Khartoum

Al-Khartoum, Sudan
الخرطوم
Hình nền trời của Al-Khartoum, Sudan
Ấn chương chính thức của Al-Khartoum, Sudan
Ấn chương
Al-Khartoum, Sudan trên bản đồ Thế giới
Al-Khartoum, Sudan
Al-Khartoum, Sudan
Tọa độ: 15°34′B 33°36′Đ / 15,567°B 33,6°Đ / 15.567; 33.600
sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Thống đốcAbdul Halim al Mutafi
Dân số (2005)
 • Đô thị2,207,794
 • Vùng đô thị8,000,000 Agglomeration
Múi giờ(UTC+3)
Thành phố kết nghĩaDjibouti, Istanbul, Hargeisa, Ankara, Vũ Hán, Cairo, Amman, Sankt-Peterburg, Asmara, Addis Ababa, Brasilia, Dubai, Tehran sửa dữ liệu
Bản đồ Sudan và vị trí Khartoum.

Khartoum (phiên âm: Khác-tum; tiếng Ả-rập: الخرطوم al-Kharṭūm nghĩa đen là "vòi con voi") là thủ đô Sudan cùng là lỵ sở tiểu bang Khartoum. Với vị trí nơi sông Nin Trắng từ Uganda phía nam và Nin Xanh từ Ethiopia phía đông dồn về, Khartoum nằm trên dẻo đất hẹp kẹp giữa hai con sông nên mới có tên là "Vòi con voi".

Nội thành Khartoum có hơn một triệu dân nhưng nếu tính thêm vùng phụ cận gồm al-Khartum Bahri và Umm Durman thì Khartoum có hơn tám triệu dân.

Lịch sử

Năm 1821 Ibrahim Pasha, phụ chính nước Ai Cập cho khai sinh Khartoum làm tiền đồn cho quân đội Ai Cập chiếm đóng Sudan. Vì vị trí thuận lợi, thị trấn đó nhanh chóng biến thành chỗ giao thương kể cả nạn buôn nô lệ.

Tháng Ba năm 1884 trong khi quân đội hỗn hợp Anh-Ai Cập dưới sự chỉ huy của tướng Charles George Gordon chiếm đóng Khartoum thì Mahdi Muhammad Ahmad dấy quân vây đánh thị trấn này. Tháng Giêng năm sau Khartoum thất thủ và phe bại trận bị tàn sát.

Tháng Chín năm 1898 tướng Horatio Kitchener dẫn đoàn quân Anh phản công, đánh một trận quyết liệt ở Umm Durman (Omdurman) và chiếm lại Khartoum. Từ đấy Khartoum biến thành thủ phủ xứ Sudan thuộc Anh-Ai Cập. Khi Sudan được trao trả độc lập năm 1956 thì Khartoum chuyển tiếp thành thủ đô.

Khartoum từng chứng kiến nhiều biến động như năm 1973 nhóm khủng bố "Tháng Chín Đen" (munattamat aylul al-aswad) bắt 10 nhân viên ngoại giao sứ quán Ả Rập Xê Út làm con tin. Đại sứ và phó đại sứ Mỹ cùng đại diện Bỉ đều bị sát hại.

Sang thập niên 1980, hàng trăm nghìn dân tỵ nạn từ các nước Uganda, Ityoppya, ErtraTchad đổ về Khartoum lánh nạn chiến tranh ở các nước lân bang đó. Thêm vào đó khi cuộc Nội chiến Sudan lan rộng và chiến tranh Darfur bùng nổ, số dân tản cư về Khartoum càng đông, sống chen chúc ở ngoại vi thành phố.

Khartoum bước sang thời kỳ căng thẳng quốc tế năm 1998 khi hai tòa đại sứ Mỹ tại TanzaniaKenya bị nổ bom. Hoa Kỳ kết tội tổ chức al Qaeda do Osama bin Laden điều khiển từ Khartoum nên bắn hỏa tiễn cruise phản công, phá sập xưởng dược chế al-Shifa ở al-Khartum Bahri.

