Tiếng Newar

Tiếng Newar
नेपाल भाषा
Sử dụng tạiNepal
Khu vựcNam Á
Tổng số người nói860.000 người
Phân loạiHán-Tạng
Phương ngữ
Dolakhae
Hệ chữ viếtDevanagari, Kutakshari, Ranjana, Prachalit, Brahmi, Gupta, Bhujimol, Golmol
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
   Nepal
Quy định bởiNepal Bhasa Academy
Nepal Bhasa Parishad
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2new
ISO 639-3new
Tập tin:Prachalit.JPG
Một dòng chữ Newar Cổ điển khắc đá tại Quảng trường Bhaktapur Durbar.
Bản khắc bằng đồng tại Swayambhunath, năm Nepal Sambat 1072 (1952 Công nguyên).

Tiếng Newar[1] (hay Nepal Bhasa नेपाल भाषा, hoặc Newari) được biết đến chính thức ở Nepal là Nepal Bhasa, là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở Nepal. Ngôn ngữ này cũng được sử dụng ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Sikkim. Tiếng Newari là ngôn ngữ mẹ đẻ của 3% dân số Nepal. Đây là một trong khoảng hơn 400 ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Ngôn ngữ này được sử dụng chủ yếu bởi người Newar-cư dân bản địa của Nepal Mandala, bao gồm thung lũng Kathmandu và các vùng lân cận ở Nepal.

Mặc dù "Nepal Bhasa" có nghĩa đen là "ngôn ngữ Nepal", nhưng ngôn ngữ này khác với tiếng Nepal (Devanāgarī: नेपाली), ngôn ngữ chính thức của Nepal. Hai ngôn ngữ này thuộc 2 ngữ hệ khác nhau (tiếng Nepal thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, trong khi tiếng Newar thuộc ngữ hệ Hán-Tạng), nhưng qua nhiều thế kỷ tiếp xúc đã có một lượng đáng kể các từ vựng được chia sẻ. Cả hai đều là ngôn ngữ chính thức tại Thủ đô Kathmandu.

Tiếng Newar là ngôn ngữ hành chính của Nepal từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 18. Từ đầu thế kỷ 20 cho đến khi dân chủ hóa, tiếng Newar đã phải chịu sự đàn áp.[2] Từ năm 1952 đến năm 1991, tỷ lệ phần trăm người nói tiếng Newar ở Thung lũng Kathmandu giảm từ 75% xuống còn 44%,[3] và ngày nay văn hóa và ngôn ngữ "Nepal Bhasa" đang bị đe dọa.[4] Ngôn ngữ này được UNESCO liệt kê là "mức độ nguy cấp rất cao".[5]

Tên gọi

Các tên gọi Nepālabhāṣā (Devanagari: नेपालभाषा) hoặc Nepālavāc (Devanagari: नेपालवाच) lần đầu được tìm thấy trong các bản thảo của một bài phê bình cho Nāradasaṃhitā, năm 1380 Công nguyên, và một bài phê bình cho Amarkośa, năm 1386 Công nguyên.[6][7] Kể từ đó, tên này đã được sử dụng rộng rãi trên các bản khắc, bản thảo, tài liệu và sách. Tên gọi thông dụng nhất là "Newah Bhay" (Devanāgarī: रेवा: भाय, IAST: Nevāḥ Bhāy).

Vào những năm 1920, tên của ngôn ngữ được gọi là Khas Kura,[8] Gorkhali hoặc Parbatiya[9] đã được đổi thành "Nepali", và ngôn ngữ nàyữ bắt đầu được gọi chính thức là tiếng Newar trong khi người Newar tiếp tục sử dụng thuật ngữ gốc.[10] Ngược lại, thuật ngữ Gorkhali trong quốc ca cũ mang tên "Shreeman Gambhir" đã được đổi thành "Nepali" năm 1951.[11]

Vào ngày 8 tháng 9 năm 1995, sau nhiều năm vận động hành lang để sử dụng tên cũ, chính phủ đã quyết định rằng tên Nepal Bhasa nên được sử dụng thay vì Newar.[12] Tuy nhiên, quyết định này không được thực hiện và vào ngày 13 tháng 11 năm 1998, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một chỉ thị khác để sử dụng tên Nepal Bhasa thay vì Newar.[13] Tuy nhiên, Cục Thống kê Trung ương đã không làm điều đó.[14]

Phân bố

Theo điều tra dân số năm 2001, tiếng Newar được nói bởi hơn một triệu người ở Nepal.

Với sự di cư ngày càng tăng, nhiều tổ chức và cộng đồng người nói tiếng Newar đã xuất hiện ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc và Nhật Bản.

