Wikipedia:Nhận dạng vịt
"Nếu nó trông giống vịt, bơi như vịt, và quàng quạc như vịt, thì đó có thể chính là một con vịt". Nhận dạng vịt gợi ý rằng ta có thể nhận dạng một đối tượng chưa xác định bằng cách quan sát các đặc điểm quen thuộc của đối tượng đó.
Nhận dạng vịt không áp dụng cho những trường hợp mơ hồ. Trừ khi có các bằng chứng rõ ràng và thuyết phục, các biên tập viên phải giữ thiện ý với người khác.
Sử dụng
Khái niệm "nhận dạng vịt" ở đây nhằm áp dụng cho các quy trình nội bộ của Wikipedia. Ví dụ: xem xét việc "Thành viên:Ví dụ" đang tham gia vào một cuộc tranh cãi gay gắt với người khác, rồi bị cấm sửa đổi. Liền sau đó, một "Thành viên:Ví dụ 2" đăng ký tài khoản Wikipedia và ngay lập tức lao vào cuộc tranh chấp, đưa ra những lý lẽ tương tự với giọng điệu tương tự. Nhận dạng vịt cho phép chúng ta nhận mặt đó là một tài khoản rối rõ rệt, và có những biện pháp xử lý phù hợp.
Nhiều biến thể của nhận dạng vịt qua cách tương tác có thể tìm thấy trong các cuộc thảo luận tìm đồng thuận của cộng đồng như Biểu quyết xóa bài. Ngoại trừ một số ít tài khoản khác đưa ra cùng kiểu lập luận cần tránh (thường là "tôi thích chủ đề này" hay "đơn giản là không nổi bật"), còn nếu có được đồng thuận chỉ nhờ vào một lập luận duy nhất, thì có thể kết luận một cách hợp lý, ngay cả khi tài khoản rối trực tiếp không xuất hiện, rằng các tài khoản này là cùng một giuộc với nhau.
Nhận dạng vịt cũng có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nếu có một hình ảnh rõ ràng là ảnh chụp màn hình một bộ phim hay chương trình TV, hoặc bìa tạp chí hay bìa đĩa CD, được cấp phép như là tác phẩm hoàn toàn do chính người tải lên tạo ra, nhận dạng vịt cho phép chúng ta xem đó như là một sự vi phạm bản quyền, dù nguồn gốc cụ thể của hình ảnh vẫn chưa được cung cấp. Ví dụ: về mặt lý thuyết, có thể có một khả năng rằng chủ sở hữu bản quyền thực thụ của bộ phim/đĩa CD/thứ gì đó đã tái cấp phép cho nội dung theo GFDL và CC BY-SA cho Wikipedia... nhưng hình ảnh vẫn cần được xóa theo quy định về vi phạm bản quyền, bởi vì không cần thiết phải chứng minh một chuyện không còn nghi ngờ gì nữa là người tải lên trên thực tế không phải chủ sở hữu bản quyền... còn giả dụ là như vậy thật thì họ phải chứng minh điều đó qua quy trình OTRS.
Nhận dạng vịt không áp dụng cho nội dung bài viết bách khoa, và không thể dùng làm lý lẽ then chốt hay thậm chí lấn át các quy định như Nghiên cứu chưa công bố, Thông tin kiểm chứng được, Thái độ trung lập hay Tổng hợp tài liệu nhằm củng cố một luận điểm. Một con vật có thể "trông giống vịt, bơi như vịt, và quàng quạc như vịt", nhưng nếu các nhà động vật học kết luận rằng nó không thuộc họ Anatidae, thì đó không phải là một con vịt, không cần bàn cãi thêm.
Xem thêm
- Bản mẫu {Vịt}, sẽ hiện ra Tôi thấy giống một con vịt
- Wikipedia:Đừng chỉ mặt đặt tên
- Wikipedia:Tránh dùng từ "phá hoại"
- Wikipedia:Gọi cái xẻng là cái xẻng
- Wikipedia:Bạn không thể vắt củ cải lấy máu
- Vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội
- Thiên kiến xác nhận
- Định kiến