiếc[1]
Phát triển từ Shaanxi Y-9

Shaanxi KJ-500 (tiếng Trung: 空警-500; bính âm: Kōngjǐng Wǔbǎi; dịch nghĩa: "Cảnh báo trên không 500") là một loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) thế hệ thứ ba được sử dụng trong Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Nó được chế tạo bởi Shaanxi Aircraft Corporation (Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây), dựa trên khung thân máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-9.[2]

Phát triển

Kể từ đầu thế kỷ 21, phạm vi phát hiện và độ chính xác của radar trên không ngày càng tăng, các máy bay chiến đấu được trang bị nhiều loại tên lửa không đối khôngtên lửa hành trình tầm thấp liên tục được cải thiện hiệu suất, tạo ra nhu cầu về một AEW&C có khả năng đáp ứng cao hơn. Để giải quyết các vấn đề trên, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển AEW&C thứ ba của mình là KJ-500 (biến thể Y-9W) vào cuối thập niên 2000. KJ-500 bắt buộc phải có 3 tính năng quan trọng là khả năng phát hiện tốt, khả năng nhận dạng tốt và khả năng phản ứng nhanh. KJ-500 cũng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của hệ thống tác chiến thông tin, công nghệ trang bị của nó có 4 đặc điểm chính là kết nối mạng, đa chức năng, tích hợp cao và gọn nhẹ.[3]

Máy bay KJ-500 mang một vòm radar cố định ở trên lưng chứa ba mảng radar quét điện tử chủ động AESA để bao quát 360 độ, nó được cho là hiệu quả hơn so với thiết kế mảng 'dầm thăng bằng' hai mặt phẳng được sử dụng trên Shaanxi KJ-200 trước đó. Các loại AEW&C đời cũ đã ngừng sản xuất vào năm 2018 do KJ-500 đạt đến khả năng hoạt động đầy đủ tất cả tính năng.

Biến thể

KJ-500
Phiên bản cơ sở
KJ-500A
Biến thể cải tiến với đầu dò tiếp nhiên liệu trên không. Ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2022.[4]

Quốc gia sử dụng

Trung Quốc Trung Quốc

Thông số kỹ thuật

Các thông số hoạt động hạn chế của KJ-500 đã được công bố như sau:[7]

  • Tốc độ tối đa: 550 km/h
  • Tầm bay: 5700 km
  • Thời gian bay tối đa: 12 tiếng
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 77 tấn
  • Phạm vi chống lại các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu: 470 km [8]

Tham khảo

  1. ^ The Military Balance 2022. International Institute for Strategic Studies. tr. 260–261. ISBN 978-1-032-27900-8.
  2. ^ “空警-500:中国预警机家族新明星” (bằng tiếng Trung). Xinhua. 31 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ Technology characteristics of the 3rd generation early warning aircraft and its electronic reconnaissance system,ZHEN JunYi, Học viện Khoa học và Điện tử Trung Quốc,Bắc Kinh 100041,Trung Quốc
  4. ^ Trevithick, Joseph (7 tháng 11 năm 2022). “All The Air Combat Developments Out Of China's Massive Air Show”. The Drive.
  5. ^ The Military Balance 2022. International Institute for Strategic Studies. tr. 261. ISBN 978-1-032-27900-8.
  6. ^ The Military Balance 2022. International Institute for Strategic Studies. tr. 260. ISBN 978-1-032-27900-8.
  7. ^ “Expert: KJ-500 improves China's overall military power”. China Military Online. 16 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ Lei, zhao (4 tháng 9 năm 2015). “PLA deploys advanced jets to boost electronic capability”. China Daily. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2018.