Hệ thống chữ viết

Dòng chữ của vua Pratap Malla tại Quảng trường Kathmandu Durbar năm 1654 CN viết bằng chữ Nepal Lipi.
Bánh xe cầu nguyện với câu thần chú "Om Mani Padme Hum" bằng chữ Ranjana tại Swayambhu, Kathmandu.

Tiếng Newar hiện nay hầu như được viết bằng chữ Devanagari. Chữ viết ban đầu được sử dụng là Nepal Lipi hoặc "chữ Nepal" rơi vào tình trạng không sử dụng khi việc viết tiếng Newar bị cấm vào đầu thế kỷ 20.[18]

Nepal Lipi, còn được gọi là Nepal Akha, xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Qua nhiều thế kỷ, một số biến thể của Nepali Lipi đã xuất hiện.

Nepal đã được viết bằng nhiều dạng của abugida:

  • Chữ Brahmi
  • Chữ Gupta
  • Chữ Kutila
  • Chữ Prachalit
  • Chữ Ranjana
  • Chữ Bhujinmol
  • Chữ Kunmol
  • Chữ Kwenmol
  • Chữ Litumol
  • Chữ Hinmol
  • Chữ Golmol
  • Chữ Pachumol
  • Chữ Devanagari

Devanagari là chữ viết được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay vì nó phổ biến ở Nepal và Ấn Độ. Chữ Ranjana là chữ viết được sử dụng rộng rãi nhất để viết tiếng Nepal Cổ điển trong thời cổ đại. Nó đang trải qua một sự hồi sinh do sự gia tăng nhận thức văn hóa gần đây. Chữ Prachalit cũng được sử dụng. Tất cả được sử dụng để viết tiếng Nepal nhưng dạng chữ Devanagari có nguồn gốc từ một dạng chữ gọi là chữ Nepal.

Tham khảo

  1. ^ “Newar”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  2. ^ Tumbahang, Govinda Bahadur (2010). “Marginalization of Indigenous Languages of Nepal” (PDF). Contributions to Nepalese Studies. 37 (1): 73–74. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  3. ^ Malla, Kamal P. “The Occupation of the Kathmandu Valley and its Fallout”. tr. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Grandin, Ingemar. “Between the market and Comrade Mao: Newar cultural activism and ethnic/political movements (Nepal)”. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “UNESCO Atlas of the World's Languages in Danger”. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ Tuladhar, Prem Shanti (2000). Nepal Bhasa Sahityaya Itihas: The History of Nepalbhasa Literature. Kathmandu: Nepal Bhasa Academy. ISBN 99933-56-00-X. Page 10.
  7. ^ “Classical Newari Literature”. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011. Page 1.
  8. ^ Thapa, Lekh Bahadur (ngày 1 tháng 11 năm 2013). “Roots: A Khas story”. The Kathmandu Post. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2013.
  9. ^ Hodgson, B. H. (1841). “Illustrations of the literature and religion of the Buddhists”. Serampore. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ Clark, T. W. (1973). “Nepali and Pahari”. Current Trends in Linguistics. Walter de Gruyter. tr. 252.
  11. ^ “The kings song”. Himal Southasian. tháng 6 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  12. ^ “It's Nepal Bhasa”. The Rising Nepal. ngày 9 tháng 9 năm 1995.
  13. ^ “Mass media directed to use Nepal Bhasa”. The Rising Nepal. ngày 14 tháng 11 năm 1998.
  14. ^ “Major highlights” (PDF). Central Bureau of Statistics. 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  15. ^ Shrestha, Bal Gopal (2005). “Ritual and Identity in the Diaspora: The Newars in Sikkim” (PDF). Bulletin of Tibetology. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2011. Page 26.
  16. ^ “Himalaya Darpan”. Himalaya Darpan. ngày 20 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.
  17. ^ “Newar”. Ethnologue.
  18. ^ Tuladhar, Prem Shanti (2000). Nepal Bhasa Sahityaya Itihas: The History of Nepalbhasa Literature. Kathmandu: Nepal Bhasa Academy. ISBN 99933-56-00-X. Page 14.

