Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu một quốc gia.
Trong một số quốc gia, nguyên thủ kiêm trách nhiệm đứng đầu cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, hiện nay ngoài một vài nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Indonesia,… cũng là người đứng đầu chính phủ, hầu hết các nguyên thủ quốc gia khác chỉ giữ một chức vụ danh dự với những quyền lực hạn chế như đại diện quốc gia trong các nghi lễ quan trọng, phong thưởng các tước hàm cao cấp, ký các sắc lệnh và tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Một số danh xưng Việt dùng để chỉ vị trí Nguyên thủ quốc gia
Từ Việt | Hán-Nôm | Từ nguyên | Đối tượng hướng đến |
---|---|---|---|
Tổng thống | 総統 | President (tiếng Anh); Président (tiếng Pháp); 總統 (tiếng Trung) | Nguyên thủ chính thể Cộng hòa nhưng không phải do Đảng Cộng sản nắm quyền |
Chủ tịch nước | 主席渃 | President (tiếng Anh), Président (tiếng Pháp), 主席 (tiếng Trung) | Nguyên thủ các nước do Đảng Cộng sản nắm quyền |
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước | 主席會同茹渃 | Chairman of the State Council (tiếng Anh); Président du Conseil d'État (tiếng Pháp); 國務委員會主席 (tiếng Trung) | Chức danh trong lịch sử tương đương với "Chủ tịch nước" |
Quốc trưởng | 國長 | Chief /Head of State (tiếng Anh); Chef de l'État (tiếng Pháp); 元首 (tiếng Trung) | Danh xưng gọi lãnh đạo của một số chế độ nhà nước trong lịch sử hiện nay không còn dùng (Quốc trưởng Hitler của phát xít Đức, Quốc trưởng Bảo Đại của Quốc gia Việt Nam) |
Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia | 主席委班領導國家 | President of National Management Committee (tiếng Anh); Président du comité national de gestion (tiếng Pháp); 國家領導委員會主席 (tiếng Trung) | Chức danh nguyên thủ tại Việt Nam Cộng hòa 1965-1967 |
Quốc vương | 國王 | King (tiếng Anh); Roi (tiếng Pháp); 國王 (tiếng Trung) | Nguyên thủ chính thể Quân chủ là Nam giới |
Hoàng đế | 皇帝 | Emperor (tiếng Anh); Empereur (tiếng Pháp); 皇帝 (tiếng Trung) | |
Nữ hoàng | 女皇 | Empress (tiếng Anh); Impératrice (tiếng Pháp); 女皇 (tiếng Trung) | Nguyên thủ chính thể Quân chủ là Nữ giới |
Nữ vương | 女王 | Queen (tiếng Anh); Reine (tiếng Pháp); 女王 (tiếng Trung) | |
Toàn quyền | 全權 | Governor General (tiếng Anh); Gouverneur général (tiếng Pháp) 总督 (tiếng Trung) | Đại diện của vua/nữ vương Anh tại các nước trong Khối Thịnh vượng chung Anh, người đứng đầu một thuộc địa có chủ quyền |
Giáo hoàng | 教皇 | Pope (tiếng Anh); Pape (tiếng Pháp); 教宗 (tiếng Trung) | Người đứng đầu của toàn Giáo hội Công giáo Rôma và là người đứng đầu quốc gia Vatican |
Sa hoàng | 紗皇 | Tsar (tiếng Anh, tiếng Pháp), Car (tiếng Serbia); Цар (tiếng Bulgaria, tiếng Ukraina) và Царь (tiếng Nga) | Danh hiệu của các vua Nga, Bulgaria, Serbia và Gruzia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có nguồn gốc từ chức Caesar của các Hoàng đế La Mã;[1] |
Thiên hoàng hay Nhật hoàng | 天皇咍日皇 | 天皇 tennō (tiếng Nhật) | Danh hiệu của các vua Nhật Bản[2] |
Đại công tước | 大公爵 | Grand Duke (tiếng Anh); Grand-Duc (tiếng Pháp) | Nguyên thủ Đại công quốc Luxembourg |
Thân vương | 親王 | Prince (tiếng Anh, tiếng Pháp); Fürst (tiếng Đức) | Nguyên thủ Thân vương quốc Monaco, Liechtenstein, Andorra |
Ngoài ra còn một số danh xưng nguyên thủ được xem là tương đương với danh hiệu Hoàng đế, như:
- Sultan = Vua Thổ Nhĩ Kỳ, vua ở một số nước Hồi giáo;
- Emir = Tiểu vương (Hồi giáo);
- Shah = Vua Ba Tư;
- Padishah = Vua Ba Tư, vua Thổ Nhĩ Kỳ;
- Kaiser = Danh hiệu của các Hoàng đế La Mã Thần thánh, cũng như các Hoàng đế Áo và Hoàng đế Đức sau này;[1]
Và 2 danh hiệu dành cho 2 nhà độc tài ở châu Âu:
Các vị nguyên thủ trên thế giới
Để tra cứu nhanh các vị nguyên thủ đương nhiệm, xin xem Danh sách lãnh tụ quốc gia.
Để tra cứu về các vị cựu nguyên thủ, xin xem danh sách theo từng nước, thí dụ:
- Anh: Quân chủ Anh
- Ấn Độ: Tổng thống Ấn Độ
- Campuchia: Quốc vương Campuchia
- Canada: Toàn quyền Canada
- Đức: Tổng thống Đức
- Hàn Quốc: Tổng thống Hàn Quốc
- Việt Nam: Chủ tịch Việt Nam
- Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ
- Nga: Tổng thống Nga
- Nhật Bản: Thiên hoàng Nhật Bản
- Pháp: Tổng thống Pháp
- Úc: Toàn quyền Úc
Chú thích
- ^ a b Anthony Grafton, Glenn W. Most, Salvatore Settis, The Classical Tradition, trang 159
- ^ Andrea Grafetstätter, Sieglinde Hartmann, James Michael Ogier, Islands and Cities in Medieval Myth, Literature, and History: Papers Delivered at the International Medieval Congress, University of Leeds, in 2005, 2006, and 2007, trang 113