Nhóm ngôn ngữ Ả Rập Do Thái

Tiếng Ả Rập Do Thái
Tổng số người nói~ 540.000
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtchữ Hebrew
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2jrb
ISO 639-3tùy trường hợp:
yhd – Tiếng Ả Rập Do Thái Iraq
aju – Tiếng Ả Rập Do Thái Ma Rốc
yud – Tiếng Ả Rập Do Thái Tripolitania
ajt – Tiếng Ả Rập Do Thái Tunisia
jye – Tiếng Ả Rập Do Thái Yemen
GlottologKhông có
Một trang từ Cairo Geniza, một phần trong đó được viết bằng ngôn ngữ Ả Rập Do Thái

Nhóm ngôn ngữ Ả Rập Do Thái (tiếng Ả Rập: عربية يهودية‎; tiếng Hebrew: ערבית יהודיתע) là một cụm phương ngữ tiếng Ả Rập đặc biệt của người Do Thái trước đây được nói bởi người Do Thái ở Trung ĐôngBắc Phi. Thuật ngữ Judeo-Ả Rập cũng có thể ám chỉ tiếng Ả Rập cổ điển được viết bằng chữ Hebrew, đặc biệt là thời Trung cổ.

Nhiều tác phẩm quan trọng của người Do Thái, bao gồm một số tác phẩm tôn giáo của Saadia Gaon, Maimonides và Judah Halevi, ban đầu được viết bằng tiếng Ả Rập Do Thái vì đây là ngôn ngữ bản địa chính của các tác giả.

Đặc điểm

Tiếng Ả Rập được nói bởi các cộng đồng Do Thái trong thế giới Ả Rập khác một chút so với tiếng Ả Rập của những "người hàng xóm" không phải là người Do Thái. Những khác biệt này một phần là do sự kết hợp của một số từ trong tiếng Hebrew và các ngôn ngữ khác và một phần do khoảng cách địa lý, theo cách có thể phản ánh lịch sử di cư. Ví dụ, tiếng Ả Rập Do Thái tại Ai Cập, bao gồm cả cộng đồng Cairo, giống với phương ngữ ở Alexandria hơn là ở Cairo (Blau). Tương tự, tiếng Ả Rập Do Thái Baghdad gợi nhớ đến phương ngữ Mosul.[1] Nhiều người Do Thái ở các nước Ả Rập nói song ngữ tiếng Ả Rập Do Thái và tiếng địa phương của đa số người Hồi giáo.

Giống như các ngôn ngữ và phương ngữ Do Thái khác, các ngôn ngữ Ả Rập Do Thái có các từ vay mượn từ tiếng Hebrewtiếng Aram. Đặc điểm này ít hiện diện trong các bản dịch Kinh thánh, vì các tác giả đã đưa ra quan điểm rõ ràng rằng công việc của một biên dịch viên là dịch.[2]

Chú thích

  1. ^ For example, "I said" is qeltu in the speech of Baghdadi Jews and Christians, as well as in Mosul and Syria, as against Muslim Baghdadi gilit (Haim Blanc, Communal Dialects in Baghdad). This however may reflect not southward migration from Mosul on the part of the Jews, but rather the influence of Gulf Arabic on the dialect of the Muslims.
  2. ^ Avishur, Studies in Judaeo-Arabic Translations of the Bible.

Tài liệu

  • Blanc, Haim, Communal Dialects in Baghdad: Harvard 1964
  • Blau, Joshua, The Emergence and Linguistic Background of Judaeo-Arabic: OUP, last edition 1999
  • Blau, Joshua, A Grammar of Mediaeval Judaeo-Arabic: Jerusalem 1980 (in Hebrew)
  • Blau, Joshua, Studies in Middle Arabic and its Judaeo-Arabic variety: Jerusalem 1988 (in English)
  • Blau, Joshua, Dictionary of Mediaeval Judaeo-Arabic Texts: Jerusalem 2006
  • Mansour, Jacob, The Jewish Baghdadi Dialect: Studies and Texts in the Judaeo-Arabic Dialect of Baghdad: Or Yehuda 1991
  • Heath, Jeffrey, Jewish and Muslim dialects of Moroccan Arabic (Routledge Curzon Arabic linguistics series): London, New York, 2002.

Liên kết ngoài