Tiếng Iwaidja

Tiếng Iwaidja
Khu vựcĐảo Croker, Lãnh thổ Bắc Úc
Tổng số người nói130 (thống kê 2006)
Phân loạiHệ ngôn ngữ Iwaidja
  • Iwaidja
    • Warrkbi
      • Tiếng Iwaidja
Hệ chữ viếtLatinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3ibd
Glottologiwai1244[1]
AIATSIS[2]N39
ELPIwaidja
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Iwaidja là một ngôn ngữ bản địa Úc với gần 150 người nói sinh sống tại vùng viễn bắc Úc. Từng được nói chủ yếu trên bán đảo Cobourg, nhưng nay ngôn ngữ này chỉ hiện diện ở đảo Croker. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ bản địa vẫn còn được trẻ em học và tiếp nhận.

Ngữ âm

Phụ âm

Tiếng Iwaidja có 20 phụ âm sau.

Ngoại vi Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Vòm Chân răng Quặt lưỡi
Mũi m ŋ ɲ n ɳ
Tắc p k c t ʈ
Tiếp cận w ɣ j ɻ
Vỗ ɽ
Rung r
Cạng lưỡi (ʎ) l ɭ
Vỗ cạnh lưỡi (ʎ̮) ɺ    (= ɺ˞ )
Ghi chú: Âm cạnh chân răng sau và vỗ cạnh lưỡi chân răng sau ít gặp, và không thể bác bỏ hoàn toàn khả năng chúng là cụm phụ âm /lj//ɺj/. Các âm tắc có tha âm b d ɖ ɟ ɡ.

Nguyên âm

Tiếng Iwaidja có ba nguyên âm, /a, i, u/. Bản dưới cho thấy tha âm của ba nguyên âm này theo mô tả của Pym và Larrimore[3].

Nguyên âm Tha âm Điều kiện
/i/ [iː] Trước phụ âm phiến lưỡi.
[e] Ở đầu từ.
[i] Trường hợp còn lại.
/a/ [ai] Trước phụ âm phiến lưỡi.
[æ] Sau phụ âm phiến lưỡi. Biến thể tự do với [a].
[au] Trước /w/. Biến thể tự do với [a].
[a] Trường hợp khác.
/u/ [ui] Trước phụ âm phiến lưỡi.
[o] Sau phụ âm ngạc mềm. Biến thể tự do với [u].
[u] Trường hợp khác.

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Iwaidja”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Bản mẫu:AIATSIS
  3. ^ Pym, Noreen, and Bonnie Larrimore. Papers on Iwaidja phonology and grammar. Series A Vol. 2., 1979.