Võ thuật Myanmar
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Myanmar |
---|
Lịch sử |
Dân tộc |
Ẩm thực |
Tôn giáo |
Võ thuật Myanmar, được gọi chung là Thaing, có một lịch sử lâu dài và chịu nhiều ảnh hưởng của các môn võ thuật từ nhiều nơi.
Nguồn gốc
Myanmar có biên giới với Ấn Độ, Thái Lan, và Trung Quốc. Do đó, nước này có một di sản võ thuật phong phú. Các nhà sư Ấn Độ không chỉ đem tới cho Trung Quốc võ Thiếu Lâm mà còn mang tới cho Myanmar những môn võ thuật từ cách đây gần 2000 năm. Sau này, võ thuật Trung Hoa phát triển và phổ biến xuống phía Nam trong đó có Myanmar và pha trộn với các dòng võ thuật được phát triển trước đó tại nước này mà tạo nên lối võ thuật Myanmar ngày nay được gọi là Thaing.
Các dân tộc lớn ở Myanmar gồm người Myanmar, người Myanmar gốc Hoa, người Myanmar gốc Ấn, người Chin, người Kachin, người Karen, người Môn, người Shan, người Talaing đều có một hình thức Thaing riêng. Thaing bao gồm cả võ tay không mà nổi tiếng nhất là bando và võ với vũ khí như kiếm, gậy, dao mà Banshay là tiêu biểu. Các môn phái võ thuật Myanmar khác có Naban (vật) và Lethwei (tương tự kick boxing ở một số nơi tại Đông Nam Á.
Có nhiều truyền thuyết kể rằng các nhà sư đã mật truyền võ cho môn đồ. Tới ngày nay, người Myanmar vẫn không có lệ phổ biến võ thuật cho người ngoài. Họ cho rằng khi mà võ đã bị truyền ra ngoài thì hiệu quả chiến đấu sẽ mất đi. Do đó, các nhà sư thấy tốt hơn là dạy võ một cách bí mật tại các tu viện.
Các văn kiện cổ cho biết từ thời vua Anawrahta (1044 - 1077 công nguyên) các nhà sư đã dạy các bí quyết kiểm soát hơi thở và luyện thiền để kiểm soát sức mạnh. Những bí quyết này được truyền qua nhiều thế hệ tới nay trở thành một bộ phận của hệ phái bando trong võ thuật Myanmar.
Có một kỹ thuật chiến đấu độc đáo trong võ thuật Myanmar gọi là Thaing Byaing Byan có một nguồn gốc rất huyền bí. Và có một nhân vật mà tên tuổi gắn với kỹ thuật này, đó là U Maung Lay. Người ta đồn rằng, sư phụ của U Maung Lay là một người xuất thân từ miền bắc bang Shan và chỉ nhận ba đệ tử. Người trẻ tuổi nhất trong số ba đệ tử đó là U Maung Lay và ông này sau đó trở thành người sáng lập môn phái Thaing Byaing Byan ở Myanmar. Triết lý và các bài quyền của môn phái này khá khác biệt so với các phái võ khác của Myanmar.
Thaing Byong Byan hay còn gọi Khu-Kar-Chant có nghĩa là "Phản Thaing" là một phái nhu thuật của Myanmar. Những người luyện môn Thaing Byong Byan thường mặc trang phục truyền thống của người Shan. Kỹ thuật Thaing Byong Byan nổi tiếng là hiệu quả trong cận chiến. Người ta đồn rằng kỹ thuật chiến đấu này có nguồn gốc từ võ thuật của các cao thủ nội cung ở Kanbawza. Tuy nhiên không rõ là Kanbawza này là Kanbawza ở bang Shan (còn gọi Kanbawza Thadi) hay thành Hanthawadi ở Pegu.
Trong số các môn phái võ tay không cùng được gọi là thaing có:
Xem thêm
Tham khảo
- Ba Than (Gyi), Manual of the Bando discipline, National Bando Association, Burma, 1946-68
- Maung Gyi, Bando, philosophy, principles et practice, IST edition, 2000
- Maung Gyi, Burmese bando boxing, Ed. R.Maxwell, Baltimore, 1978
- Don F.Draeger and Robert W.Smith, Comprehensive Asian Fighting arts, E. Kodansha, Tokyo, 1969
- Zoran Rebac, Traditional Burmese boxing, Ed. Paladin Press, Boulder, 2003
- http://www.bohans-family.com/bando_notebook/meaning_of_bando.htm Lưu trữ 2006-07-15 tại Wayback Machine
- http://www.anymartialart.org/09_Martial_Arts_Info/index.php?MArtID=4 Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine
- https://web.archive.org/web/20021126140920/http://www.geocities.com/kungfu_galaxy/Others/BurmaArts.html
- http://www.atlantamartialarts.com/styles/bando.htm
- http://martialsarts.jameshom.com/library/weekly/aa031201a.htm[liên kết hỏng]
- http://dogbrothers.com/wrapper.php?file=teachers.htm Lưu trữ 2007-12-13 tại Wayback Machine
Liên kết ngoài
- Liên đoàn Bando và Lethwei Pháp
- Hội Bando Hoa Kỳ
- American Bando Association & More Info (Greater Hartford Bando Association page)
- Thaing cao cấp Lưu trữ 2010-01-25 tại Wayback Machine
- Bando ở New England Lưu trữ 2012-04-20 tại Wayback Machine
- Câu lạc bộ Bando ở Northern Virginia Lưu trữ 2012-02-11 tại Wayback Machine