Salman Rushdie

Sir

Salman Rushdie

CH FRSL
Rushdie vào năm 2014
Rushdie vào năm 2014
SinhAhmed Salman Rushdie
19 tháng 6, 1947 (77 tuổi)
Bombay, Raj thuộc Anh
Nghề nghiệp
  • Tiểu thuyết gia
  • giáo sư
Tư cách công dân
  • Liên hiệp Anh (kể từ 1964)[1]
  • Hoa Kỳ (kể từ 2016)
Học vấnĐại học Nhà vua, Cambridge (BA)
Thể loại
Chủ đề
  • Phê bình lịch sử
  • văn học du lịch
Giải thưởng nổi bật
  • Giải Booker
    1981 Những đứa con của nửa đêm
  • Ordre des Arts et des LettresCommandeur
    1999
  • Hiệp sĩ thường
    2007
  • (thêm...)
Phối ngẫu
  • Clarissa Luard
    (cưới 1976⁠–⁠1987)
  • Marianne Wiggins
    (cưới 1988⁠–⁠1993)
  • Elizabeth West
    (cưới 1997⁠–⁠2004)
  • Padma Lakshmi
    (cưới 2004⁠–⁠2007)
  • Rachel Eliza Griffiths (cưới 2021)
Con cái2
Thân nhânNatalie Rushdie (con dâu)

Chữ kýTập tin:Rushdie signature.svg
Trang web
salmanrushdie.com

Sir Ahmed Salman Rushdie CH FRSL (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1947)là một tiểu thuyết gia người Anh gốc Ấn.[2] Tác phẩm của ông thường kết hợp yếu tố hiện thực huyền ảo và lịch sử viẽn tưởng, với chủ đề về mối liên hệ và sự di cư giữa thế giới phương Đôngthế giới phương Tây. Các câu chuyện thường lấy bối cảnh ở tiểu lục địa Ấn Độ. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Rushdie, Những đứa con của nửa đêm (1981) đã thắng Giải Booker vào năm 1981 và được nhận xét là "cuốn tiểu thuyết hay nhất trong số những tác phẩm đoạt giải".

Sau cuốn tiểu thuyết thứ tư của ông, Những vần thơ của quỷ Satan (1988), Rushdie trở thành mục tiêu của một vài vụ ám sát và đe dọa tính mạng, bao gồm cả việc Ruhollah Khomeini ra sắc lệnh Fatwa cho tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới truy nã ông tử hình. Nhiều vụ giết người và đánh bom cũng bị gây ra bởi những kẻ cực đoan coi cuốn sách là một động lực, và từ đó một cuộc tranh luận về kiểm duyệt và bạo lực với động cơ tôn giáo đã nổ ra. Vào năm 2022, trong một sự kiện ở Chautauqua, New York, một người đàn ông đa nhảy lên sân khấu, nơi Rushdie đang chuẩn bị có một buổi thuyết trình và đâm ông.[3]

Vào năm 1983, Rushdie được bầu làm thành viên của Hội Hoàng gia Văn học. Ông được trao danh hiệu Commandeur de l'Ordre des Arts et des Lettres của Pháp vào năm 1999.[4] Rushdie được phong tước hiệp sĩ vào năm 2007 vì những cống hiến cho văn học.[5] Vào năm 2008, tờ The Times đã xếp hạng ông thứ 13 trong số 50 nhà văn Anh quốc kể từ năm 1945.[6] Từ năm 2000, Rushdie bắt đầu sinh sống ở Hoa Kỳ. Ông được vinh danh là Nhà văn Xuất sắc tại Học viện Báo chí Arthur L. Carter thuộc Đại học New York vào năm 2015.[7] Trước đó, ông giảng dạy tại Đại học Emory. Ông được bầu vào Học viện Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ. Vào năm 2012, ông xuất bản quyển Joseph Anton: Một hồi ức, kể về cuộc đời ông và những sự kiện xảy ra sau khi tác phẩm Những vần thơ của Quỷ Satan ra đời. Rushdie được tờ Times bình chọn một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào Tháng 4 năm 2023.[8]

Đầu đời và học vấn

Sự nghiệp

Những vần thơ của Quỷ Satanfatwā

Giải thưởng và danh hiệu

Quan điểm chính trị và tôn giáo

Tác phẩm

Các tác phẩm

  • Grimus (1975), tiểu thuyết
  • Midnight's Children (Những đứa trẻ lúc nửa đêm) (1981), tiểu thuyết
  • Shame (Sự ô nhục) (1983), tiểu thuyết
  • The Jaguar Smile: A Nicaraguan Journey (Nụ cười của Jaguar: Hành trình Nicaragua) (1987), du kí
  • The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ Satan) (1988), tiểu thuyết
  • Haroun and the Sea of Stories (1990), truyện thiếu nhi
  • Imaginary Homelands: Essays and Criticism, 1981–1991 (1992), tập tiểu luận - phê bình
  • East, West (Đông,Tây) (1994), tập truyện ngắn
  • The Prophet's Hair (Sợi tóc của nhà tiên tri) (1995), tiểu thuyết
  • The Moor's Last Sigh (Tiếng thở dài của Moor) (1995), tiểu thuyết
  • The Ground Beneath Her Feet (1999), tiểu thuyết
  • Fury (Cuồng nộ) (2001), tiểu thuyết
  • Step Across This Line: Collected Nonfiction 1992–2002 (2002), tuyển tập ghi chép
  • The East is Blue (2004), tiểu luận
  • Shalimar the Clown (2005), tiểu thuyết
  • The Enchanstress of Florence (2008), tiểu thuyết
  • Luka and the Fire of Life (2010), truyện thiếu nhi
  • Joseph Anton: A Memoir (Joseph Anton: Hồi ức) (2012), tự truyện
  • Two Years Eight Months and Twenty-Eight Nights (Hai năm tám tháng và hai mưới tám đên) (2015), tiểu thuyết
  • The Golden House (Nhà Golden) (2017), tiểu thuyết.

Các bản dịch tiếng Việt

  • Haroun và biển truyện, Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2010.
  • Nàng phù thủy thành Florence, Nguyễn Thị Hiền Thảo dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2013.
  • Những đứa con của nửa đêm, Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2014.
  • Nhà Golden, Đăng Thư dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty cổ phần Sách Tao Đàn, 2018.

Tham khảo

  1. ^ “Salman Rushdie”. Oxford Reference (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Taseer, Aatish (2 tháng 8 năm 2019). 'That the world that you knew, and that in a way made you – that world vanishes. I don't think I'm alone in that,' says Salman Rushdie”. openthemagazine.com. Open. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ Gelles, David; Root, Jay; Harris, Elizabeth (12 tháng 8 năm 2022). “Live Updates: Salman Rushdie Is Stabbed During Speech in Western New York”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ "Rushdie to Receive Top Literary Award Lưu trữ 5 tháng 5 2012 tại Wayback Machine." Chicago Tribune. 7 January 1999. Retrieved 26 March 2012.
  5. ^ "Birthday Honours List – United Kingdom." The London Gazette 58358(1):B1. 16 June 2007. Retrieved 26 March 2012. Lưu trữ 16 tháng 1 2013 tại Wayback Machine
  6. ^ "The 50 Greatest British Writers Since 1945". Lưu trữ 19 tháng 2 2020 tại Wayback Machine The Times, 5 January 2008. Retrieved 1 January 2010. Subscription required.
  7. ^ “Distinguished Professionals in Residence”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ “Time 100”. Time. 13 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.