Trần A Kiều

Hiếu Vũ Trần Hoàng hậu
孝武陳皇后
Hán Vũ Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị141 TCN130 TCN
Tiền nhiệmHiếu Cảnh Vương hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Vũ Tư Hoàng hậu
Thông tin chung
An tángLang Quan đình (郎官亭)
Phối ngẫuHán Vũ Đế
Lưu Triệt
Tên đầy đủ
Sử sách không ghi
Hán Võ cố sự ghi là Trần A Kiều (陳阿嬌)
Tước hiệu[Giao Đông vương hậu; 膠東王后]
[Hoàng thái tử phi; 皇太子妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
[Thứ nhân; 庶人]
Thân phụTrần Ngọ
Thân mẫuQuán Đào công chúa

Hiếu Vũ Trần Hoàng hậu (chữ Hán: 孝武陳皇后; 168 TCN - 112 TCN ), thường được biết đến với tên Trần A Kiều (陳阿嬌), nguyên phối và là Hoàng hậu đầu tiên của Hán Vũ Đế Lưu Triệt - Hoàng đế thứ 7 triều đại Tây Hán.

Đóng vai trò quan trọng trong việc lên ngôi của Hán Vũ Đế, Trần Hoàng hậu trở thành một trong những Hoàng hậu nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Bà cũng là vị Hoàng hậu có xuất thân hiển hách bậc nhất 4000 năm lịch sử Trung Quốc cũng như Hán triều. Tuy nhiên, do sự nổi lên của Vệ Tử Phu, Trần Hoàng hậu bị phế truất với lý do dùng tà thuật và làm chuyện「Mị đạo; 媚道」cùng Vu nữ. Bà được xem là vị Phế hậu nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Giai thoại giữa bà và Hán Vũ Đế trở thành một điển tích, được gọi là Kim ốc tàng Kiều (金屋藏嬌; nhà vàng xây cho người đẹp).

Thân thế

Tên thật của Trần Hoàng hậu không được các bộ sử như Sử kýHán thư ghi lại. Theo tiểu thuyết Hán Võ cố sự có niên đại về sau, bà tên là Trần A Kiều (陳阿嬌), hay gọi tắt là Trần Kiều (陳嬌), cái tên này mặc định trở thành tên thật của bà trong vô số các tác phẩm tiểu thuyết cùng phim ảnh hiện đại.

Thân phụ Trần thị là Trần Ngọ (陳午), đời thứ ba của tước vị Đường Ấp hầu (堂邑侯)[1][2]. Nhà họ Trần xuất thân cao quý, vốn theo giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang dựng nên nhà Hán nên được phong tước Đường Ấp hầu, thế tập mà truyền đời. Thân mẫu của bà là Quán Đào Công chúa Lưu Phiếu, hoàng nữ duy nhất của Hán Văn Đế Lưu Hằng và Đậu Hoàng hậu, chị ruột của Hán Cảnh Đế Lưu Khải và cô mẫu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Ngoài Trần thị, Trần Ngọ còn có hai con trai là Đường Ấp hầu Trần Tu (陳須) thế tập tước vị, và Long Lư hầu Trần Kiểu (陳蟜), cả hai đều là huynh trưởng của Trần thị. Theo vai vế gia tộc, Trần thị là cháu gọi Hán Văn Đế và Đậu Hoàng hậu bằng ông bà ngoại, gọi Hán Cảnh Đế bằng cậu, và là chị em họ của Hán Vũ Đế và Bình Dương công chúa.

Luận về xuất thân, Trần thị là một trong hai Hoàng hậu có thân thế tôn quý nhất trong lịch sử Trung Quốc khi ông ngoại, cậu và phu quân đều là Hoàng đế. Người còn lại là Hiếu Huệ Trương Hoàng hậu.

Thái tử phi

Dưới thời Hán Cảnh Đế, Quán Đào Trưởng công chúa được phép ra vào cung để thăm mẹ. Công chúa quan hệ mật thiết với Hán Cảnh Đế, thường xuyên hiến tặng mỹ nữ khiến Lịch Cơ - sủng phi của ông ghi hận. Sau khi Bạc hoàng hậu bị phế, Cảnh Đế lập trưởng tử Lưu Vinh, con trai Lịch Cơ làm Hoàng thái tử[3]. Quán Đào muốn con gái làm Hoàng hậu tương lai nên ngỏ ý gả con cho thái tử Lưu Vinh[4][5], kết quả bị Lịch Cơ cự tuyệt khiến bà căm phẫn[6]. Nhân dịp đó, Vương phu nhân - phi tần khác của Hán Cảnh Đế âm mưu giành ngôi Thái tử cho con mình là Giao Đông vương Lưu Triệt, nên đã chấp nhận lời nghị hôn với Công chúa[7]. Công chúa đồng ý liên thủ với Vương phu nhân, nói tốt Lưu Triệt trước mặt Cảnh Đế, gièm pha Lịch Cơ khiến ông không hài lòng. Sau đó, Vương phu nhân cùng Công chúa ngầm sai đại thần tấu thỉnh lập Lịch Cơ làm Kế hậu. Hán Cảnh Đế đang chán ghét Lịch Cơ, cho rằng Lịch Cơ có mưu đồ xúi giục đại thần nên ra chiếu phế truất Thái tử Lưu Vinh, Lịch Cơ phẫn uất tự sát[8].

Năm Hán Cảnh Đế Tiền Nguyên thứ 7 (150 TCN), Hán Cảnh Đế phong Vương phu nhân làm Hoàng hậu, Lưu Triệt làm Thái tử. Trần thị trở thành Thái tử phi[5].

Không rõ tuổi tác Trần thị lớn hơn hay nhỏ hơn Lưu Triệt. Dựa theo việc Quán Đào Công chúa muốn gả bà cho Phế thái tử Lưu Vinh năm 18 tuổi, các sử gia phán đoán có thể Trần thị lớn hơn Lưu Triệt vì Lưu Vinh lớn hơn Lưu Triệt mấy tuổi[9]. Theo pháp lệnh được quy định từ thời Hán Huệ Đế, con gái trên 15 tuổi mới được xuất giá[10], nhưng có thể khi đó bà vẫn chưa tới 15 tuổi vì Thượng Quan hoàng hậu, cháu ngoại đại thần Hoắc Quang cũng lấy Hán Chiêu Đế năm 6 tuổi[11]. Nếu bà nhỏ hơn Lưu Triệt, tức là khi Quán Đào Công chúa cầu thân Lịch Cơ năm 153 TCN, Trần thị chỉ mới 3 tuổi. Cứ cho là 151 TCN, thì cùng lắm Trần thị chỉ mới 5 tuổi, nhỏ hơn Lưu Vinh tới hơn 12 tuổi, có phần không hợp lý. Dù Hoắc Quang từng ép Thượng Quang hoàng hậu 6 tuổi thành thân với Hán Chiêu Đế, song sự kiện năm đó bị rất nhiều người phản đối. Nếu Trần thị bằng hoặc nhỏ tuổi hơn Lưu Vinh, thì năm đó ít nhất cũng phải trên 15 tuổi, tức là lớn hơn Lưu Triệt tầm 12 tuổi, như vậy năm Lưu Triệt thành Thái tử là 7 tuổi, thì Trần thị cũng đã 19 tuổi.

Qua cuộc hôn nhân này, Trần thị có thể nói là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của Hán Vũ Đế, vì nhờ cưới bà, mẹ con Vũ Đế mới nhận được sự hậu thuẫn của Quán Đào Công chúa, chiến thắng mẹ con Lịch Cơ mà đoạt được vị trí Thái tử.

Hoàng hậu nhà Hán

Căm ghét họ Vệ

Năm Hậu Nguyên thứ 3 (141 TCN), Hán Cảnh Đế băng hà, Thái tử Lưu Triệt lên ngôi, tức Hán Vũ Đế, phong Trần thị làm Hoàng hậu[12][13][14].

Tình cảm hai người mặn nồng thuở sơ khai. Hán Vũ Đế thường lui tới cung của Trần Hoàng hậu mỗi khi tan triều, cùng bà tận hưởng những ngày quấn quýt yêu thương. Tuy nhiên nhiều sử gia cho rằng Vũ Đế xem trọng Trần hậu chỉ vì bà là con của Quán Đào Công chúa - người có ơn trong việc phò trợ ông đăng cơ nên ông đành ngậm bồ hòn làm ngọt, lập Trần thị làm Hậu. Trần thị được ghi nhận là tính nết ương ngạnh. Bà được Đậu Thái hoàng thái hậu hết mực sủng ái, lại có mẹ là Trưởng công chúa từng lập đại công nên cậy thế hống hách với Hán Vũ Đế. Vốn không sinh được con, bà càng ghen tuông, cấm đoán Vũ Đế gần gũi phi tần dẫn đến phu thê bất hòa[15]. Bấy giờ, Thái úy Vũ An hầu đồn rằng Hoàng đế vô tự thì ngôi Hoàng đế về sau sẽ thuộc về Hoài Nam vương[16]. Hán Vũ Đế rất lo ngại việc này.

