Vitellius

Vitellius
Hoàng đế của Đế chế La Mã
Tượng bán thân của hoàng đế Vitellius, Louvre
Nguyên thủ thứ tám của La Mã
Cai trị16 tháng 4 năm 6920 tháng 12 năm 69
(248 ngày)
Tiền nhiệmOtho Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmVespasian Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(15-09-24)24 tháng 9 năm 15
Mất(69-12-22)22 tháng 12 năm 69 (54 tuổi)
La Mã
Phối ngẫuGaleria Fundania
Tên đầy đủ
Aulus Vitellius (lúc sinh thời;
Aulus Vitellius Germanicus Augustus (làm hoàng đế)
Triều đạiNone
Thân phụLucius Vitellius
Thân mẫuSextilia

Aulus Vitellius Germanicus, tên khai sinh là Aulus Vitellius và thường được gọi là Vitellius (tiếng Latinh: Aulus Vitellius Germanicus Augustus;[1] ngày 24 tháng 12 năm 15-22 tháng 12 năm 69), là một hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 16 tháng 4 năm 69-22 tháng 12 cùng năm. Vitellius trở thành hoàng đế sau các triều đại ngắn ngủi của OthoGalba trong một năm của các cuộc nội chiến được gọi là năm của bốn hoàng đế. Vitellius là vị hoàng đế đầu tiên thêm tên riêng Germanicus của mình vào tên hiệu của hoàng đế thay vì tên hiệu Ceasar khi kế vị.

Tuyên bố lên ngôi của ông đã sớm bị thách thức bởi những quân đoàn đồn trú tại các tỉnh miền Đông, họ đã tuyên bố ủng hộ chỉ huy của mình là Vespasianus trở thành hoàng đế tại nơi ông ta đóng quân. Chiến tranh xảy ra sau đó, dẫn đến một thất bại tan nát cho Vitellius trong trận Bedriacum lần thứ hai. Khi ông nhận ra mình thiếu sự ủng hộ, Vitellius đã chuẩn bị thoái vị để ủng hộ Vespasianus làm hoàng đế, nhưng đã bị hành quyết tại Rome bởi lực lượng của phe Flavius vào ngày 22 tháng 12 năm 69.

Gia đình

Ông là con trai của Lucius Vitellius với người vợ của ông ta, Sextilia, ông đã có một người em trai, Lucius Vitellius Trẻ. Suetonius đã ghi hai bản khác nhau về nguồn gốc của Vittelius. Một trong đó là có nguồn gốc từ con cháu của những nhà vua của Latium còn bản kia là nói về nguồn gốc thấp kém. Suetonius nhận xét hợp lý rằng cả hai nguồn này có thể là của những kẻ nịnh bợ hoặc của kẻ thù của Vitellius-ngoại trừ việc chúng đã lưu hành trước khi Vitellius trở thành hoàng đế[2]. Suetonius cũng ghi nhận rằng khi Vitellius sinh ra, lá số tử vi của ông khiến cha mẹ ông sợ hãi và đã cố ngăn ông làm chấp chính quan.[3]

Ông đã lập gia đình lần đầu năm 40 với Petronia, con gái của Publius hoặc Gaius Petronius Pontius Nigrinus, họ có một người con tên là Aulus Vitellius Petronianus.

Ông kết hôn lần 2 vào khoảng năm 50 với Galeria Fundana (khoảng năm 40 - sau năm 69), Có lẽ là cháu gái của Gaius Galerius (ca 15 TCN -năm 23). Họ có hai con, một con trai tên là Germanicus và một con gái không tên (sinh khoảng năm 55). Settipani và Birley đã gợi ý rằng người con gái này đã kết hôn với Decimus Rupilius Libo Frugi, cha Rupilia Faustina.[4]

Sự nghiệp chính trị

Chính trị và quân sự

Ông là chấp chính quan năm 48,và được cho là tổng đốc của hành tỉnh châu Phi vào năm 60 hoặc 61.Nhờ nỗ lực của mình,ông đã trả được hết nợ nần. Vào cuối năm 68,Galba bất ngờ chọn ông để chỉ huy quân đội của Hạ Germania.

Vươn tới quyền lực

Đồng aureus của Vitelius đúc tại Roma khoảng năm 69. Mặt trước đồng xu in hình chân dung của Vitelius cùng dòng chữ A VITELLIVS GERMAN IMP TR P. Mặt sau đồng xu là thần Concordia đang ngồi, tay phải đang giữ một chiếc bát patera, tay phải đang cầm cornucopia, với dòng chữ mặt sau là CONCOR–DIA P R.

