Hiến pháp Ấn Độ
Hiến pháp Ấn Độ | |
---|---|
Quyền hạn | Ấn Độ |
Phê chuẩn | 26 tháng 11 năm 1949 |
Hiệu lực | 26 tháng 1 năm 1950 |
Hệ thống | Cộng hòa lập hiến Đại nghị Liên bang |
Trụ sở | Ba (Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp) |
Viện | Hai (Rajya Sabha và Lok Sabha) |
Quyền hành | Nội các của Thủ tướng chịu trách nhiệm trước hạ viện của quốc hội |
Tư pháp | Tòa án tối cao, tòa án cấp cao và tòa án quận |
Định lý phân quyền | Liên bang[1] |
Đại cử tri đoàn | Có, cho bầu cử tổng thống và phó tổng thống |
Cố thủ | 2 |
Sửa đổi | 104 |
Sửa đổi lần cuối | 25 tháng 1 năm 2020 (thứ 104) |
Địa điểm | Tòa nhà Quốc hội, New Delhi, Ấn Độ |
Người tạo | Benegal Narsing Rau Cố vấn Hiến pháp cho Quốc hội Lập hiến B. R. Ambedkar |
Người ký | 284 thành viên của Hội đồng Lập hiến |
Thay thế | Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935 Đạo luật Ấn Độ Độc lập 1947 |
Hiến pháp Ấn Độ (IAST: Bhāratīya Saṃvidhāna) là luật pháp tối cao của Ấn Độ.[3][4] Văn bản này đặt nền móng cho những quy tắc, cấu trúc, quy trình, quyền lực và nghĩa vụ chính trị cơ bản của các tổ chức chính phủ và đặt ra những quyền và nghĩa vụ của công dân nước này. Hiến pháp Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất trên thế giới.[a][5][6][7]
Bộ luật mang tính quyền lực tối cao hiến pháp (không phải quyền lực tối cao quốc hội, do nó được soạn bởi hội đồng lập hiến chứ không phải quốc hội) và được sử dụng bởi người dân với một tuyên bố trong lời mở đầu.[8] Quốc hội không thể vô hiệu hiến pháp.
Bản hiến pháp được Hội đồng Lập hiến Ấn Độ thông qua ngày 26 tháng 11 năm 1949 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 1950.[9] Bản hiến pháp thay thế cho Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935 làm văn bản cai trị đất nước, và Lãnh thổ tự trị Ấn Độ trở thành Cộng hòa Ấn Độ.[10] Ấn Độ lấy ngày 26 tháng 1 làm Ngày Cộng hòa.[11]
Hiến pháp tuyên bố Ấn Độ là một nước cộng hòa chủ quyền, xã hội chủ nghĩa, thế tục,[12] và dân chủ, đảm bảo công lý, bình đẳng và tự do cho mọi công dân, và nỗ lực hướng tới sự đoàn kết.[13] Bản hiến pháp gốc năm 1950 được lưu giữ trong một hộp chứa khí heli đặt tại Tòa nhà Quốc hội ở New Delhi. Các từ "thế tục" và "xã hội chủ nghĩa" được thêm vào lời mở đầu của Hiến pháp bởi đạo luật sửa đổi số 42, trong giai đoạn Khẩn cấp năm 1976.[14]
Bối cảnh
Năm 1928, Hội nghị Các bên tổ chức một ủy ban ở Lucknow để chuẩn bị cho việc soạn thảo hiến pháp Ấn Độ, còn được gọi là Báo cáo Nehru.[15]
Hầu hết thuộc địa Ấn Độ nằm dưới ách cai trị của Anh từ năm 1857 đến năm 1947, khi Ấn Độ được trao trả độc lập. Từ năm 1957 đến 1950, các điều luật cũ tiếp tục có hiệu lực vì Ấn Độ là một lãnh thổ tự trị của Anh trong khoảng thời gian này, do mỗi phiên vương quốc theo lời kêu gọi của Sardar Patel và V. P. Menon đã ký điều khoản hợp nhất với Ấn Độ, và chính phủ Vương quốc Anh tiếp tục chịu trách nhiệm cho an ninh ngoại bang của đất nước.[16] Do vậy, hiến pháp Ấn Độ thay thế Đạo luật Ấn Độ Độc lập 1947 và Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935 khi nó có hiệu lực ngày 26 tháng 1 năm 1950. Kể từ ngày đó Ấn Độ không còn là lãnh thổ tự trị của Vương miện Anh và trở thành một nước cộng hòa dân chủ độc lập. Điều 5, 6, 7, 8, 9, 60, 324, 366, 367, 379, 380, 388, 391, 392, 393, và 394 của hiến pháp có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 1949, và phần còn lại vào ngày 26 tháng 1 năm 1950.[17]
Những bộ luật trước đó
Bản hiến pháp lấy cơ sở từ nhiều văn bản trước đó. Những người soạn thảo mượn nhiều ý tưởng của những bộ luật trước như Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858, Đạo luật Hội đồng Ấn Độ 1861, 1892 và 1909, Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1919 và 1935, và Đạo luật Ấn Độ Độc lập 1947. Đạo luật cuối cùng năm 1947 dẫn đến sự chia tách giữa Ấn Độ và Pakistan, đồng thời chia Hội đồng Lập hiến làm hai. Mỗi hội đồng mới có quyền soạn thảo và ban hành hiến pháp của mỗi nước.[18]
Hội đồng Lập pháp
Hiến pháp được soạn thảo bởi Hội đồng Lập hiến, được chọn bởi những ứng viên được bầu trong hội đồng cấp tỉnh.[19] Hội đồng với 389 thành viên (giảm còn 299 sau cuộc chia cắt Ấn Độ) mất gần ba năm để soạn thảo hiến pháp, qua mười một phiên họp trong khoảng thời gian dài 165 ngày.[5][18]
Chuyên gia về hiến pháp B. R. Ambedkar đã nghiên cứu hiến pháp của 60 quốc gia, và được coi là "Cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ".[20][21] Trong hội đồng lập hiến, một thành viên của ủy ban soạn thảo, T. T. Krishnamachari nói:
"Thưa Ngài Tổng thống, tôi là một trong những người trong Hạ viện đã lắng nghe Tiến sĩ Ambedkar rất cẩn thận. Tôi nhận thức được khối lượng công việc và tâm huyết mà ông ấy đã mang đến cho công việc soạn thảo Hiến pháp này.