Năm Kiến Nguyên thứ 2 (139 TCN), Hán Vũ Đế ghé thăm phủ Bình Dương công chúa, tình cờ gặp và sủng hạnh người đẹp Vệ Tử Phu, nhạc nữ của Bình Dương phủ. Sau đó, Vũ Đế đưa Vệ thị vào cung, nhưng một năm đầu thì quên không đoái hoài đến nàng[17][18][19]. Vệ thị nghĩ không còn cơ hội, bèn xin viên hoạn quan xuất cung cùng các cung nữ già. Trước khi đi tất cả được đưa đến gặp mặt Vũ Đế lần cuối, vừa thấy Vũ Đế thì Vệ thị liền bật khóc[20]. Hán Vũ Đế động lòng nên cầm tay nàng đưa về cung. Từ đó Vệ thị phục sủng, lần lượt sinh 3 công chúa, được Vũ Đế tấn phong Phu nhân. Khi đó hậu cung chưa ai sinh dục nên Vũ Đế vô cùng ân ái Vệ phu nhân, có thể nói là chuyên sủng, đối với Trần Hoàng hậu càng thêm lạnh nhạt[21].

Quán Đào Công chúa muốn giúp con rửa hận nên lập mưu bắt giết em trai Vệ phu nhân là Vệ Thanh, song Vệ Thanh được Công Tôn Ngao (公孫敖) giải thoát. Vệ phu nhân tố cáo tội lỗi của Quán Đào rồi khóc lóc xin Vũ Đế chủ trì công đạo. Vũ Đế lập tức ban cho Vệ Thanh chức Kiến cung Tổng quản hàm thị trung, không lâu sau lại được phong làm Xa kỵ Tướng quân, ngoài ra liên tiếp trọng dụng người nhà Vệ thị. Trần Hoàng hậu uất hận Vệ Tử Phu, nhiều lần sai người hạ độc nhưng đều bị Hán Vũ Đế phát giác và ngăn cản. Tuy Trần hậu chưa bị phế nhưng tình cảm Đế-Hậu vô cùng rạn nứt[22][23], Vũ Đế thôi thúc ý định phế hậu để lập Vệ phu nhân thay thế[22]. Trước tình cảnh này, Quán Đào công chúa oán thán với chị của Vũ Đế là Bình Dương công chúa rằng:「"Hoàng đế không có ta thì làm sao được lập, nay lại vứt bỏ đi con gái ta, khác nào bội bạc?!"」, Bình Dương công chúa nói:「"Dùng lý do không con, có thể phế"」, Trần Hoàng hậu nghe thế dùng nhiều vàng bạc tìm mọi biện pháp cầu con trai, nhưng không có tác dụng[24].

Bị phế truất

Năm Nguyên Quang thứ 5 (130 TCN), có người tố giác Trần Hoàng hậu triệu người đồng cốt tên Sở Phục (楚服) vào cung dùng thuật Vu cổ mê hoặc Hoàng đế, đồng thời nguyền rủa Vệ Tử Phu. Trước đó đã có tin đồn Hoàng hậu cùng người đàn bà khác làm chuyện 「"Mị đạo"; 媚道」[25], nay cộng thêm chuyện này nên Hán Vũ Đế vô cùng phẫn nộ, giao cho Trương Thang điều tra, không lâu sau chứng thực và lập tức định tội Hoàng hậu[26]. Cuối cùng, Hán Vũ Đế ra chiếu phế truất Trần Hoàng hậu, đày vào Trường Môn cung (長門宮) rồi ban chiếu lấy nội dung rằng:「"Hoàng hậu không con, lại vướng vào việc Vu hoặc, không thể thừa Thiên mệnh. Nay tịch thu ấn, bãi cư Trường Môn cung"」, còn Sở Phục và hơn 300 người bị xử tử[27]. Một năm sau, Vệ phu nhân được Vũ Đế lập làm Kế hậu.

Năm Nguyên Đỉnh nguyên niên (116 TCN), Quán Đào Công chúa qua đời. Sau cái chết của Công chúa, nhà họ Trần trở nên suy sụp. Trong lúc để tang mẹ, 2 người anh trai của Trần hậu là Đường Ấp hầu Trần Tu và Trần Kiểu, do tranh giành tài sản dẫn đến phạm pháp nên bị tước bỏ chức vị Đường Ấp hầu truyền đời. Trần Tu sợ hãi bèn tự sát[28][29].

Sử sách không ghi lại năm mất của Trần Hoàng hậu hay thọ bao nhiêu tuổi, chỉ viết bà tại vị ngôi Hậu chừng hơn 10 năm kể từ năm 141 TCN đến năm 130 TCN. Theo Hán thư, khoảng vài năm sau cái chết của Quán Đào công chúa thì Trần hậu mới qua đời. Thi hài bà được an táng ở phía Đông của Lang Quan đình (郎官亭), huyện Bá Lăng, ở phía đông nam 30 dặm của thành Trường An[30]. Có thuyết kể rằng thời gian Trần thị ngã bệnh, Vệ Hoàng hậu có đến Trường Môn cung thăm hỏi. Bà ra sức xin Vệ hậu thuyết phục Hán Vũ Đế gặp mặt lần cuối nhưng Vũ Đế đến chết cũng không gặp lại bà.

Điển cố

Kim ốc tàng kiều

Có một truyền thuyết cực kì nổi tiếng về Trần Hoàng hậu, đó là Kim ốc tàng Kiều (金屋藏嬌), nghĩa là "nhà vàng cất người đẹp". Đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng, được biết đến như một lời định ước của phu quân đối với nguyên phối thê tử, là một trong những câu ngạn ngữ cổ điển nổi tiếng nhất trong văn hóa Trung Quốc.

Theo nghiên cứu, câu nói này xuất phát từ tiểu thuyết tên Hán Vũ cố sự thời Tào Ngụy - Tây Tấn. Nội dung cụ thể như sau:

Thiên kim mãi phú

Truyền thuyết Thiên kim mãi phú xuất phát từ Trường môn phú (長門賦), một bài phú tương truyền của Tư Mã Tương Như được liệt vào trong Chiêu minh văn tuyển (昭明文選) do Tiêu Thống đời nhà Lương chủ biên.

Theo sự tích, sau khi bị phế, Trần Hoàng hậu bị giam trong Trường Môn cung, lòng buồn tê tái, nhớ lại tháng ngày hạnh phúc cùng Hán Vũ Đế mà than khóc suốt ngày. Sau đó, Trần hậu nhờ Tư Mã Tương Như, nhà thơ nổi tiếng bấy giờ sáng tác bài "Trường môn phú" với lời lẽ, ý tứ tha thiết, rồi tìm cách dâng lên Vũ Đế. Đọc xong bài thơ, thấu rõ tấm chân tình của Trần hậu, Vũ Đế bồi hồi xúc động, định phục ân hạnh nhưng sau đó Trần hậu lại chứng nào tật nấy, Vũ Đế tức giận nên quyết không gặp lại bà.

Nguyên bài thơ:

Khởi xướng Đối thực

Khái niệm Đối thực trong văn hóa Trung Hoa chính là việc hoạn quan cùng cung nữ ở với nhau như vợ chồng, việc này từng xảy ra phổ biến ở thời nhà Minh và bị nhà Thanh cho là ô uế hoàng quyền, liệt vào một trong những nguyên nhân bại vong của một triều đại.

Theo cuốn truyện Vạn Lịch dã hoạch biên (萬曆野獲編) thời nhà Minh, khái niệm Đối thực bắt đầu là vì câu chuyện giữa Trần Hoàng hậu cùng Sở Phục có quan hệ đồng tính. Theo các bộ chính sử như Sử ký cùng Hán thư, chuyện Trần Hoàng hậu chỉ gói gọn trong chữ 「"Mị đạo"; 媚道」, có nghĩa "Quan hệ xấu" mà không nói rõ, Hán thư cũng đề cập Đối thực ở một trường hợp hậu cung thời Hán Thành Đế. Nhưng cuốn truyện đời nhà Minh này lại cho rằng khái niệm Đối thực là do Trần Hoàng hậu cùng Sở Phục khởi xướng. Theo đó, Trần Hoàng hậu về sau bị nhà vua thất sủng, vì quá cô đơn trong cung cấm nên bà cho Sở Phục ăn mặc như nam giới, đóng làm người tình của nhau (Tuy nhiên, cần lưu ý là: Vạn Lịch dã hoạch biên chỉ là sách truyện chứ không phải chính sử, những gì cuốn sách này mô tả chỉ là giai thoại, không thể xác thực và cũng không được giới sử học công nhận)

Phiên bản Hán Vũ cố sự được ghi trong Cổ kim thuyết hải (古今说海) thời nhà Minh cũng ghi lại về chuyện này (tuy nhiên đây cũng là tiểu thuyết văn học hư cấu chứ không phải chính sử)[31]:

Hình tượng văn hóa

Hình tượng Trần Hoàng hậu xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học thời xưa. Theo đó, những điển tích nổi tiếng về bà như "Kim ốc tàng kiều", "Thiên kim mãi phú" được dân gian lưu truyền đến giờ.

  • Hán Võ cố sự (漢武故事), bộ tiểu thuyết lịch sử về Hán Vũ Đế. Theo tiểu thuyết này, tên thật của bà là Trần A Kiều, và Lưu Triệt cùng Trần hậu thành hôn trước khi Bạc hoàng hậu, Hoàng hậu đầu tiên của Hán Cảnh Đế bị phế. Điều này khác với ghi chép trong Sử ký.
  • Thiên Kim mãi phú (千金買賦), do Tiêu Thống đời nhà Lương chủ biên.

Thời nay, hình tượng Trần Hoàng hậu với cái tên "A Kiều" cũng trở thành nữ chính trong rất nhiều câu chuyện về thâm cung bí sử, trong đó vạch ra nhiều khả năng liên quan đến cuộc đời bí ẩn của bà:

  • Kim Ốc Hận
  • Trường Môn Phú.
  • A Kiều.
  • Nơi nào kim ốc có thể tàng kiều.

Ngoài ra, nhiều phim ảnh khắc họa về Trần Hoàng hậu, đặc biệt là những phim liên quan đến thời kỳ đầu của Hán Vũ Đế. Dù "A Kiều" chỉ là cái tên tiểu thuyết, nhưng phim ảnh gần như đều dùng cái tên này như tên thật vì nó quá nổi tiếng.

Năm Phim ảnh Diễn viên
2003 《Đại Hán thiên tử》 Hà Giai Di
2004 《Hán Vũ đại đế》 Từ Hồng Na
2010 Mỹ nhân tâm kế Cống Mễ
2014 Đại Hán hiền hậu Vệ Tử Phu Trịnh Viên Nguyên

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên
    • Ngũ Tông thế gia
    • Vệ tướng quân Phiêu kỵ tướng quân truyện
    • Ngoại thích thế gia
    • Hán Hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu
    • Huệ Cảnh nhàn hầu giả niên biểu
  • Hán thư, các thiên
    • Huệ Đế kỷ
    • Cao Huệ Cao Hậu Văn công thần biểu
    • Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh truyện
    • Cảnh thập tam vương truyện
    • Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyện
    • Ngoại thích truyện
    • Bách quan công khanh biểu