Khí hậu

Khartoum có khí hậu sa mạc nóng (phân loại khí hậu Köppen BWh).

Dữ liệu khí hậu của Khartoum
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 39.7 42.5 45.2 46.2 46.8 46.3 44.5 43.5 44.0 43.0 41.0 39.0 46,8
Trung bình cao °C (°F) 30.7 32.6 36.5 40.4 41.9 41.3 38.5 37.6 38.7 39.3 35.2 31.7 37,0
Trung bình ngày, °C (°F) 23.2 25.0 28.7 31.9 34.5 34.3 32.1 31.5 32.5 32.4 28.1 24.5 29,9
Trung bình thấp, °C (°F) 15.6 16.8 20.3 24.1 27.3 27.6 26.2 25.6 26.3 25.9 21.0 17.0 22,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 8.0 8.6 12.6 12.7 18.5 20.2 17.8 18.0 17.7 17.5 11.0 6.2 6,2
Giáng thủy mm (inch) 0.0
(0)
0.0
(0)
0.1
(0.004)
0.0
(0)
3.9
(0.154)
4.2
(0.165)
29.6
(1.165)
48.3
(1.902)
26.7
(1.051)
7.8
(0.307)
0.7
(0.028)
0.0
(0)
121,3
(4,776)
Độ ẩm 27 22 17 16 19 28 43 49 40 28 27 30 29
Số ngày giáng thủy TB (≥ 0.1 mm) 0.0 0.0 0.1 0.0 0.9 0.9 4.0 4.2 3.4 1.2 0.0 0.0 14,7
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 316.2 296.6 316.2 318.0 310.0 279.0 269.7 272.8 273.0 306.9 303.0 319.3 3.580,7
Số giờ nắng trung bình ngày 10.2 10.5 10.2 10.6 10.0 9.3 8.7 8.8 8.1 9.9 10.1 10.3 9,8
Nguồn #1: Tổ chức Khí tượng Thế giới,[1] NOAA[2]
Nguồn #2: Deutscher Wetterdienst[3]

Kinh tế

Khartoum phát triển mạnh sau hòa bình được tái lập với hòa ước giữa chính phủ Khartoum và lực lượng quân đội của Phong trào Giải phóng Dân tộc Sudan (SPLA). Tuy vậy hạ tầng cơ sở thành phố còn rất kém và mức sống người dân vẫn thấp.

Công nghiệp thành phố có kỹ nghệ ấn loát, sản xuất thủy tinh, chế biến thực phẩm, và ngành dệt. Ngành dầu lửa gồm xưởng lọc dầu cùng xưởng chế biến các phụ sản dầu lửa đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Khartoum.

Văn hóa

Viện Bảo tàng Quốc gia Sudan thành lập năm 1971 có trụ sở chính ở Khartoum. Viện có bộ sưu tập với nhiều vật cổ đại Ai Cập kể cả hai ngôi đền Buhen và Semna được chuyển từ miền bắc về Khartoum để tránh ngập lụt vì hậu quả việc xây đập Aswan.

Thành phố kết nghĩa

Khartoum kết nghĩa với

Tham khảo

  1. ^ “World Weather Information Service – Khartoum”. World Meteorological Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Khartoum Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ “Klimatafel von Khartoum / Sudan” (PDF). Baseline climate means (1961-1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ “Ethiopia: Addis' sister cities, historical ties”. tuckmagazine.com. Tuck Magazine. ngày 11 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Ankaranın Kardeş Şehirleri”. ankara.bel.tr (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “Cidades Irmãs”. internacional.df.gov.br (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Escritório de Assuntos Internacionais, Governo do Distrito Federal. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ “Brotherhood & Friendship Agreements”. cairo.gov.eg. Cairo. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ “Sister Cities of Istanbul”. greatistanbul.com. Istanbul. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ “Международные и межрегиональные связи”. gov.spb.ru (bằng tiếng Nga). Federal city of Saint Petersburg. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Twin Cities”. wh.gov.cn. Wuhan. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài