Senedj

Senedj (còn được gọi là SenedSethenes) là một vị vua Ai Cập, ông có thể đã cai trị dưới vương triều thứ hai. Tên của ông xuất hiện trong các danh sách vua dưới thời Ramses theo những cách viết khác nhau, trong khi Danh sách Vua Abydos sử dụng theo lối viết cổ, thì trong cuộn giấy Turin và danh sách vua Sakkara lại sử dụng ký tự tượng hình là biểu tượng của một con ngỗng quẹo đầu. Thời gian ông trị vì cũng chưa được xác định một cách chắc chắn. Cuộn giấy cói Turin ghi lại rằng ông đã cai trị tới 70 năm[1], trong khi Manetho ghi rằng Séthenes chỉ cai trị có 41 năm[2]. Các nhà sử học hiện đại xác định thời gian ông trị vì là từ 2773-2753 TCN.

Nguồn gốc và tên gọi

Đồng nhất

Tên horus của Senedj hiện vẫn chưa được biết rõ. Dòng chữ trên cánh cửa giả của Shery có thể dẫn đến ngụ ý rằng Senedj chính là vua Seth-Peribsen và cái tên "Senedj" đã được sử dụng trong danh sách vua thay vì sử dụng một cái tên khác có liên quan đến thần Seth.[13][14] Tuy nhiên, các nhà Ai Cập học chẳng hạn như Wolfgang Helck và Dietrich Wildung lại không tin tưởng về giả thuyết này và cho rằng Senedj và Peribsen là hai vị vua khác nhau. Họ chỉ ra rằng tên của cả hai vị vua trên cánh cửa giả ấy hoàn toàn tách biệt với nhau. Thêm vào đó, Wildung nghĩ rằng Senedj đã dâng tặng một nhà nguyện cho Peribsen trong khu lăng mộ của ông[15][16] Giả thuyết này lại bị Helck và Hermann A. Schlögl nghi ngờ, họ đã dẫn chứng với việc tìm thấy dấu vết các dấu triện bằng đất sét của vua Sekhemib trong khu vực lối vào ngôi mộ của Peribsen, điều đó có thể chứng minh rằng Sekhemib đã tiến hành mai táng vua Peribsen chứ không phải Senedj[17].

Trị vì

Các nhà Ai Cập học như Wolfgang Helck, Nicolas Grimal, Hermann Alexander Schlögl và Francesco Tiradritti tin rằng Nynetjer đã bỏ mặc cho vương quốc của ông ta phải chịu đựng một bộ máy chính quyền quá phức tạp và Nynetjer sau này quyết định chia đất nước Ai Cập thành hai vương quốc riêng biệt dành cho hai người con trai của ông, với hy vọng rằng việc làm này sẽ giúp hai người con trai của ông cai trị vương quốc tốt hơn[18][19]. Ngược lại, Barbara Bell lại cho rằng một thảm họa về kinh tế như là một nạn đói hoặc hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến Ai Cập vào giai đoạn này. Và vì thế để giải quyết vấn đề nạn đói, nhà vua đã chia vương quốc thành hai vương quốc riêng biệt và hai vị vua kế vị ông sẽ cai trị hai quốc gia độc lập cho đến khi nạn đói kết thúc. Giả thuyết của Bell căn cứ vào những dòng chữ khắc trên tấm bia đá Palermo, mà theo quan điểm của bà, mực nước lũ sông Nile dưới thời ông trị vị luôn ở mức thấp[20]. Giả thuyết của Bell bị phản bác bởi các nhà Ai Cập học như Stephan Seidlmayer, ông ta chỉ ra rằng mực nước sông Nile luôn ở mức bình thường từ triều đại của Nynetjer cho tới tận thời kỳ Cổ Vương quốc. Bell đã bỏ qua những ghi chép về mực nước lũ đạt đỉnh trên tấm bia đá Palermo mà chỉ căn cứ vào số liệu được đo ở các Nilometer ở khu vực xung quanh Memphis, mà không phải ở các khu vực khác dọc theo con sông[21]. Do đó giả thuyết về một đợt hạn hán kéo dài gần như không thể sảy ra.[22]

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được liệu là Senedj đã cùng cai trị đồng thời với một vị vua khác hay là vương quốc Ai Cập đã bị chia cắt sau khi ông băng hà. Tất cả các danh sách vua như danh sách vua Sakkara, Turin và bảng danh sách Abydos đều ghi lại rằng vua Wadjenes là người đã cai trị trước Senedj. Tiếp sau Senedji, các bản danh sách vua lại có sự khác biệt. Trong khi bản danh sách vua Sakkara và cuộn giấy cói Turin đề cập đến các vị vua như Neferka (ra) I, Neferkasokar và Hudjefa I thì bản Danh sách Vua Abydos lại bỏ qua họ và chỉ ghi lại tên một vị vua khác là Djadjay (được đồng nhất với vua Khasekhemwy). Nếu thực sự Ai Cập đã bị chia cắt, thì có lẽ các vị vua như Sekhemib và Peribsen sẽ cai trị Thượng Ai Cập, trong khi Senedj và những vị vua kế tiếp ông ta, Neferka (ra) và Hudjefa I, sẽ cai trị Hạ Ai Cập. Tình trạng chia cắt này sẽ kết thúc dưới triều đại của vua Khasekhemwy[23].

Chú thích

  1. ^ Alan H. Gardiner: The Royal Canon of Turin. Griffith Institute of Oxford, Oxford (UK) 1997, ISBN 0-900416-48-3, p.15, tablet 1
  2. ^ William Gillian Waddell: Manetho (= The Loeb Classical Library, Vol. 350). Harvard University Press, Cambridge (Mass.), 2004, ISBN 0-674-99385-3, p. 37-41.
  3. ^ UVO Hölscher, Georg Steindorff: Das Grabdenkmal des Königs Chephren (=Veröffentlichungen der Ernst von Sieglin Expedition trong Ägypten, 1 Volume).Hinrischs'sche Buchhandlung, Leipzig, 1912. p.1066
  4. ^ George Andrew Reisner: Mycerinus, the Temples of the Third Pyramid at Giza. Harvard University Press, Boston 1931, page 105
  5. ^ Auguste Mariette: Les mastabas de l’Ancien Empire. Paris 1885, page 92–94
  6. ^ Werner Kaiser: Zur Nennung von Sened und Peribsen in Sakkara, In: Göttinger Miszellen, no. 122, (1991), page 49–55.
  7. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewußtsein ihrer Nachwelt (= Bd Münchener Ägyptologische Studien 17..). Deutscher KUNSTVERLAG, München / Berlin 1969, p. 44-47.
  8. ^ Wolfhart Westendorf: Erwachen der Heilkunst: die Medizin im alten Ägypten. Artemis & Winkler, 1992, ISBN 3760810721, p. 48.
  9. ^ Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thinitenzeit. (Ägyptologische Abhandlungen, Volume 45), Otto Harrassowitz, Wiesbaden 1987, ISBN 3-447-02677-4, page 103-106
  10. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewusstsein ihrer Nachwelt. Part I (Münchener Ägytologische Studien 17). Deutscher Kunstverlag, München/Berlin 1969, page 45
  11. ^ Kenneth Anderson Kitchen: Ramesside Inscriptions. p. 234-235
  12. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewußtsein ihrer Nachwelt. Phần I (Münchener Ägytologische Studien 17). Deutscher KUNSTVERLAG, München / Berlin năm 1969, p.45
  13. ^ Kenneth Anderson Kitchen: Ramesside Inscriptions. page 234–235
  14. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen.. Deutscher Kunstverlag, München/Berlin 1984, ISBN 3-422-00832-2, page 171.
  15. ^ Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thinitenzeit. page 105-106.
  16. ^ Dietrich Wildung: Die Rolle ägyptischer Könige im Bewusstsein ihrer Nachwelt. page 45.
  17. ^ Hermann Alexander Schlögl: Das Alte Ägypten. page 77-78 & 415.
  18. ^ Nicolas Grimal: A History of Ancient Egypt. Wiley-Blackwell, Weinheim 1994, ISBN 978-0-631-19396-8, page 55.
  19. ^ Francesco Tiradritti & Anna Maria Donadoni Roveri: Kemet: Alle Sorgenti Del Tempo. Electa, Milano 1998, ISBN 88-435-6042-5, page 80–85.
  20. ^ Barbara Bell: Oldest Records of the Nile Floods, In: Geographical Journal, No. 136. 1970, page 569–573
  21. ^ Stephan Seidlmayer: Historische und moderne Nilstände: Historische und moderne Nilstände: Untersuchungen zu den Pegelablesungen des Nils von der Frühzeit bis in die Gegenwart. Achet, Berlin 2001, ISBN 3-9803730-8-8, page 87–89
  22. ^ Stephan Seidlmayer: Historische und moderne Nilstände: Historische und moderne Nilstände: Untersuchungen zu den Pegelablesungen des Nils von der Frühzeit bis in die Gegenwart. Achet, Berlin 2001, ISBN 3-9803730-8-8, page 87–89.
  23. ^ Hermann Alexander Schlögl: Das Alte Ägypten: Geschichte und Kultur von der Frühzeit bis zu Kleopatra. Beck, Hamburg 2006, ISBN 3-406-54988-8, page 77-78 & 415.