Tấn vương
Tấn vương (晋王) là một phong hiệu dành cho các quốc vương và thân vương Trung Quốc cổ đại, đặt theo nước Tấn nhà Chu.
Tào Ngụy (Tam quốc)
- Tư Mã Chiêu (211-265), thần tử nhà Tào Nguỵ.
- Tư Mã Viêm (236-290), thần tử nhà Tào Nguỵ, con của Tư Mã Chiêu, về sau là Tấn Vũ Đế.
Nhà Tấn
- Tư Mã Duệ (?-313), hoàng thất nhà Tấn, con của Tư Mã Cận (司馬覲), về sau là Tấn Nguyên Đế.
- Tư Mã Bảo (司馬保, 296-320), hoàng thất nhà Tấn, tằng tôn (cháu cố) của Tư Mã Quỳ (司馬模), em Tư Mã Ý. Tranh ngôi khi Tấn Huệ Đế bị Hán Triệu bắt.
Hán Triệu (Thập lục quốc)
- Lưu Xán, về sau làm hoàng đế, thuỵ là Hán (Triệu) Ẩn đế.
Bắc Ngụy (Nam Bắc triều)
- Thác Bạt Phục La (拓跋伏羅 ?-447), hoàng tử nhà Bắc Nguỵ, con của Bắc Ngụy Thái Vũ Đế.
- Tư Mã Thuận Tể (司馬順宰, ?–416), thần tử nhà Bắc Nguỵ, tự lập ra nước Bắc Tấn đoản mệnh (414–415).
Nhà Tùy
- Dương Quảng (569-618), hoàng tử nhà Tuỳ, về sau là Tùy Dạng Đế.
- Dương Chiêu (584-606), hoàng tử nhà Tuỳ, con của Tùy Dạng Đế.
Nhà Đường
- Lý Trị (628-683), hoàng tử nhà Đường, về sau là Đường Cao Tông.
- Lý Phổ (824-828), hoàng tử nhà Đường, con của Đường Kính Tông.
- Lý Khắc Dụng (856-908), thần tử nhà Đường, con của Lý Quốc Xương người tộc Sa Đà, được ban quốc tính nhà Đường.
Hậu Đường (Ngũ đại Thập quốc)
- Lý Tồn Úc (885-926), thần tử nhà Đường, con của Lý Khắc Dụng. Sau diệt nhà Hậu Lương, lập ra nhà Hậu Đường.
Hậu Chu (Ngũ đại Thập quốc)
- Sài Vinh (921-959), về sau là Hậu Chu Thế Tông.
Nhà Tống
- Triệu Quang Nghĩa (939–997), về sau là Tống Thái Tông.
- Tấn vương, em trai của Tống Độ Tông, sau ở rể Dịch Sỹ Hùng (易士熊).
Nhà Liêu
- Gia Luật Đạo Ẩn (耶律道隐, ?-983), hoàng thất nhà Liêu, con của Gia Luật Bội.
- Gia Luật Ngao Lư Oát (耶律敖盧斡, ?-1122), hoàng tử nhà Liêu, con của Liêu Thiên Tộ Đế.
Tây Hạ
- Sát Ca (察哥, 1080–1156), con của Tây Hạ Huệ Tông.
Nhà Nguyên
Còn gọi là Jonon (tiếng Mông Cổ: ᠵᠢᠨᠦᠩ, chữ Mông Cổ: Жонон):
- Cam Ma Lạt (甘麻剌 Gammala, 1263–1302), con cả của Chân Kim (真金) và là cháu nội của Nguyên Thế Tổ.
- Dã Tôn Thiết Mộc Nhi (1293–1328), sau là Nguyên Thái Định Đế.
- Bát Đích Ma Diệc Nhi Gian Bặc (八的麻亦兒間卜 Padmargyalpo, ?–?), con thứ của Nguyên Thái Định Đế. Đước phong Tấn vương năm 1324.
Bắc Nguyên
- Agbarjin Khan (阿噶多尔济 Агваржин хаан, 1423–1453), con của Ajai (阿齋).
- Esen (也先 Эсэн тайш, 1407–1454).
- Bayanmöngke (巴彦蒙克 Баянмөнх, 1453–1479), cháu nội Agbarjin.
- Ulus Bolud (乌鲁斯博罗特 Улсболд, 1482–1509), con của Dayan Khan.
- Bars Bolud (巴尔斯博罗特 Барсболд, 1490–1531), con của Dayan Khan.
- Gün Biligt (衮必里克图 Гүнбилэг, 1506–1542), con của Bars Bolud.
- Noyondari (诺延达拉 Ноёндарь, 1522–1572), con của Gün Biligt.
- Buyanbaatar (宝颜巴特尔 Буянбаатар хунтайж, ?–1573), con của Noyondari.
- Boshigt (博硕克图 Бошигт, 1565–1626), con của Buyanbaatar.
- Tseren Erdene (斯楞额尔德尼 Цэрэн эрдэнэ, 1591–1626), con của Boshigt.
- Rinçin (额璘臣 Ринчин, 1600–1656), con của Buyanbaatar.
- Tuba (图巴 Туба, ?–?), con của Buyanbaatar.
