Tiếng Japhug
Tiếng Japhug | |
---|---|
IPA: [kɯrɯ skɤt] | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Tứ Xuyên |
Tổng số người nói | ? |
Phân loại | Hán-Tạng |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | Không |
Glottolog | japh1234 [1] |
Tiếng Japhug là một ngôn ngữ Rgyalrong nói ở Barkam, Rngaba, Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong ba hương Gdong-brgyad (tiếng Trung: 龙尔甲; Hán-Việt: Long Nhĩ Giáp; bính âm: Lóng'rjiǎ, IPA: [ʁdɯrɟɤt] trong tiếng Japhug), Gsar-rdzong (tiếng Trung: 沙尔宗; Hán-Việt: Sa Nhĩ Tông; bính âm: Shā'rzōng, IPA: [sarndzu] trong tiếng Japhug), Da-tshang (tiếng Trung: 大藏; Hán-Việt: Đại Tàng; bính âm: Dàzàng, IPA: [tatsʰi] trong tiếng Japhug).
Người nói tiếng Japhug gọi ngôn ngữ của họ là [kɯrɯ skɤt]. Cái tên Japhug [tɕɤpʰɯ] (tiếng Trung: 茶堡; Hán-Việt: Trà Bảo; bính âm: Chábǎo) chỉ vùng gồm hai hương Gsar-rdzong-Da-tshang, còn vùng hương Gdong-brgyad gọi là [sɤŋu] (Jacques 2004). Tuy vậy, người Situ (cũng nói một ngôn ngữ Rgyalrong) dùng từ [tɕɤpʰɯ] này để chỉ toàn vùng nói tiếng Japhug.
Âm vị học
Tiếng Japhug là ngôn ngữ Rgyalrong phi thanh điệu duy nhất.
Phụ âm
Môi | Răng | Chân răng | Quặt lưỡi | Chân răng-vòm | Vòm | Ngạc mềm | Lưỡi gà | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Occlusive | mũi | m | n | ɲ | ŋ | ||||
mũi hoá trước | mb | nd | ndz | ndʐ | ndʑ | ɲɟ | ŋɡ | ɴɢ | |
hữu thanh | b | d | dz | dʐ | dʑ | ɟ | ɡ | ||
vô thanh | p | t | ts | tʂ | tɕ | c | k | q | |
bật hơi | pʰ | tʰ | tsʰ | tʂʰ | tɕʰ | cʰ | kʰ | qʰ | |
Continuant | hữu thanh | w | l | z | r | ʑ | j | ɣ | ʁ |
vô thanh | ɬ | s | ʂ | ɕ | x | χ |
Âm vị /w/ có tha âm [β] và [f].
Âm vị /ʁ/ được phát âm thành âm xát nắp thanh quản ở cuối từ hay khi đứng trước một phụ âm khác.
Phụ âm mũi hoá trước được xác định là đơn âm vị thay vì cụm phụ âm vì hai lý do. Thứ nhất, có âm vị /ɴɢ/ (như trong /ɴɢoɕna/ "nhện to"), nhưng cả /ɴ/ lẫn /ɢ/ đều không là âm vị độc lập. Thứ hai, có cụm phụ âm xát-tắc hữu thanh mũi hoá trước (như trong /ʑmbri/ "liễu lá to"), nhưng không có cụm xát-tắc vô thanh mũi hoá trước.
Tiếng Japhug phân biệt giữa âm tắc vòm và cụm tắc ngạc mềm + j, tức nó phân biệt /co/ "thung lũng" với /kjo/ "kéo lê".
Có ít nhất 339 cụm phụ âm trong tiếng Japhug (Jacques 2008:29), nhiều hơn so với tiếng Tạng cổ và đa phần ngôn ngữ Ấn-Âu. Một số cụm phụ âm có hình thái khá khác thường: ngoài những cụm phụ âm xát-tắc hữu thanh mũi hoá trước nêu trên, còn có cụm phụ âm bắt đầu bằng bán nguyên âm (ví dụ /jla/ "dzo, con lai giữa yak với bò nhà").