Đồng thời, tôi nhận thấy rằng sự chú ý cần thiết cho mục đích soạn thảo hiến pháp rất quan trọng đối với chúng tôi tại thời điểm này đã không được Ban soạn thảo dành cho nó. Có lẽ Hạ viện biết rằng trong số bảy thành viên do Ngài đề cử, một người đã xin từ chức khỏi Hạ viện và được thay thế.
Một người đã qua đời và chỗ của anh ta không được thay thế. Một người đang ở Mỹ và không có ai thay thế vị trí của anh ta và một người khác đang tham gia vào các công việc của Nhà nước, và có một khoảng trống đến mức đó. Một hoặc hai người đang ở xa Dê-li, và có lẽ vì lý do sức khỏe đã không cho phép họ tham dự. Vì vậy, cuối cùng đã xảy ra rằng gánh nặng soạn thảo hiến pháp này đổ lên vai Tiến sĩ Ambedkar và tôi không nghi ngờ gì rằng chúng tôi biết ơn ông ấy vì đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách chắc chắn là đáng khen ngợi."[22][23]
Xem thêm
- Ngày Hiến pháp (Ấn Độ)
- Đại Hiến chương
Ghi chú
Tham khảo
- ^ aDvantage. “Doctrine of Basic Structure – Constitutional Law”. www.legalserviceindia.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.
- ^ Wangchuk, Rinchen Norbu (ngày 22 tháng 1 năm 2019). “Two Civil Servants who Built India's Democracy, But You've Heard of Them”. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2019.
- ^ Original edition with original artwork - The Constitution of India. New Delhi: Government of India. ngày 26 tháng 11 năm 1949. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
- ^ “Preface, The constitution of India” (PDF). Government of India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b Krithika, R. (ngày 21 tháng 1 năm 2016). “Celebrate the supreme law”. The Hindu. ISSN 0971-751X. OCLC 13119119. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ Pylee, Moolamattom Varkey (1994). India's Constitution (ấn bản thứ 5). New Delhi: R. Chand & Company. tr. 3. ISBN 978-8121904032. OCLC 35022507.
- ^ Nix, Elizabeth (ngày 9 tháng 8 năm 2016). “Which country has the world's shortest written constitution?”. History. A&E Networks. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ Limbach, Jutta (tháng 1 năm 2001). “Constitutional Supremacy vs Parliamentary Supremacy”. The Modern Law Review. Blackwell Publishing. 64 (1): 1–10. doi:10.1111/1468-2230.00306. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
- ^ “Introduction to Constitution of India”. Ministry of Law and Justice of India. ngày 29 tháng 7 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008.
- ^ Swaminathan, Shivprasad (ngày 26 tháng 1 năm 2013). “India's benign constitutional revolution”. The Hindu: Opinion. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2013.
- ^ Das, Hari (2002). Political System of India . New Delhi: Anmol Publications. tr. 120. ISBN 978-8174884961.
- ^ WP(Civil) No. 98/2002 (ngày 12 tháng 9 năm 2002). “Aruna Roy & Ors. v. Union of India & Ors” (PDF). Supreme Court of India. tr. 18/30. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Preamble of the Constitution of India” (PDF). Ministry of Law & Justice. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012.
- ^ Dhavan, Rajeev (ngày 26 tháng 11 năm 2015). “Document for all ages: Why Constitution is our greatest achievement”. Hindustan Times. OCLC 231696742. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ Elster, Jon; Gargarella, Roberto; Naresh, Vatsal; Rasch, Bjørn Erik (2018). Constituent Assemblies (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 64. ISBN 978-1-108-42752-4.
