Tiếng Daur

Tiếng Daur
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcHailar, Nội Mông; Tề Tề Cáp Nhĩ, Hắc Long Giang; Tháp Thành, Tân Cương
Tổng số người nói96.000 ở Trung Quốc (1999)
Phân loạiMongol
  • Tiếng Daur
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3dta
Glottologdaur1238[1]
ELPDagur
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Daur hay tiếng Daghur là một ngôn ngữ Mongol, được nói bởi người Daur.

Phân bố

Tiếng Daur có bốn phương ngữ: Daur Amur gần Hắc Hà, Daur Nonni ở bên tả ngạn sông Nonni đoạn từ nam Tề Tề Cáp Nhĩ đến kỳ tự trị dân tộc Daur Morin Dawa, Daur Hailar ở đông nam Hailar và một phương ngữ ở Tân Cương gần Tháp Thành.[2] Ngôn ngữ này chưa có dạng viết chuẩn, một bảng chữ cái dựa trên Bính Âm Hán Ngữ đang được sử dụng; đa số người nói tiếng Daur cũng biết tiếng Hán và/hay tiếng Mông Cổ.[3] Vào thời nhà Thanh, tiếng Daur từng được viết bằng chữ Mãn.[4]

Ngữ âm

Đa phần phương ngữ tiếng Daur có phụ âm môi hóa (ví dụ /sʷar/ 'bọ chét', so với /sar/ 'mặt trăng'),[5] và chia sẻ sự hiện diện của phụ âm vòm hóa[6] với tiếng Mông Cổ. Nó cũng có /f/, tuy chỉ trong từ mượn.[7] Nguyên âm ngắn cuối từ biến mất[8] và nguyên âm ngắn không nằm trong âm tiết đầu cũng mất giá trị âm vị.[9] Tiếng Daur cùng tiếng Mông Cổ là những ngôn ngữ Mongol duy nhất cho thấy những thay đổi này. Do sự hợp nhất của /ɔ/ với /o//ʊ/ với /u/, sự hòa âm nguyên âm dần biến mất.

Nguyên âm

Daur vowels (Tsumagari 2003)
Trước Giữa Sau
Ngắn Dài Ngắn Dài Ngắn Dài
Đóng i u
Gần đóng
Nửa đóng ə əː
Nửa mở ɔ ɔː
Mở a

Phụ âm

Daur consonants (Chuluu 1994)
Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm
thường môi hóa vòm hóa thường môi hóa vòm hóa thường môi hóa thường môi hóa vòm hóa
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d ɡ ɡʲ
Tắc xát vô thanh tʃʷ
hữu thanh dʒʷ
Xát f s ʃ x
Mũi m n ŋ
Rung r
Cạnh lưỡi l
Bán nguyên âm j w

Từ vựng

50% từ vựng tiếng Daur chia sẻ chung với toàn hệ Mongol. Ngôn ngữ này vay mượn 5[10] đến 10% vốn từ từ tiếng Trung Quốc, 10% từ tiếng Mãn và một số nữa từ tiếng Evenktiếng Nga. Chừng 20% số từ vựng còn lại là của riêng tiếng Daur.[11]

Số đếm

Tất cả số từ cơ bản có gốc Mongol.

Tiếng Việt Tiếng Mông Cổ cổ điển Tiếng Daur
1 Một Nigen Nyk
2 Hai Qoyar Xoyir
3 Ba Ghurban Gwarbyn
4 Bốn Dorben Durbun
5 Năm Tabun Taawyn
6 Sáu Jirghughan Jirgoo
7 Bảy Dologhan Doloo
8 Tám Naiman Naimyn
9 Chín Yisun Isyn
10 Mười Arban Xarbyn

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Daur”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Tsumagari 2003: 129, Sengge 2004: 616
  3. ^ Tsumagari 2003: 129
  4. ^ Engkebatu 2001
  5. ^ Chuluu 1994: 5, không xảy ra ở phương ngữ Phát Thành, xem Yu et al. 2008: 25-26
  6. ^ Sengge 2004a, Tsumagari 2003: 133
  7. ^ Namcarai and Qaserdeni 1983: 66-67, cp. Tsumagari 2003: 131
  8. ^ Tsumagari 2003: 131
  9. ^ cp. Namcarai and Qaserdeni 1983: 84
  10. ^ Sengge 2004b
  11. ^ Tsumagari 2003: 151-152

Tài liệu

  • Chuluu, Üjiyediin (1994), Introduction, Grammar, and Sample Sentences for Dagur (PDF), Sino-Platonic Papers, Philadelphia: University of Pennsylvania Chú thích có tham số trống không rõ: |series-editor= (trợ giúp)
  • Engkebatu (2001): Cing ulus-un üy-e-dü dagur kele-ber bicigdegsen jokiyal-ud-un sudulul. Kökeqota: Öbür monggol-un yeke surgaguli-yin keblel-ün qoriy-a.
  • Namcarai; Qaserdeni (1983), Daγur kele ba mongγul kelen-ü qaričaγulul, Öbür mongγul-un arad-un keblel-ün qoriy-a, OCLC 45024952
  • Oyunčimeg biên tập (2004), Mongγul sudulul-un nebterkei toli, Kökeqota: Öbür mongγul-un arad-un keblel-ün qoriy-a, ISBN 978-7-204-07745-8, OCLC 67279589
  • Sengge (2004): Daγur kele. In: Oyunčimeg 2004: 616-617.
  • Sengge (2004a): Daγur kelen-ü abiy-a. In: Oyunčimeg 2004: 618.
  • Sengge (2004b): Daγur kelen-ü üges. In: Oyunčimeg 2004: 619.
  • Sengge (2004c): Daγur kelen-ü kele ǰüi. In: Oyunčimeg 2004: 618-622.
  • Tsumagari, Toshiro (2003): Dagur. In: Janhunen, Juha (ed.) (2003): The Mongolic languages. London: Routledge: 129-153.
  • Yu, Wonsoo, Jae-il Kwon, Moon-Jeong Choi, Yong-kwon Shin, Borjigin Bayarmend, Luvsandorj[iin] Bold (2008): A study of the Tacheng dialect of the Dagur language. Seoul: Seoul National University Press.

Bản mẫu:Languages of China