Nhà Minh
Dòng dõi của Chu Cương, con trai Hồng Vũ Đế, được phong làm Tấn Vương:
- Chu Cương (1358–1398), con trai thứ ba của Hồng Vũ Đế và Mã hoàng hậu.
- Chu Tế Hy (朱济熺, 1375–1435), con của Chu Cương.
- Chu Tế Hoàng (朱濟熿, 1381–1426), con của Chu Cương.
- Chu Mỹ Khuê (朱美圭, 1399–1441), con của Chu Tế Hy.
- Chu Chung Huyễn (朱鍾鉉, 1428–1502), con của Chu Mỹ Khuê.
- (Truy phong) Chu Kỳ Nguyên (朱奇源, 1450–1501), con của Chu Chung Huyễn.
- (Truy phong) Chu Biểu Vinh (朱表榮, 1467–1493), con của Chu Kỳ Nguyên.
- Chu Tri Dương (朱知烊, 1489–1533), con của Chu Biểu Vinh.
- (Truy phong) Chu Biểu Liêm (朱表槏, ?–1513), con của Chu Kỳ Nguyên.
- (Truy phong) Chu Tri Tiết? (朱知㸅, ?–1525), con của Chu Biểu Liêm.
- Chu Tân Thiển (朱新㙉, 1516–1575), con của Chu Tri Tiết.
- Chu Thận Kính (朱慎鏡, ?–1578), con của Chu Tân Thiển.
- Chu Mẫn Du (朱敏游, ?–?), con của Chu Thận Kính.
- Chu Thận Toái? (朱慎鋷, ?–1579), con của Chu Tân Thiển.
- (Tông lý Tấn phủ) Ninh Hà Cung Ý Vương (寧河恭懿王, ?–?), tên huý Chu Tri Cục? (朱知), con của Chu Biểu Nam (朱表楠).
- Chu Mẫn Thuần (朱敏淳, ?–1610), con của Chu Thận Toái.
- Chu Cầu Quế (朱敏淳, ?–1630), con của Chu Mẫn Thuần.
- Chu Thẩm Huyên (朱敏淳, ?–1646), con của Chu Cầu Quế.
Ngoài ra còn có:
- Lý Định Quốc (1620–1662), tướng nhà Nam Minh.
Nhà Thanh
Còn gọi là Jonon (tiếng Mông Cổ: ᠵᠢᠨᠦᠩ, chữ Mông Cổ: Жонон):
- Cố Lỗ (固噜, ?–1692), cháu gọi chú/bác của Rinçin.
- Cố Lỗ Tư Hi Bố (固噜斯希布, ?–1704).
- Đống La Bố (栋啰布, ?–?).
- Tùng Lạt Bố (松喇布, ?–1709).
- Sắc Lăng Lạt Thập (色楞喇什, ?–1712).
- Nạp Mộc Trát Lặc Sắc Lăng (纳木札勒色楞, ?–1761).
- Trát Mộc Dương (札木扬, ?–1757).
- Lạt Thập Sắc Lăng (喇什色楞, ?–1773).
- Tề Vượng Ban Châu Nhĩ (齐旺班珠尔, ?–1772).
- Nạp Mộc Trát Lặc Đa Nhĩ Tế (纳木扎勒多尔济, ?–1777).
- Đống Nhật Bố Sắc Lăng (栋日布色楞, ?–1798).
- Thập Đương Ba Bái (什当巴拜, ?–1812).
- Dát Lặc Tang Cát Cách Mễ Đức Đạo Nhĩ Cát (嘎勒桑吉格米德道尔吉, ?–1817).
- Tác Nặc Mộc Lạt Bố Trai Căn Đôn (索诺木喇布斋根敦, ?–1837).
- Đoan Đa Bố Sắc Lăng (端多布色楞, ?–1841).
- Cống Tàng Nhiệt Bố Đan Trát Mộc Tô (贡藏热布丹札木苏, ?–1851).
- Ân Khắc Ba Nhã Nhĩ (恩克巴雅尔, ?–1858).
- Ba Đạt Nhĩ Hô (巴达尔呼, ?–1883).
- Ngạch Nhĩ Khẳng Tất Lý Khắc (额尔肯毕里克, ?–1901).
- Trát Na Dát Nhĩ Địch (札那嘎尔迪, ?–1901).
- A Nhĩ Tân Ba Nhã Nhĩ (阿尔宾巴雅尔, 1866–1917).
- Sát Khắc Đô Nhĩ Sắc Lăng (察克都尔色楞, ?–1916).
- Đặc Cổ Tư A Lạp Thản Hô Nhã Khắc Đồ (特古斯阿拉坦呼雅克图, ?–1918).
- Tốn Bố Nhĩ Ba Đồ (逊布尔巴图, ?–1924).
- Sa Khắc Đô Nhĩ Trát Bố (沙克都尔扎布, 1873–1945).
- Đồ Bố Thăng Cát Nhĩ Cách Lặc (图布升吉尔格勒, 1888–1949).
- Y Nhĩ Đức Ni Bác Lục Đặc (伊尔德尼博录特, 1927–2007), Hán danh là Kỳ Trung Nghĩa (奇忠义).
- Ngạc Kỳ Nhĩ Hô Nhã Khắc Đồ (鄂其尔呼雅克图, 1900–1984), con của Sa Khắc Đô Nhĩ Trát Bố.