Nevertheless, partition increased the dominance of the Congress Party in the constituent assembly, which in turn made it easier for its leadership to incorporate in the constitution elements of its vision of Indian unity. This vision was based on a decades-long period of Congress-led consultation concerning the future independent constitution. More importantly, it rested on a detailed draft constitution adopted in 1928 by the All Parties Conference that met in Lucknow. The draft, known as the "Nehru Report," was written by a seven-member committee, chaired by Motilal Nehru. ... The committee was appointed during the May 1928 meeting of the All Parties Conference, which included representatives of all the major political organizations in India, including the All-India Hindu Mahasabha, the All-India Muslim League, the All-India Liberal Federation, the States' Peoples Conference, The Central Khalifat Committee, the All-India Conference of Indian Christians, and others.
- ^ Menon, V.P. (ngày 15 tháng 9 năm 1955). The story of the integration of the India states. Bangalore: Longman Greens and Co.
- ^ “Commencement”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b Yellosa, Jetling (ngày 26 tháng 11 năm 2015). “Making of Indian Constitution”. The Hans India. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018.
- ^ “The Constituent Assembly Debates (Proceedings):(9th December,1946 to ngày 24 tháng 1 năm 1950)”. The Parliament of India Archive. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
- ^ Laxmikanth, M. INDIAN POLITY. McGraw-Hill Education. ISBN 9789352604883. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019 – qua Google Books.
- ^ “Constitution Day: A look at Dr BR Ambedkar's contribution towards Indian Constitution”. India Today. Ist. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Denying Ambedkar his due”. ngày 14 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Constituent Assembly of India Debates”. 164.100.47.194. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019.
Thư mục
- Khanna, Justice H.R (2015). Making of India's Constitution (ấn bản thứ 2). Eastern Book Company. ISBN 978-81-7012-188-6.
- Austin, Granville (1999). The Indian Constitution: Cornerstone of a Nation (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. ISBN 978-01-9564-959-8.
- —— (2003). Working a Democratic Constitution: A History of the Indian Experience (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. ISBN 978-01-9565-610-7.
- Baruah, Aparajita (2007). Preamble of the Constitution of India: An Insight & Comparison. Eastern Book Co. ISBN 978-81-7629-996-1.
- Basu, Durga Das (1965). Commentary on the constitution of India: (being a comparative treatise on the universal principles of justice and constitutional government with special reference to the organic instrument of India). 1–2. S. C. Sarkar & Sons (Private) Ltd.
- —— (1981). Shorter Constitution of India. Prentice-Hall of India. ISBN 978-0-87692-200-2.
- —— (1984). Introduction to the Constitution of India (ấn bản thứ 10). South Asia Books. ISBN 0-8364-1097-1.
- —— (2002). Political System of India. Anmol Publications. ISBN 81-7488-690-7.
- Dash, Shreeram Chandra (1968). The Constitution of India; a Comparative Study. Chaitanya Pub. House.
- Dhamija, Dr. Ashok (2007). Need to Amend a Constitution and Doctrine of Basic Features. Wadhwa and Company. ISBN 9788180382536.
- Ghosh, Pratap Kumar (1966). The Constitution of India: How it Has Been Framed. World Press.
- Jayapalan, N. (1998). Constitutional History of India. Atlantic Publishers & Distributors. ISBN 81-7156-761-4.
- Khanna, Hans Raj (1981). Making of India's Constitution. Eastern Book Co. ISBN 978-81-7012-108-4.
- Rahulrai, Durga Das (1984). Introduction to the Constitution of India (ấn bản thứ 10). South Asia Books. ISBN 0-8364-1097-1.
- Pylee, M.V. (1997). India's Constitution. S. Chand & Co. ISBN 81-219-0403-X.
- —— (2004). Constitutional Government in India. S. Chand & Co. ISBN 81-219-2203-8.
- Sen, Sarbani (2007). The Constitution of India: Popular Sovereignty and Democratic Transformations. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-568649-4.
- Sharma, Dinesh; Singh, Jaya; Maganathan, R.; và đồng nghiệp (2002). Indian Constitution at Work. Political Science, Class XI. NCERT.
- “The Constituent Assembly Debates (Proceedings):(9th December,1946 to ngày 24 tháng 1 năm 1950)”. The Parliament of India Archive. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
Liên kết ngoài
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Bản gốc đăng tải trong tờ Gazette của Ấn Độ
- Bản gốc chưa được chỉnh sửa của Hiến pháp Ấn Độ
- Bộ Pháp luật và Công lý Ấn Độ – Hiến pháp Ấn Độ
- Hiến pháp Ấn Độ ngày 29 tháng 7 năm 2008
- Constitutional predilections
- “Constitution of India”. Commonwealth Legal Information Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2008. – online copy
- Lời mở đầu bản gốc
Bản mẫu:Chính phủ Ấn Độ Bản mẫu:Tư pháp Ấn Độ
Bản mẫu:Luật pháp Ấn Độ