Ông đã có được sự ủng hộ lên ngôi từ Caecina và Fabius Valens, chỉ huy của hai quân đoàn ở sông Rhine. Thông qua hai người này một cuộc cách mạng quân sự được nhanh chóng hoàn thành, họ đã từ chối gia hạn lời thề về sự trung thành với Hoàng đế Galba, ngày 01 tháng 1 năm 69, và đầu năm 69 Vitellis được tuyên bố là hoàng đế tại Köln. Chính xác hơn, ông được tuyên bố là hoàng đế của quân đội ở Hạ Germania và thượng Germania. Quân đội của Gaul, Brittania và Raetia ủng hộ họ ngay sau đó. Tuy nhiên khi mà họ hành quân về Rome, người mà họ đã phải đối đầu đó là Otho, và không phải là Galba.

Thực tế, ông không bao giờ được công nhận là hoàng đế của toàn bộ thế giới La Mã, mặc dù tại Rome, viện nguyên lão chấp nhận ông ta và ban cho ông danh hiệu hoàng đế bình thường. Để thưởng cho chiến thắng của những người lính Lê dương, Vitellius giải tán lực lượng cận vệ hoàng gia hiện có và bố trí những người lính của mình để thay thế.

Hoàng đế

Nắm quyền

Suetonius, mà cha ông đã chiến đấu cho Otho tại Bedriacum, cung cấp cho một nguồn thông tin bất lợi về chính quyền ngắn ngủi của Vitellius ': ông mô tả ông ta là thiếu tham vọng. Vitellius được mô tả là lười biếng và tự đam mê lạc thú, thích ăn uống, và vì tham ăn nên trở nên béo phì, ăn tiệc bốn lần một ngày và ăn thịt các loại thực phẩm hiếm hoi mà ông ta phái lực lượng hải quân La Mã đi tìm kiếm. Ông được ghi lại rằng đã bỏ đói mẹ của mình cho đến chết, để hoàn thành một lời tiên tri rằng ông sẽ cai trị lâu dài nếu mẹ ông qua đời đầu tiên. các sử gia khác, cụ thể là TacitusCassius Dio, không đồng ý với một số các xác nhận của Suetonius, mặc dù các thông tin riêng của họ về Vitellius cũng nhiều tiêu cực.

Mặc dù cầm quyền ngắn ngủi, ông đã có hai đóng góp quan trọng đối với chính phủ La Mã mà tồn tại lâu hơn ông ta. Tacitus mô tả cả hai trong lịch sử của mình:

Cái chết của Vitellius, hoạ phẩm thế kỷ 19 của Charles-Gustave Housez

Sự thách thức

Vào tháng 7 năm 69, Vitellius biết được rằng quân đội của các tỉnh miền Đông đã tuyên bố lập một hoàng đế đối lập, chỉ huy của họ, Titus Flavius ​​Vespasianus. Ngay sau khi ông biết rằng quân đội của phương Đông, Dalmatia, và Illyricum đã tuyên bố ủng hộ cho Vespasianus, Vitellius, đã bị bỏ rơi bởi những người ủng hộ của ông, sẽ phải từ bỏ danh hiệu hoàng đế.

Thoái vị và qua đời

Người ta nói rằng Vitellius đã chờ đợi quân đội của Vespasian tại Mevania. Có người nói rằng các điều khoản của sự thoái vị đã thực sự được thoả thuận với Marcus Antonius Primus, người chỉ huy của quân đoàn thứ sáu đóng ở Pannonia và là một trong những người ủng hộ chính quyền của Vespasianus, nhưng lực lượng cận vệ hoàng gia từ chối không cho ông thực hiện các thỏa thuận, và buộc ông phải trở về cung điện.

Chú thích

  1. ^ In Classical Latin, Vitellius' name would be inscribed as AVLVS VITELLIVS GERMANICVS AVGVSTVS.
  2. ^ Chapter 1
  3. ^ Chapter 3 part 2
  4. ^ [1]
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Claudius và Lucius Vitellius
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã cùng với Lucius Vipstanus Publicola Messalla
48
Kế nhiệm:
Quintus Veranius và Gaius Pompeius Longus Gallus
Tiền nhiệm:
Otho
Hoàng đế La mã
69
Kế nhiệm:
Vespasian
Tiền nhiệm:
Otho
Năm của bốn hoàng đế
69, đối lập với Vespasian
Kế nhiệm:
Vespasian
Tiểu sử 12 hoàng đế, hoặc De vita Caesarum của Suetonius
Julius Caesar  •  Augustus  •  Tiberius  •  Caligula  •  Claudius  •  Nero  •  Galba •  Otho •  Vitellius  •  Vespasian  •  Titus  •  Domitian