Voi đồng cỏ châu Phi

Voi đồng cỏ châu Phi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Placentalia
Liên bộ (superordo)Afrotheria
Bộ (ordo)Proboscidea
Họ (familia)Elephantidae
Chi (genus)Loxodonta
Loài (species)L. africana
Danh pháp hai phần
Loxodonta africana
Blumenbach, 1797

Voi đồng cỏ châu Phi hoặc còn gọi là Voi bụi rậm châu Phi, Voi xavan (Loxodonta africana) là một trong hai loài trong Chi Voi châu Phi (Loxodonta) cùng với Voi rừng châu Phi (Loxodonta cyclotis). Đây là loài lớn nhất còn sống của Bộ Có vòi (Probosidea) và là loài động vật lớn nhất trên mặt đất (trên cạn) ngày nay. Một dạng đặc thù của loài này là những con voi sa mạc sống trong các vùng sa mạc khô cằn.

Đặc điểm

Một đàn voi đồng cỏ châu Phi tại đồng cỏ Serengeti

Những con voi đực to lớn có thể có khối lượng cơ thể lên tới 7,5 tấn và cao trên 4 m. Những con voi cái nhỏ nhất thì chỉ cao 2,7 m và nặng 3 tấn. Nhìn chung với tầm vóc khổng lồ của mình, trên thảo nguyên châu Phi hầu như voi rừng không bị động vật nào gây hấn, kể cả những mãnh thú săn mồi, tuy nhiên voi rừng cũng có thể bị đàn sư tử giết chết nếu đi lạc vào lãnh địa của sư tử.[2]

Một con voi châu Phi

Voi đồng cỏ châu Phi có tai to nhất trong các loài voi. Vòi của chúng có 2 ngón tay chứ không phải 1 như ở Voi châu Á (Elephas maximus). Ngà Voi đồng cỏ châu Phi dài tới 3 m và nặng khoảng 15–20 kg. Cả voi đực và voi cái đều có ngà. Chúng có bốn cái răng hàm lớn, mỗi hàm có hai cái, mỗi cái có đường kính 10 cm và dài 30 cm.

Voi có một trí tuệ xếp vào hàng đứng đầu trong số các loài vật. Chúng có khả năng ghi nhớ rất tốt. Voi đầu đàn thường dùng khả năng này để dẫn đàn di chuyển tìm nguồn nước và thức ăn. Voi giao tiếp bằng việc phát ra hạ âm.

Tập tính

Voi sống thành đàn tại những xavan và đồng cỏ. Mỗi đàn gồm có một voi đầu đàn là con voi cái già nhất trong đàn, các con voi cái và con của chúng. Voi đực non sẽ rời đàn khi 10-15 tuổi. Chúng gia nhập các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng.

Tương xứng với kích thước của chúng, voi ăn mỗi ngày hết 225 kg cỏ, lá cây và uống hết 200 lít nước. 4 răng hàm to lớn của chúng giúp việc nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn. Dạ dày voi không có lông thúc đẩy chúng phát triển kích thước khổng lồ để chứa đựng một chiếc bao tử vĩ đại. Voi dùng chiếc vòi của mình để vơ cỏ đưa lên miệng để ăn hoặc hút nước rồi phun vào miệng khi uống. Với những cành cây ở cao, voi dùng vòi bẻ cành hoặc dùng ngà húc đổ cây. Voi cũng có thể ăn quả trên ngọn cây bằng cách đứng dưới gốc và để các loại khỉ trên cây ném quả xuống. Người ta còn phát hiện những con voi ở vùng hồ Kariba ăn cả thực vật thủy sinh.

Trong điều kiện nuôi nhốt hành vi xã hội của voi trong điều kiện nuôi nhốt bắt chước hành vi của voi trong tự nhiên.[3]

Sinh sản

Hai mẹ con voi bụi rậm

Vào mùa sinh sản, voi cái phát đi những tín hiệu đến voi đực. Ngay lập tức những con voi đực tập trung gần đàn voi và bắt đầu đánh nhau. Con voi chiến thắng sẽ được voi cái cọ xát thân vào thân voi đực, đó là tín hiệu đồng ý giao phối, sau đó mỗi con một ngả nhưng vẫn giữ liên lạc. Khi mang thai, voi cái rời đàn đẻ con và nuôi con một thời gian trước khi trở lại đàn. Trải qua quá trình mang thai tới 22 tháng (dài nhất trong số động vật có vú), voi cái sinh ra một chú voi con chỉ cao 1 m và nặng 100 kg. Voi con bú sữa mẹ trong suốt 5 năm đầu đời và trưởng thành sau 10-15 năm.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Blanc, J. ({year}). Loxodonta africana. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 20 de septiembre de 2010.
  2. ^ “Xem voi rừng bị đàn sư tử xẻ thịt”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “African Bush Elephant - Facts and Beyond | Animal-Kingdom.wiki” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.