Tiếng Kirundi

Tiếng Rundi
Ikirundi
Sử dụng tạiBurundi
Tổng số người nói8,8 triệu
Dân tộcHutu, Tutsi, và Twa
Phân loạiNiger-Congo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Burundi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1rn
ISO 639-2run
ISO 639-3run
Glottologrund1242  Rundi[1]
rund1241  Rundi-Kitwa[2]
Guthrie code
JD.62[3]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Kirundi, cũng được gọi là Rundi, là một ngôn ngữ Bantu được nói bởi khoảng chín triệu người tại Burundi, những vùng lân cận tại TanzaniaCộng hòa Dân chủ Congo, và Uganda. Đây là ngôn ngữ chính thức của Burundi. Người nói Kirundi có thể hiểu người nói tiếng Kinyarwanda, ngôn ngữ chính thức của Rwanda[4], cả hai là một phần của một dãy phương ngữ rộng hơn, gọi là Rwanda-Rundi.[5]

Người sống ở Rwanda và Burundi thuộc về ba nhóm dân tộc: Hutu (84%), Tutsi - tính cả người Hima (15%), và Twa (1%) (một nhóm người Pygmy). Tiếng Kirundi vốn là của người Hutu, song các dân tộc như Tutsi, Twa, Hima và một số khác đã tiếp nhận nó.

Tiếng Kirundi thường được nhắc đến khi bàn về quy tắc Meeussen, một quy tắc mô tả sự thay đổi về thanh điệu trong những ngôn ngữ Bantu.

Âm vị

Phụ âm

Dù có sự đồng thuận rằng tiếng Kirundi có 5 nguyên âm, số phụ âm có thể biến thiên từ 19 tới 26 tùy theo nghiên cứu.[6] Bảng phụ âm bên dưới dựa trên một nghiên cứu hàn lâm được chấp nhận.[7]

Môi Chân răng Sauchân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d ɟ g
Tắc sát p͡f t͡s t͡ʃ
Sát vô thanh f s ʃ h
hữu thanh v z ʒ
Tiếp cận j w
Vỗ ɾ
Rung r

Nguyên âm

Bảng dưới là các nguyên âm trong tiếng Rundi.

Trước Sau
Đóng i u
Nửa đóng e o
Mở a

Cả năm nguyên âm đều có dạng dài và ngắn.[8]

Thanh điệu

Tiếng Kirundi là một ngôn ngữ thanh điệu về cơ bản có hai thanh: cao và thấp. Vì ngôn ngữ này có sự khác biệt âm vị về chiều dài nguyên âm, khi một nguyên âm dài chuyển từ thanh thấp lên thanh cao, nó được xem như có một thanh lên cao. Ngược lại, khi một nguyên âm dài chuyển từ thanh cao xuống thanh thấp, nó được xem như có thanh xuống thấp.[9]

Tiếng Kirundi thường được dùng làm ví dụ minh họa cho quy luật Meeussen.[10][11]

Cấu trúc âm tiết

Cấu trúc âm tiết trong tiếng Kirundi là CV (phụ âm-nguyên âm), nghĩa là không cụm phụ âm, không phụ âm đuôi, và không nhóm nguyên âm phức tạp. Từng có đề xuất về sự hiện diện của cấu trúc CVV, song những âm tiết CVV này đã được chứng minh rằng là CV về cấu trúc sâu, trong đó phụ âm kết hợp với nguyên âm thứ nhất.[12]

Ví dụ

Ví dụ chuyển ngữ
Mwaramutse Chào/Chào buổi sáng
Mwiriwe Chào buổi tổi
Ijoro ryiza Chúc ngủ ngon
Bite? Chuyện gì vậy?
Uravuga icongereza? Bạn có nói tiếng Anh không?
Ego
Oya Không
Witwa gute? Tên bạn là gì?
Jewe nitwa Tên tôi là
Woshobora kumfasha? Bạn có thể giúp tôi không?
Ingezi Du khách
Amahera Tiền
Ikirundi n'ikinyarwanda bisa nk'igi czek n'igi slovak Rundi và Rwanda giống nhau như tiếng Séc và Slovak.
Amazi Nước
Amata Sữa
Ejo Ngày hôm qua
Eejo° Ngày mai
Nzoza ejo/Nzoz'ejo Tôi sẽ đến ngày mai
Ubu Bây giờ
Igihugu Quốc gia
Faransa/Ubufaransa Pháp
Ngereza/Ubwongereza Anh
Leta zunz'ubumwe z'amerika Hoa Kỳ
Ubudagi Đức
Ububirigi Bỉ
°: eejo được phát âm giống ejo:
chữ e được viết thêm để phân biệt.

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Rundi”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Rundi-Kitwa”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
  4. ^ National African Languages Resource Center. “Kinyarwanda” (PDF). Indiana University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Ethnologue, 15th ed.
  6. ^ Zorc and Nibagwire 2007, p. 23.
  7. ^ Zorc and Nibagwire 2007, p. 25.
  8. ^ Meeussen 1959
  9. ^ de Samie 2009
  10. ^ Myers 1987
  11. ^ Phillipson 2003
  12. ^ Sagey 1986
  • Broselow, E. & Niyondagara, A. (1990) Feature geometry and Kirundi palatalization. Studies in the Linguistic Sciences 20: 71-88.
  • de Samie. (2009) Dictionnaire Francais-Kirundi. L'Harmattan. Paris.
  • Goldsmith, J. & Sabimana, F. (1989) The Kirundi Verb. Modèles en tonologie. Editions du CNRS. Paris.
  • Meeussen, A.E. (1959) Essai de grammaire Rundi. Annales du Musée Royal du Congo Belge, Série Sciences Humaines - Linguistique, vol. 24. Tervuren.
  • Myers, S. (1987) Tone and the structure of words in Shona. PhD dissertation, University of Massachusetts, Amherst. Garland Press. New York.
  • Ntihirageza, J. (1993) Kirundi Palatization and Sibilant Harmony: Implications for Feature Geometry. Master thesis, Southern Illinois University, Carbondale, Illinois.
  • Philippson, G. (2003) Tone reduction vs. metrical attraction in the evolution of Eastern Bantu tone systems. INALCO. Paris.
  • Sagey, E. (1986) The Representation of Features and Relations in Non-Linear Phonology. Doctoral dissertation, MIT, Cambridge, Mass.
  • Zorc, R. D. & Nibagwire, L. (2007) Kinyarwanda and Kirundi Comparative Grammar. Dunwoody Press. Hyattsville.

Liên kết ngoài