Nguyên âm
Tiếng Japhug có tám âm vị nguyên âm: a, o, u, ɤ, ɯ, y, e, i. Nguyên âm y có mặt trong từ mượn tiếng Trung Quốc và trong chỉ một từ bản địa (/qaɟy/ "cá" và các từ phái sinh).
Nguồn tham khảo
- Jacques, Guillaume, 2004, Phonologie et morphologie du Japhug (rGyalrong), thèse de doctorat, Université Paris VII.
- Jacques, Guillaume, 2007, La réduplication partielle en japhug, révélatrice des structures syllabiques, Faits de langues 29:9-21.
- Jacques, Guillaume, Chen Zhen 陈珍, 2007, « 茶堡话的不及物前缀及相关问题 » [Le suffixe intransitif du japhug et autres problèmes apparentés], Language and Linguistics, 8.4:883-912.
- Jacques, Guillaume, 向柏霖, 2008, 《嘉绒语研究》[A study on the rGyalrong language], Pékin, Minzu chubanshe.
- Jacques, Guillaume (2010). “The inverse in Japhug Rgyalrong”. Language and Linguistics. 11 (1): 127–157.
- Jacques, Guillaume (2012). “From Denominal Derivation to Incorporation”. Lingua. 122 (11): 1027–1231. doi:10.1016/j.lingua.2012.05.010.
- Jacques, Guillaume 向柏霖 2012. Argument demotion in Japhug Rgyalrong in Gilles Authier, Katharina Haude (eds) Ergativity, Valency and Voice. Berlin: De Gruyter Mouton, pp. 199–225. 2012
- Jacques, Guillaume (2013). “Ideophones in Japhug (Rgyalrong)”. Anthropological Linguistics. 55 (3): 256–287. doi:10.1353/anl.2013.0014.
- Jacques, Guillaume (2013). “Applicative and tropative derivations in Japhug Rgyalrong”. Linguistics of the Tibeto-Burman Area. 36 (2): 1–13.
- Jacques, Guillaume (2013). “Harmonization and disharmonization of affix ordering and basic word order”. Linguistic Typology. 17 (2): 187–215. doi:10.1515/lity-2013-0009.
- Jacques, Guillaume (2014). “Denominal affixes as sources of antipassive markers in Japhug Rgyalrong”. Lingua. 138: 1–22. doi:10.1016/j.lingua.2013.09.011.
- Jacques, Guillaume (2014). “Clause linking in Japhug”. Linguistics of the Tibeto-Burman Area. 37 (2): 264–328. doi:10.1075/ltba.37.2.05jac.
- Jacques, Guillaume (2015). “The spontaneous-autobenefactive prefix in Japhug Rgyalrong”. Linguistics of the Tibeto-Burman Area. 38 (2): 271–291. doi:10.1075/ltba.38.2.08jac.
- Jacques, Guillaume (2015). “The origin of the causative prefix in Rgyalrong languages and its implication for proto-Sino-Tibetan reconstruction”. Folia Linguistica Historica. 36 (1): 165–198. doi:10.1515/flih-2015-0002.
- Jacques, Guillaume (2016). “Subjects, objects and relativization in Japhug”. Journal of Chinese Linguistics. 44 (1): 1–28. doi:10.1353/jcl.2016.0005.
- Jacques, Guillaume (2016). “From ergative to index of comparison: multiple reanalyses and polyfunctionality”. Diachronica. 33 (1): 1–30. doi:10.1075/dia.33.1.01jac.
- Jacques, Guillaume, Chen Zhen 陈珍, 2010. Une version Rgyalrong de l'épopée de Gesar. Osaka: National Museum of Ethnology.
- Lin Youjing, Luoerwu 2003, « 茶堡嘉戎语大藏话的趋向前缀与动词词干的变化 », 民族語文, 2003.4.