Chú thích

  1. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 17: Hán Hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu”.
  2. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 16: Cao Huệ Cao Hậu Văn công thần biểu”.
  3. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 59: Ngũ tông thế gia”.
  4. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 59: Ngũ tông thế gia”.
  5. ^ a b Ban Cố. “Hán thư, quyển 53: Cảnh thập tam vương truyện”.
  6. ^ 史記·外戚世家》“立荣为太子。长公主嫖有女,欲予为妃。栗姬妒,而景帝诸美人皆因长公主见景帝,得贵幸,皆过栗姬,栗姬日怨怒,谢长公主,不许。长公主欲予王夫人,王夫人许之。长公主怒,而日谗栗姬短於景帝曰:“栗姬与诸贵夫人幸姬会,常使侍者祝唾其背,挟邪媚道。”景帝以故望之。景帝尝体不安,心不乐,属诸子为王者于栗姬,曰:“百岁后,善视之。”栗姬怒,不肯应,言不逊。景帝恚,心嗛之而未发也。长公主日誉王夫人男之美,景帝亦贤之,又有曩者所梦日符,计未有所定。王夫人知帝望栗姬,因怒未解,阴使人趣大臣立栗姬为皇后。大行奏事毕,曰:“‘子以母贵,母以子贵’,今太子母无号,宜立为皇后。”景帝怒曰:“是而所宜言邪!”遂案诛大行,而废太子为临江王。栗姬愈恚恨,不得见,以忧死。卒立王夫人为皇后,其男为太子,封皇后兄信为盖侯。”
  7. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 49: Ngoại thích thế gia”.
  8. ^ Sử ký, Hiếu Vũ bản kỉ
  9. ^ 汉景帝(前188年-前141年)共有十四子。刘荣为景帝长子,生年不详。汉武帝刘彻生于公元前157年,为景帝中子,具体排行不详。两人的异母兄弟江都易王刘非生于公元前169年或前168年。刘非还有一个同母兄长劉余,即使刘荣与刘余同年出生,亦比刘彻大十二岁。
    • 《汉书 卷五十三 景十三王传第二十三》“吴、楚反(即七国之乱,发生于公元前154年)时,非年十五,有材气,上书自请击吴。”
  10. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 2: Huệ Đế kỉ”.
  11. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 68: Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyện”.
  12. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 12: Hiếu Vũ bản kỉ”.
  13. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 6: Vũ Đế kỉ”.
  14. ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 17”.
  15. ^ 《史记 淮南衡山列传第五十八》及建元二年,淮南王入朝。素善武安侯,武安侯时为太尉,乃逆王霸上,与王语曰:“方今上无太子,大王亲高皇帝孙,行仁义,天下莫不闻。即宫车一日晏驾,非大王当谁立者!”
  16. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 118: Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện”.
  17. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 298
  18. ^ Hướng Tư, sách đã dẫn, tr 143
  19. ^ 司马迁《史记·外戚世家》载:“入宫岁馀,竟不复幸。”
  20. ^ 班固《汉书 景帝纪》载:甲子,帝崩于未央宫。遗诏赐诸侯王、列侯马二驷,吏二千石黄金二斤,吏民户百钱。出宫人归其家,复终身。
  21. ^ 《史记·外戚世家》:“入宫岁馀,竟不复幸。武帝择宫人不中用者,斥出归之。卫子夫得见,涕泣请出。上怜之,复幸,遂有身,尊宠日隆。”
  22. ^ a b 《漢書·卷九十七上·外戚傳·第六十七上》: 聞衛子夫得幸,幾死者數焉。上愈怒。
  23. ^ 《史記·衛將軍驃騎列傳》載:“皇后,堂邑大長公主女也,無子,妒。大長公主聞衛子伕倖,有身,妒之,迺使人捕青。青時給事建章,未知名。大長公主執囚青,欲殺之。其友騎郎公孫敖與壯士往篡取之,以故得不死。”
  24. ^ 《史記·卷四十九·外戚世家》:陳皇后母大長公主,景帝姊也,數讓武帝姊平陽公主曰:「帝非我不得立,已而棄捐吾女,壹何不自喜而倍本乎!
  25. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 97: Ngoại thích truyện”.: 后又挾婦人媚道,頗覺。
  26. ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 18”.
  27. ^ 班固《汉书·外戚传》:初,武帝得立为太子,长主有力,取主女为妃。及帝即位,立为皇后,擅宠骄贵,十余年而无子,闻卫子夫得幸,几死者数焉。上愈怒。后又挟妇人媚道,颇觉。元光五年,上遂穷治之,女子楚服等坐为皇后巫蛊祠祭祝诅,大逆无道,相连及诛者三百余人,楚服枭首于市。使有司赐皇后策曰:“皇后失序,惑于巫祝,不可以承天命。其上玺绶,罢退居长门宫。”
  28. ^ Tư Mã Thiên. “Sử ký, quyển 19: Huệ Cảnh nhàn hầu giả niên biểu”.
  29. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 97: Ngoại thích truyện”.: 年,堂邑侯午薨,主男須嗣侯。主寡居,私近董偃。十餘年,主薨。須坐淫亂,兄弟爭財,當死,自殺,國除。
  30. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 97: Ngoại thích truyện”.: 後數年,廢后乃薨,葬霸陵郎官亭東。
  31. ^ 《古今说海·卷一百十七》:...女巫楚服...