Đọc thêm

  • Bendix, E. (1974) ‘Indo-Aryan and Tibeto-Burman contact as seen through Nepali and Newari verb tenses’, International Journal of Dravidian Linguistics 3.1: 42–59.
  • —— (1992) ‘The grammaticalization of responsibility and evidence: the interactional potential of evidential categories in Newari’, in J. Hill and J.T. Irvine (eds) Responsibility and Evidence in Oral Discourse, Cambridge: Cambridge University Press.
  • Driem, G. van (1993) ‘The Newar verb in Tibeto-Burman perspective’, Acta Linguistica Hafniensia 26: 23–43.
  • Genetti, C. (1988) ‘A syntactic correlate of topicality in Newari narrative’, in S. Thompson and J. Haiman (eds) Clause Combining in Grammar and Discourse, Philadelphia: John Benjamins.
  • —— (1994) ‘A descriptive and historical account of the Dolakha Newari dialect’, Monumenta Serindica 24, Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa, Tokyo: Tokyo University of Foreign Studies.
  • Hale, A. (1973) ‘On the form of the verbal basis in Newari’, in Braj Kachru et al. (eds) Issues in Linguistics: Papers in Honor of Henry and Renee Kahane, Urbana, IL: University of Illinois Press.
  • —— (1980) ‘Person markers: finite conjunct and disjunct forms in Newari’, in R. Trail (ed.) Papers in Southeast Asian Linguistics 7 (Pacific Linguistics Series A, no. 53), Canberra: Australian National University.
  • —— (1985) ‘Noun phrase form and cohesive function in Newari’, in U. Piepel and G. Stickel (eds.) Studia Linguistica Diachronica et Synchronica, Berlin: Mouton de Gruyter.
  • —— (1986) ‘Users’ guide to the Newari dictionary’, in T. Manandhar (ed.) Newari–English Dictionary, Delhi: Agam Kala Prakashan.
  • —— (1994) ‘Entailed kin reference and Newari -mha’, paper presented to the 27th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Paris, France.
  • Hale, A. and Mahandhar, T. (1980) ‘Case and role in Newari’, in R. Trail (ed.) Papers in Southeast Asian Linguistics 7 (Pacific Linguistics Series A, no. 53), Canberra: Australian National University.
  • Hargreaves, D. (1986) ‘Independent verbs and auxiliary functions in Newari’ Proceedings of the Twelfth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society 12: 401–12.
  • —— (1991) ‘The conceptual structure of intentional action: data from Kathmandu Newari’, Proceedings of the Seventeenth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society 17: 379–89.
  • —— (1996) ‘From interrogation to topicalization: PTB *la in Kathmandu Newar’, Linguistics of the Tibeto-Burman Area 19.2: 31–44.
  • Jørgenson, H. (1931) ‘A dictionary of the Classical Newari’, Det. Kgl. Danske Videnskabernes Selskab, Historisk-filologiske Meddelelser 23.1.
  • —— (1941) ‘A grammar of the Classical Newari’, Det. Kgl. Danske Videnskabernes Selskab, Historisk-filologiske Meddelelser 27.3.
  • Jos/, L.K. (1992) [NS 1112] ‘Nep%l bh%M%y% bh%M%vaijñ%nika vyakaraNa’ (A linguistic grammar of

nep%l bh%Ma (Newar)), Kathmandu: Lacoul Publications.

  • Kansakar, T.R. (1982) ‘Morphophonemics of the Newari verb’, in T.R. Kansakar (ed.) Occasional Papers in Nepalese Linguistics 12–29. Linguistic Society of Nepal Publication No.1, Lalitpur, Nepal.
  • —— (1997) ‘The Newar language: a profile’, New%h Vijñ%na: Journal of Newar Studies 1.1: 11–28.
  • Kölver, U. (1976) ‘Satztypen und verbsubcategorisierung der Newari’, Structura 10, Munich: Fink Verlag.
  • —— (1977) ‘Nominalization and lexicalization in Newari’, Arbeiten des Kölner Universalen-Projekts 30.
  • Kölver, U. and Shresthacarya, I. (1994) A Dictionary of Contemporary Newari, Bonn: VGH Wissenschaftsverlag.

Manandhar, T. (1986) Newari-English Dictionary, Delhi: Agam Kala Prakashan.

  • Malla, K.P. (1982) Classical Newari Literature: A Sketch, Kathmandu: Educational Enterprise Pvt. Ltd.
  • —— (1985) ‘The Newari language: a working outline’, Monumenta Serindica No. 14., Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa, Tokyo: Tokyo University of Foreign Studies.
  • Shakya, D.R. (1992) ‘Nominal and verbal morphology in six dialects of Newari’, unpublished masters thesis, University of Oregon.
  • Shrestha, Uma (1990) ‘Social networks and code-switching in the Newar community of Kathmandu City’, unpublished PhD dissertation, Ball State University.
  • Shresthacharya, I. (1976) ‘Some types of reduplication in the Newari verb phrase’, Contributions

to Nepalese Studies 3.1: 117–27.

  • —— (1981) ‘Newari root verbs’, Bibliotheca Himalayica 2.1, Kathmandu: Ratna Pustak Bhandar.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Ngữ tộc Tạng-Miến